EU phải mất ít nhất 3 năm mới có thể thay thế khí đốt Nga
Theo hãng định mức tín nhiệm Fitch, Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc sẽ là những nước chịu ảnh hưởng nặng nền nhất nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt.
EU phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga trong thời gian dài. Ảnh: Getty Images
Bản báo cáo do Fitch công bố ngày 28/6 cũng cho rằng Liên minh châu Âu (EU) phải cần ít nhất ba năm để thay thế khí đốt nhập khẩu từ Nga trong trường hợp Moskva bất chợt cắt nguồn cung. Fitch đồng thời cảnh báo việc Nga gián đoạn cấp khí đốt sẽ khiến các nước EU đối mặt với cú sốc vĩ mô nghiêm trọng, với tăng trưởng kinh tế âm và lạm phát tăng cao.
Hãng này cũng cho rằng Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc là những nước dễ bị tổn thương nhất, do phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Nga và không có nguồn thay thế dự phòng. Ba Lan, Litva và Romania phần nào đó có thể tạm yên tâm, bởi đã tiếp cận được nguồn cung thay thế, hoặc là có đủ năng lực sản xuất trong nước.
Tháng 4 vừa qua, tập đoàn Gazprom (Nga) đã ngừng cấp khí đốt cho Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan sau khi các nước này từ chối yêu cầu của Moskva về cơ chế thanh toán bằng đồng rúp. Đầu tháng này, Gazprom cắt 60% sản lượng khí đốt cấp cho Đức qua đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Video đang HOT
Những động thái này gây ra lo ngại trên khắp châu Âu về kịch bản Nga ngắt toàn bộ nguồn khí đốt, đẩy các nước tại châu lục phải đưa ra tuyên bố về các biện pháp khẩn cấp, như sử dụng khí đốt luân phiên, khôi phục hoạt động của nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than.
Về phần mình, Moskva luôn tuyên bố nỗ lực duy trì vị thế “nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy”, đồng thời phủ nhận thông tin ngắt hoàn toàn khí đốt cho châu Âu.
Nga tiếp tục giảm mạnh dòng chảy khí đốt sang EU
Nga đã cắt giảm lượng khí đột vận chuyển qua tuyến đường ống lớn nhất tới châu Âu, buộc Đức phải lên tiếng cáo buộc Điện Kremlin có ý định đẩy giá cao.
Gazprom cắt giảm khí đốt cung cấp cho hai khách hàng châu Âu lớn nhất là Đức và Italy. Ảnh: Bloomberg
Tập đoàn Gazprom (Nga) ngày 15/6 tuyên bố cắt giảm lượng khí đốt chuyển tới Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) lên đến mức 60%, cao hơn mức 40% mà Gazprom đưa ra một ngày trước đó. Cùng lúc, Gazprom cũng giảm khoảng 15% lượng khí đốt cấp cho Italy, khách hàng tiêu thụ khí đốt Nga lớn thứ hai tại châu Âu sau Đức.
Theo lý giải của Nga, giảm lượng khí đốt cung cấp cho Đức qua đường ông Dòng chảy phương Bắc 1 chạy qua biển Baltic là do việc sửa chữa và bảo trì các thiết bị nén khí của Siemens ở Canada bị chậm trễ và chưa thể đưa trở lại vận hành do vướng phải các lệnh trừng phạt của Canada.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cáo buộc Nga đang tìm cách gây bất ổn thị trường, đẩy giá năng lượng leo thang, nhưng ông cũng khẳng định Berlin hiện vẫn bảo đảm được an ninh nguồn cung. Theo ông, việc bảo dưỡng đường ống có vai trò quan trọng, nhưng triển khai trong thời gian này là không hợp lý. Những bước đầu tiên nên được triển khai vào mùa Thu và không nên để bảo dưỡng kéo theo việc giảm quy mô vận chuyển khí đốt.
Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đức, ông Oliver Krischer, đặt nghi vấn bước cắt giảm này có thể liên quan đến vụ Đức cấp khoản vay có thể không phải hoàn lại trị giá 10 tỷ euro cho Gazprom Germania - một công ty con của Gazprom nhưng nay thuộc quyền quản lý của Đức.
"Không loại trừ khả năng có sự kết nối giữa hai việc này, theo hướng là hành động để trả đũa lẫn nhau", ông Krischer phát biểu trước tiểu ban năng lượng và bảo vệ khí hậu thuộc Quốc hội Đức ngày 15/6.
Trên thực địa, Gazprom chỉ bơm 67 triệu m3 khí đốt/ngày qua tuyến đường ống từ ngày 16/6, giảm so với mức 100 triệu m3/ngày mà tập đoàn Nga công bố hôm 15/6 và kém xa mức 167 triệu m3/ngày theo hợp đồng.
Hãng Uniper SE, khách hàng nhập khẩu khí đốt hàng đầu của Đức cho biết lượng khí nhận được từ Nga giảm 25% so với hợp đồng ký kết. Tập đoàn có trụ sở tại bang Dusseldorf khẳng định vẫn có đủ khí đốt từ các nguồn khác để thay thế nguồn cung thiếu hụt, nhưng còn quá sớm để đánh giá thiệt hại về tài chính từ thay đổi chính sách của Gazprom.
Ngoài Đức, Nga cũng hạn chế nguồn cung khí đốt sang Italy. Tập đoàn Eni SpA (Italy) cho biết lượng khí nhận được từ Gazprom giảm 15%, mà nguyên nhân chưa được phía Nga thông báo cụ thể.
Italy là nước nhập khẩu khí đốt từ Nga lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Đức. Italy cũng tuân thủ yêu cầu của Moskva về cơ chế thanh toán mua khí đốt bằng đồng rúp. Eni hồi tháng 5 đã mở tài khoản bằng đồng euro và đồng ruble để thanh toán khí đốt Nga, song khẳng định vẫn tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nguồn cung khí đốt sang châu Âu suy giảm đúng vào thời điểm năng lực cấp khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ sang châu lục suy yếu rõ rệt sau vụ cháy nổ xảy ra tại trạm LNG Freeport ở bang Texas. Theo lãnh đạo của LNG Freeport, cần tới 90 ngày để đưa tổ hợp này trở lại hoạt động một phần, dài hơn nhiều so với mức dự báo chỉ là ba tuần trước đó. Phải đến cuối năm cơ sở này mới hồi phục được mức sản lượng theo công suất thiết kế.
Giá khí đốt giảm trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, khi các tàu chở LNG cập bến châu Âu với số lượng kỉ lục, giúp lấp đầy kho chứa khí đốt trước mùa đông. Nhưng đối đầu tái diễn giữa Nga và châu Âu đã khơi lại lo sợ về an ninh nguồn cung, khiến nhiều người lo ngại châu Âu sẽ không có đủ nhiên liệu để sưởi ấm và phát điện cho mùa đông tới.
Giá khí đốt kỳ hạn tương lai trên sàn giao dịch Hà Lan trong phiên giao dịch ngày 15/6 đã leo lên mức 121,74 USD/MWh, mức đỉnh tính từ tháng 4.
Điều kiện để Nga có thể 'nắn dòng' năng lượng sang châu Á thành công Nga muốn tăng lượng dầu thô và than đá xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ. Nhưng lệnh trừng phạt của phương Tây khiến kế hoạch này gặp khó, chỉ có thể thực hiện được nếu Nga đưa ra lời mời chào giảm giá sâu. Một tàu chở khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) từ Nga cập cảng tại Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh:...