EU quyết định hoãn thực hiện luật chống phá rừng thêm một năm
Ngày 3/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí trì hoãn một năm việc triển khai luật chống phá rừng, một trong những trụ cột chính của Thỏa thuận Xanh.
Rừng Amazon bị đốt phá nặng nề tại Brazil. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Quyết định này được đưa ra sau những tranh cãi kéo dài giữa các nước thành viên, Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu. Thỏa thuận đồng thuận xác định thời điểm luật có hiệu lực sẽ là ngày 30/12/2025 đối với các công ty lớn và ngày 30/6/2026 đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Mặc dù thời hạn thực hiện được kéo dài, nội dung cốt lõi của luật vẫn được giữ nguyên, bất chấp những nỗ lực của Đảng Nhân dân châu Âu ( EPP) trung hữu nhằm điều chỉnh các quy định. EPP đã đưa ra đề xuất tạo danh mục “không rủi ro” nhằm giảm nhẹ yêu cầu thẩm định đối với các sản phẩm xuất xứ từ các khu vực có nguy cơ phá rừng thấp. Tuy nhiên, sáng kiến này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Ủy ban châu Âu và nhiều quốc gia thành viên, buộc EPP phải rút lại đề xuất. Đây được coi là thất bại đáng kể đối với nỗ lực giảm bớt các quy định quản lý của EPP.
Theo luật, các sản phẩm như cà phê, ca cao, dầu cọ, gỗ, đậu nành và cao su sẽ phải đáp ứng tiêu chí bền vững, không góp phần vào nạn phá rừng trước khi được phép bán tại EU.
Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải carbon, phá rừng được xác định là nguồn phát thải lớn thứ hai sau nhiên liệu hóa thạch.
Video đang HOT
Quyết định hoãn một năm nhằm đáp ứng những lo ngại từ các nước xuất khẩu như Brazil, Indonesia và Bờ Biển Ngà. Các quốc gia này lo ngại luật sẽ gây khó khăn cho nông dân nhỏ lẻ và gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong khi đó, một số quốc gia thành viên EU như Đức và Áo cũng đã ủng hộ việc trì hoãn để giảm áp lực cho doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ môi trường đã nhanh chóng lên tiếng phản đối quyết định này. Bà Giulia Bondi – nhà vận động vì môi trường thuộc tổ chức Global Witness, cảnh báo rằng với tốc độ tàn phá rừng hiện tại, việc trì hoãn chỉ làm tăng nguy cơ mất thêm diện tích rừng mỗi năm tương đương với diện tích một quốc gia như Bồ Đào Nha. Trong khi đó, Greenpeace – tổ chức hòa bình xanh, cho rằng động thái này sẽ kéo dài thêm một năm để các khu rừng trên thế giới tiếp tục bị phá hủy, đồng thời kêu gọi EU giữ vững cam kết đối với Thỏa thuận Xanh và thể hiện vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ủy ban châu Âu đã cam kết sẽ đánh giá các biện pháp đơn giản hóa và giảm gánh nặng hành chính khi luật được xem xét vào năm 2028. Dù vậy, giới phân tích cho rằng việc hoãn thi hành luật là sự nhượng bộ trước áp lực từ các bên liên quan, làm giảm tính cấp bách trong việc bảo vệ tài nguyên rừng toàn cầu.
Văn bản cuối cùng sẽ cần được Nghị viện châu Âu và Hội đồng EU phê chuẩn chính thức trước khi ban hành để có hiệu lực pháp lý. Quyết định này đánh dấu một bước lùi trong nỗ lực xây dựng một môi trường bền vững, đồng thời đặt ra thách thức lớn cho EU trong việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
BRICS chống biến đổi khí hậu
Nga đã đưa ra đề xuất về nhiệm vụ của Nhóm liên hệ BRICS về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Các ưu tiên được công bố trong năm Nga giữ chức chủ tịch bao gồm: Các vấn đề về chuyển đổi công bằng, thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp dựa vào thiên nhiên, thị trường carbon và định giá carbon.
Sự thích ứng
Thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề tương đối mới trong các cuộc thảo luận về chương trình nghị sự khí hậu trong BRICS. Chiến lược Đối tác Kinh tế BRICS đến năm 2025 ghi nhận mong muốn của các nước nâng cao nhận thức về rủi ro của biến đổi khí hậu và mở ra "cửa sổ tài chính" cho các dự án thích ứng tại Ngân hàng Phát triển mới BRICS (NDB).
Vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các nước BRICS đã rõ ràng lựa chọn chính trị theo hướng ủng hộ năng lượng xanh
Quả thật, Chiến lược chung của NDB giai đoạn 2022 - 2026 đặt mục tiêu phân bổ 40% nguồn tài chính huy động được cho các dự án liên quan đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thích ứng. Tài liệu này cũng nêu rõ ràng NDB "sẽ tính đến khả năng chống chịu thảm họa trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án của mình bất cứ khi nào có thể". Trên thực tế, NDB đưa ra quyết định này phù hợp với chính sách chung của các ngân hàng phát triển quốc tế nhằm tăng cường tuân thủ các mục tiêu của Thỏa thuận Paris trong các hoạt động của họ, chứ không phải phù hợp với các chiến lược của BRICS.
