EU thúc đẩy chiến lược mới ở Trung Á
EU đang thúc đẩy một chiến lược mới để gia tăng tầm ảnh hưởng ở Trung Á.
Theo Tiến sĩ Mehmet Fatih Oztarsu, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu EU tại Đại học Hankuk, Trung Á đang trở thành “nam châm” thu hút các cường quốc toàn cầu. Với lợi thế về vị trí địa lý gần và quy mô lớn về diện tích, dân số và tiềm lực kinh tế, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực với những cam kết về các siêu dự án. Để cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này, EU đặt mục tiêu tăng cường sự hiện diện bằng một chiến lược mới.
Bình luận trên trang web của Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA) mới đây, Tiến sĩ Oztarsu cho rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Trung Á xoay quanh các khoản đầu tư lớn dài hạn.
Trong khi đó, EU đã cam kết cung cấp các khoản vay nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường tự do và thúc đẩy nhân quyền. Chương trình nghị sự “ phương Tây” này cũng nhận một số chỉ trích trong khu vực.
Năm 2007, EU chính thức hóa cách tiếp cận của mình bằng Chiến lược Trung Á đầu tiên. Bất chấp kế hoạch này, việc Mỹ ưu tiên Afghanistan trong các chính sách khu vực của mình đã khiến EU chủ yếu coi khu vực này trong bối cảnh an ninh và tập trung vào sự phát triển ở quốc gia đó.
Điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng. Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vào năm 2013, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào các nước Trung Á, củng cố vị thế là một cường quốc kinh tế lớn trong khu vực. Trên toàn thế giới, các dự án BRI có tổng giá trị 1.000 tỷ USD.
Trong khi BRI gặp phải vấn đề đặc biệt là ở châu Âu, Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy ở các khu vực khác. Năm ngoái, họ đã công bố các dự án dài hạn ở Trung Á với Tuyên bố Tây An được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á và ký các thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD. Trung Quốc đã tăng khối lượng thương mại với các nước trong khu vực từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 70 tỷ USD vào năm 2022.
EU đã phản ứng: Cả Chiến lược Trung Á của EU được cập nhật vào năm 2019 và Cửa ngõ Toàn cầu (Global Gateway) đều thảo luận về tác động ngày càng tăng của BRI đối với khu vực.
Video đang HOT
EU cho biết chiến lược Global Gateway đưa ra một cách tiếp cận khác để phát triển “trên cơ sở bình đẳng”. Sáng kiến trị giá 300 tỷ euro này nhắm tới các dự án cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số và khí hậu toàn cầu vào năm 2027, khiến Trung Á trở thành một ưu tiên. Dự án nhằm hỗ trợ khu vực, tăng cường sự tham gia của châu Âu.
Một giai đoạn quan trọng của sáng kiến này đã được đưa ra tại Diễn đàn Cửa ngõ Toàn cầu vào tháng 10 năm ngoái. Các dự án khu vực đã được trình bày và các thỏa thuận song phương đã đạt được – ví dụ, chuyển đổi kỹ thuật số ở Kyrgyzstan và thành lập một nhóm đặc biệt cho mục đích này, chuyển đổi kinh tế ở Turkmenistan và giúp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) và cải cách giáo dục toàn diện ở Tajikistan.
Liên minh châu Âu cũng đã tổ chức Diễn đàn Nhà đầu tư về Kết nối Giao thông EU – Trung Á, quy tụ đại diện từ cả 5 nước cộng hòa Trung Á cùng với các quan chức EU vào cuối tháng 1 vừa qua. Hội nghị thảo luận về các cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối.
Vấn đề kết nối chiếm vị trí trung tâm. Những người tham gia diễn đàn đã thảo luận về tiềm năng của hành lang kết nối Trung Á và châu Âu trong vòng 15 ngày, thúc đẩy đáng kể hợp tác kinh tế và thương mại. Ngoài ra, dự án còn có cam kết hỗ trợ tài chính trị giá 10 tỷ euro.
Một biên bản ghi nhớ trị giá 1,5 tỷ euro cũng đã được ký kết giữa Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) với Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Ngoài ra, Kazakhstan còn đề xuất giao quyền quản lý 22 sân bay và 2 cảng biển Caspia cho các nhà đầu tư châu Âu.
Trong khi EU bày tỏ sự tin tưởng vào chiến lược Trung Á của mình thì những rào cản đáng kể vẫn còn ở phía trước.
