Eurogroup lần đầu đề cập khả năng giảm nợ cho Hy Lạp
Cho tới nay, các chủ nợ vẫn muốn Hy Lạp phải thực hiện các cam kết cải cách trước khi đàm phán về bất kỳ vấn đề nào, đặc biệt là giảm nợ.
Nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup), họp tại Brussels (Bỉ), mới đây đã lần đầu tiên đề cập khả năng giảm nợ cho Hy Lạp, đồng nghĩa với việc Hy Lạp đã vượt qua được một nấc quan trọng trong tiến trình đàm phán với các chủ nợ quốc tế.
Eurogroup lần đầu đề cập khả năng giảm nợ cho Hy Lạp. (Ảnh minh họa: openeurope)
Tới nay, vấn đề giảm nợ cho Hy Lạp vẫn luôn là một chủ đề “cấm kỵ”. Các chủ nợ vẫn muốn Hy Lạp phải thực hiện các cam kết cải cách trước khi đàm phán về bất kỳ vấn đề nào, đặc biệt là giảm nợ.
Video đang HOT
Tăng từ 100% lên gần 180% GDP trong vòng 15 năm, nợ công của Hy Lạp vẫn luôn là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm tại châu Âu, thậm chí đã làm dấy lên một làn sóng phản đối Hy Lạp ở Đức và là nguyên nhân dẫn tới những căng thẳng giữa Hy Lạp với nền kinh tế số một trong Liên minh châu Âu này.
Người Hy Lạp tin rằng, nếu không có Đức, nước này sẽ được xóa một phần nợ. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo diễn ra hôm qua tại Brussels, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble một lần nữa phản đối mọi ý tưởng giảm nợ cho Hy Lạp.
Các cuộc thảo luận giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế về những tiến bộ mà Hy Lạp đạt được trong cải cách lương hưu, các mục tiêu tài chính và xử lý nợ xấu đã bị dừng lại vào đầu tháng 2/2016 và hiện vẫn chưa rõ khi nào đại diện của các chủ nợ sẽ trở lại Hy Lạp. Quỹ tiền tệ quốc tế tới nay vẫn từ chối tham gia kế hoạch cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp, đồng thời yêu cầu các đối tác châu Âu “thực tế” hơn và giảm nợ cho Hy Lạp./.
Thu Hoài Theo RFI
Theo_VOV
Liên minh quân sự "ra tay"
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một liên minh quân sự hùng mạnh đã mở rộng chiến dịch chống buôn người trên biển Aegean thuộc Địa Trung Hải nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư đang làm chao đảo cả châu Âu.
Tàu chiến của các nước EU phát hiện và cứu những người di cư trên đường từ Thổ Nhĩ Kỳ
vượt biển Aegean sang Hy Lạp
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 6-3 cho biết, liên minh quân sự này đang mở rộng chiến dịch ngăn chặn nạn buôn người vào châu Âu bằng việc triển khai các tàu chiến tới các vùng biển Aegean thuộc Địa Trung Hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến dịch của NATO cũng nhằm tăng cường thêm nỗ lực chống nạn buôn người di cư trên Địa Trung Hải mà Cơ quan Bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai gần một năm qua.
Theo ông Stoltenberg, NATO triển khai các hoạt động do thám, giám sát, thu thập và chia sẻ thông tin với lực lượng bảo vệ bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp cũng như Frontex, giúp họ xử lý cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn, đồng thời cắt đứt các đường dây buôn lậu và buôn người. Nhóm tàu chiến của NATO ngăn chặn hoạt động buôn người trên biển Aegean do Đức dẫn đầu, hiện đã có các tàu chiến của Canada, Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến dịch.
Dù được công bố chỉ một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ về khủng hoảng di cư tại Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của cả NATO và EU, song quyết định trên của NATO thực ra đã được đưa ra sau khi các Bộ trưởng Quốc phòng của 28 nước thành viên EU ngày 11-2 vừa qua lên tiếng yêu cầu lập tức cử các tàu của liên minh quân sự này tới biển Aegean. Ngoài Đức, Canada, Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng Thư ký NATO Stoltenberg cho biết, hiện Pháp đã thông báo gửi 1 tàu chiến, Anh cử 3 tàu chiến tham gia chiến dịch tuần tra trên biển của NATO để phát hiện các nhóm buôn người và ngăn chặn làn sóng người di cư.
NATO vào cuộc chống buôn lậu người di cư trên Địa Trung Hải cho thấy đây không đơn thuần chỉ là một cuộc khủng hoảng nhập cư với châu Âu mà còn là một vấn đề an ninh lớn với liên minh quân sự này tại một địa bàn chiến lược trọng yếu. NATO buộc phải "ra tay" khi nỗ lực của từng thành viên và cả EU chưa đủ để ngăn chặn hữu hiệu dòng người di cư đang ào ạt đổ từ Trung Đông, Bắc Phi vào châu Âu.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng nhập cư bùng nổ, biển Aegean là một tuyến đường nóng để hàng trăm nghìn người di cư sau khi tới Thổ Nhĩ Kỳ đi tiếp tới Hy Lạp, "điểm đến" đầu tiên trên hành trình tới "miền đất hứa" châu Âu. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), từ đầu năm đến nay, 125.819 người di cư cập bến các hòn đảo của Hy Lạp và trong số đó 321 người đã thiệt mạng khi qua biển Aegean. Nếu như lượng người di cư tràn đến châu Âu vào năm 2015 là hơn 1 triệu người, thì có tới hơn 850.000 người vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, trong đó đã có 805 người thiệt mạng trên vùng biển này.
Bản thân EU từ tháng 5-2015 cũng đã triển khai chiến dịch hải quân nhằm triệt phá các đường dây buôn người đang lôi kéo hàng nghìn người di cư vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Hàng chục tàu chiến cùng máy bay trực thăng của nhiều nước thành viên đã được huy động nhằm phát hiện, tấn công, bắt giữ và phá hủy các tàu của bọn buôn người tị nạn vào châu Âu, song dường như những nỗ lực ngăn chặn dòng di cư vẫn chưa ăn thua và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Đúng là EU đang gặp khó. Vậy thì, liệu việc ra tay của NATO có giúp giải quyết được cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng của châu Âu?
Theo_An ninh thủ đô
EU- Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư Hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và EU về cuộc khủng hoảng di cư đã khai mạc tại Brussels, Bỉ ngày 7/3. Đây là cuộc gặp lần thứ 2 giữa hai bên trong chưa đầy 3 tháng qua nhằm ngăn chặn dòng người di cư đang đổ về châu Âu. Dự kiến, tại hội nghị,...