Các quốc gia BRICS (trừ Iran) với tư cách là các bên tham gia Thỏa thuận Paris được yêu cầu cung cấp thông tin về các hành động thích ứng trong khuôn khổ tiêu chuẩn do quốc gia xác định. Ngoài ra, sau kết quả của Hội nghị các bên tham gia UNFCCC năm 2010, các nước đang phát triển đã chuẩn bị và báo cáo Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP). Việc này gắn liền với nguồn tài trợ từ Quỹ Khí hậu Xanh và nguồn hỗ trợ cho các dự án từ cơ quan phát triển của Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới.
Trong số các quốc gia BRICS, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi đưa ra các chính sách thích ứng trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đối với việc thực hiện Thỏa thuận Paris. Brazil, Nam Phi và Ethiopia đang xây dựng các kế hoạch quốc gia để nhận tài trợ từ các cơ quan phát triển quốc tế. Ai Cập, Iran, UAE và Saudi Arabia vẫn chưa xây dựng chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, trong số tất cả các nước BRICS có chính sách thích ứng, chỉ có Nga và Trung Quốc là không gắn việc thực hiện chính sách này với việc nhận được hỗ trợ quốc tế.
Lời kêu gọi chung lần thứ 6 cho các Dự án BRICS đa phương trong Chương trình khung Khoa học và công nghệ BRICS 2023 tập trung vào việc thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, nhưng không có ưu tiên nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến việc tạo điều kiện cho hoạt động ra quyết định liên quan đến lĩnh vực thích ứng. Điều này thật đáng ngạc nhiên, khi xét tới mối quan tâm hiện nay đối với việc quản lý rủi ro khí hậu của các ngân hàng trung ương BRICS và các tổ chức tài chính nói chung, vốn coi rủi ro biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính bền vững của họ.
Chuyển đổi năng lượng công bằng và thị trường carbon
Hoàn toàn nhất quán với sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên BRICS mới và cũ đối với ý tưởng về trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt, và với quan điểm cho rằng hành động về khí hậu không nên tạo gánh nặng cho các nước đang phát triển, Nga đề xuất thảo luận về việc chuyển đổi công bằng sang nền kinh tế carbon thấp. Khái niệm "chuyển đổi công bằng" đã được Liên minh châu Âu tích cực sử dụng kể từ khi Thỏa thuận Xanh được công bố. Quá trình chuyển đổi công bằng có nghĩa rộng, nhưng thành phần cốt lõi là sự cần thiết phải giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế không carbon đối với người nghèo, thị trường lao động trong ngành nhiên liệu hóa thạch, và "đảm bảo rằng những lợi ích đáng kể của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh được chia sẻ rộng rãi". Nhưng chuyển đổi công bằng trong khuôn khổ thống nhất có nghĩa là gì?
Chương trình Chủ tịch của Nam Phi vào năm 2023 đã có nội dung "phát triển quan hệ đối tác để có một quá trình chuyển đổi công bằng", nhưng ý tưởng này không được phát triển trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh. Các quốc gia BRICS hoan nghênh tăng cường hợp tác và đầu tư vào chuỗi cung ứng cho quá trình chuyển đổi năng lượng và lưu ý sự cần thiết phải tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị năng lượng sạch toàn cầu, công nhận vai trò của nhiên liệu hóa thạch trong việc hỗ trợ an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng, kêu gọi hợp tác trong BRICS về tính trung lập trong lĩnh vực công nghệ, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn và quy tắc chung, hiệu quả, rõ ràng, công bằng và minh bạch để ước tính lượng phát thải, phát triển các nguyên tắc phân loại tương thích cho các dự án bền vững, và tính toán đơn vị carbon.
Do đó, trên khía cạnh toàn cầu của sự bất bình đẳng lợi ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng, "sự công bằng" trong BRICS được hiểu là quyền của các quốc gia xác định một cách độc lập các phương tiện để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn và quy tắc trung lập về mặt chính trị liên quan đến báo cáo phát thải và tạo tín chỉ carbon từ các dự án khí hậu, chứ không phải là hỗ trợ cộng đồng và các ngành công nghiệp thực hiện các chương trình trung hòa carbon. Sự đồng thuận về quá trình chuyển đổi công bằng trong bối cảnh BRICS có thể được mô tả ngắn gọn bằng cụm từ: "đầu tư nhiều hơn vào năng lượng", cụ thể là xây dựng mạng lưới, sản xuất thiết bị cho các nguồn năng lượng tái tạo, hiện đại hóa công suất năng lượng của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch...
Và, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng các nước BRICS đã rõ ràng lựa chọn chính trị theo hướng ủng hộ năng lượng xanh.
Liên hợp quốc ủng hộ chấm dứt xung đột tại Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định tổ chức này ủng hộ việc chấm dứt xung đột ở Ukraine và không khuyến khích các bên tham gia xung đột leo thang căng thẳng. Pháo UKraine khai hỏa trong giao tranh với các lực lượng Nga. Ảnh: UNIAN Tuyên bố ngày...