Sức mạnh kinh tế vượt trội và sự gần gũi về mặt địa lý của Trung Quốc mang lại cho nước này đòn bẩy không thể phủ nhận. Ngay cả khi các dự án đã hứa được thực hiện thì cũng sẽ khó có thể cạnh tranh được với chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, dù chiến lược mới cần thời gian để phát triển, nó hứa hẹn mang lại những kết quả đôi bên cùng có lợi.
'Cửa ngõ toàn cầu' của EU và BRI của Trung Quốc: Đối thủ hay đối tác?
'Cửa ngõ toàn cầu' là một phần quan trọng trong tầm nhìn chiến lược của EU nhằm đối trọng với BRI của Trung Quốc và khẳng định vị thế của mình như một chủ thể toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại phiên khai mạc diễn đàn Global Gateway. Ảnh: Hương Giang/TTXVN
Weiqing Song, Phó Giáo sư tại Khoa Quản trị và Hành chính công, Đại học Ma Cao (Trung Quốc) nhận định với hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) rằng cách đây 2 năm (tháng 12/2021), EU đã công bố chiến lược "Cửa ngõ toàn cầu" (Global Gateway), một dự án đầy tham vọng được thiết kế nhằm mục đích thúc đẩy kết nối liên khu vực. Chiến lược nêu rõ kế hoạch của EU nhằm thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng toàn cầu trong 5 lĩnh vực: kỹ thuật số, khí hậu và năng lượng, giao thông, y tế, giáo dục và nghiên cứu.
Do phạm vi đầy tham vọng của Global Gateway, nó được nhiều người coi là đối trọng hoặc thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Mặc dù được tập hợp từ nhiều quốc gia nhưng EU cũng là một chủ thể địa chính trị. Vì vậy, khi EU "tiếp thị" Global Gateway cho các đối tác lớn của mình trên khắp Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Tây Balkan, dự án tiềm ẩn cảm giác cạnh tranh địa chính trị, ngay cả khi các quan chức EU phản đối quan điểm này.
Tham vọng địa chính trị của EU
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula Von der Leyen, đã tuyên bố rõ ràng trong một bài phát biểu rằng Global Gateway là một "dự án địa chính trị" và "công cụ quan trọng": EU không chỉ là một thực thể sẵn sàng tham gia vào cạnh tranh địa chính trị đồng thời "xuất khẩu" các chuẩn mực và giá trị của riêng mình. Nhiều người tin rằng trong thập kỷ qua, vị thế địa chính trị của EU ngày càng bị thách thức bởi Trung Quốc, với BRI của nước này, cũng như Hợp tác giữa Bắc Kinh với các nước ở Trung và Đông Âu (khuôn khổ hợp tác Trung Quốc-CEEC).
Xét trong bối cảnh này, Global Gateway là một phần quan trọng trong tầm nhìn chiến lược của EU nhằm đối trọng với Trung Quốc và khẳng định vị thế của mình với tư cách là một tác nhân toàn cầu. Tuy nhiên, điều gì ở chiến lược Global Gateway có thể khiến dự án đủ hấp dẫn để cạnh tranh với các sáng kiến kết nối hiện có của Trung Quốc?
Theo trang web của Ủy ban Châu Âu, Global Gateway sẽ tạo ra các kết nối bền vững và đáng tin cậy giúp giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng. Điều này khác với BRI của Trung Quốc, vốn tập trung tối đa vào đầu tư quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng như cảng, đường bộ, đường sắt, sân bay, nhà máy điện và viễn thông.
Mô tả của EU về "Cửa ngõ toàn cầu" ngụ ý rằng nó sẽ bền vững, minh bạch, an toàn và khả thi hơn BRI. Nó cũng hứa hẹn một mô hình tài trợ mạnh mẽ hơn bao gồm sự kết hợp giữa các khoản tài trợ, cho vay ưu đãi và bảo lãnh nhằm huy động đầu tư của khu vực tư nhân. Ngược lại, BRI chỉ tập trung vào các khoản vay của chính phủ. Global Gateway cũng đặc biệt chú trọng đến hỗ trợ chuyên môn, tài chính và kỹ thuật. Trọng tâm của nó vượt xa các dự án cơ sở hạ tầng riêng lẻ và được thiết kế vừa toàn diện vừa mang tính quy chuẩn.
BRI của Trung Quốc tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Ảnh: CGTN
Chiến lược tiến triển chậm
Bất kể Global Gateway hiện có triển vọng gì, EU sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi thực hiện chiến lược đầy tham vọng như vậy. Để EU tiếp thị Global Gateway cho các đối tác bên ngoài khối, trước tiên EU phải thúc đẩy các quốc gia thành viên của mình hướng tới một mục tiêu chiến lược chung. Gần hai năm sau khi thành lập, Global Gateway hầu như không đạt được bất kỳ kết quả mong đợi nào.
Hơn một tháng trước, tại Diễn đàn Global Gateway ở Brussels, nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy dự án này có bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đối với các đối tác của EU. Thay vào đó, ông Borrell lặp lại những khẳng định quen thuộc về kết quả tiềm năng của chiến lược đầy tham vọng và cách nó sẽ bảo vệ "hệ thống đa phương dựa trên quy tắc". Điều này đặt ra câu hỏi là sẽ mất bao lâu nữa cho đến khi Global Gateway khởi công nhiều dự án hàng đầu và tạo ra những kết quả rõ ràng, như đã được chứng kiến với Đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, Cầu Peljesac và Nhà ga Vado Gateway trong khuôn khổ BRI.
Tuy nhiên, một khoảnh khắc đáng chú ý đã xảy ra tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tổ chức ở Ấn Độ vào tháng 9/2023, khi Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu (IMEC) được công bố sau khi các bên ký một bản ghi nhớ. Tuy nhiên, do những bất ổn địa chính trị nghiêm trọng ở các khu vực liên quan và điểm yếu lâu năm của EU trong vai trò là một bên tham gia chiến lược, có rất nhiều lý do để đặt câu hỏi về triển vọng thành công của IMEC.
Ngoài ra, các nguyên tắc làm nền tảng cho Global Gateway phản ánh sự thể hiện tập trung và mở rộng quyền tự chủ chiến lược của EU. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ EU có thể đạt được kết quả mong muốn thông qua Global Gateway ở mức độ nào trong khi vẫn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn của sự cạnh tranh địa chính trị.
Đối tác, không phải đối thủ
Cơ sở lý luận của EU đối với chiến lược Global Gateway là không có cơ sở nếu trọng tâm chính của EU là thay thế BRI của Trung Quốc. Ẩn dưới tâm lý cạnh tranh của EU là cảm giác lo lắng và bất an. Sự lo lắng của EU bắt nguồn từ tính trung tâm địa chính trị và quy phạm đang suy giảm của khối này. Sự lo lắng về vị thế quốc tế của họ so với Trung Quốc là đi ngược với ý định của EU nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đa phương nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu. Thay vì đối trọng với BRI của Trung Quốc, chiến lược Global Gateway nên được sử dụng để góp phần thực hiện các mục tiêu đã nêu là tăng cường kết nối và thịnh vượng toàn cầu. Do đó, các chính trị gia ở Brussels nên xem xét việc tăng cường Global Gateway bằng cách làm cho nó tương thích với các sáng kiến khác, thay vì biến nó thành công cụ cho một cuộc cạnh tranh địa chính trị có tổng bằng 0 mà nhiều bên thứ ba ít quan tâm.
Toàn bộ thế giới, không chỉ giới hạn ở Nam bán cầu, đang rất cần những khoản đầu tư lớn hơn vào cơ sở hạ tầng và kết nối. Nhiều quốc gia Châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á và Tây Balkan sẽ vui vẻ hơn khi có sẵn nhiều lựa chọn và giải pháp thay thế dựa trên nhu cầu thực tế, thay vì lựa chọn loại trừ lẫn nhau giữa Global Gateway và BRI. Global Gateway và BRI có những ưu tiên, trọng tâm tương ứng và các mô hình tài chính và cấp vốn bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, chúng có chung mục tiêu là cải thiện sự thịnh vượng toàn cầu thông qua tăng cường kết nối. Theo nghĩa đó, Global Gateway và BRI có sự bổ sung tiềm năng cho nhau.
EU triển khai 70 dự án để cạnh tranh với BRI của Trung Quốc Nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) ưu tiên phát triển 70 dự án cơ sở hạ tầng quốc tế. Ảnh minh họa: Politico Theo trang tin Politico.eu ngày 27/1, phản ứng của EU đối với mạng lưới các dự án cơ sở hạ tầng và thương mại của Trung...