EU phác thảo lộ trình đàm phán kết nạp Ukraine
Quan chức EU nêu ra các bước mà liên minh này có thể tiến hành đàm phán với Ukraine trong năm 2025 liên quan tới việc kết nạp Kiev vào khối.
Bà Marta Kos (Ảnh: AFP).
Marta Kos, Ủy viên châu Âu phụ trách mở rộng, tin rằng chương đầu tiên và chương 31 trong quá trình đàm phán về việc Ukraine gia nhập EU có thể được mở ra vào năm 2025.
Bà Kos đưa ra phát biểu trên hôm 14/1 tại Brussels, Bỉ trong cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại Nghị viện châu Âu.
Theo quan chức EU, khi bà trò chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông đã đề nghị mở tất cả các chương của quá trình đàm phán trong năm nay, nhấn mạnh rằng Kiev “muốn điều đó và sẽ làm được”.
“Khi tôi nghe điều này lần thứ hai, tôi đã nói rằng không chỉ đơn thuần là mở các chương, mà quan trọng hơn là đóng chúng lại. Ukraine đang có tiến bộ với hoạt động cải cách, nhưng họ cần cải cách bền vững. Chúng tôi ủng hộ họ”, bà giải thích.
Theo bà, có khả năng trong năm nay, EU sẽ mở chương 1 và chương 31 liên quan tới chính sách đối ngoại.
“Điều này có thể xảy ra nếu họ thực hiện những gì đã hứa và nếu chúng ta có quy trình thành công trong Hội đồng châu Âu”, bà cho biết.
Video đang HOT
Bà giải thích rằng “quy trình thành công trong Hội đồng” có nghĩa là sự ủng hộ nhất trí của các quốc gia thành viên đối với từng quyết định cần thiết trong quá trình đàm phán.
Bà Kos nhấn mạnh rằng quá trình gia nhập không chỉ là công việc của riêng bà hoặc của Ủy ban châu Âu, mà phần lớn còn phụ thuộc vào lựa chọn và quyết định của các quốc gia thành viên.
Trong quá trình đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU), “chương” (chapters) là các lĩnh vực cụ thể của luật pháp, chính sách và quy định mà một quốc gia ứng cử viên phải điều chỉnh và tuân thủ để phù hợp với các tiêu chuẩn của EU.
EU chia quá trình đàm phán thành 35 chương, mỗi chương đại diện cho một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông người lao động, luật cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, chính sách thương mại quốc tế, thuế quan, chính sách đối ngoại, an ninh quốc phòng…
Để mở một chương, quốc gia ứng cử viên phải đạt đủ các điều kiện cơ bản để bắt đầu đàm phán về một lĩnh vực cụ thể. EU xem xét sự tiến bộ trong cải cách, chính sách và luật pháp trước khi chấp thuận.
Sau khi đàm phán hoàn tất và quốc gia ứng cử viên đáp ứng tất cả tiêu chuẩn của EU trong lĩnh vực đó, chương này sẽ được “đóng lại”.
Các chương này đóng vai trò như lộ trình để quốc gia ứng cử viên thực hiện cải cách, bảo đảm hội nhập một cách bền vững và tuân thủ các giá trị cốt lõi của EU. Mỗi chương phải được các quốc gia thành viên EU nhất trí thông qua để tiến tới bước tiếp theo.
Ngày 17/12/2024, Tổng thống Zelenskyy cho biết Ukraine đặt mục tiêu mở ít nhất 2 chương trong các cuộc đàm phán gia nhập EU vào năm 2025.
Olha Stefanishyna, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu, cho biết Ukraine, Ba Lan và Đan Mạch đã xây dựng một kế hoạch để mở các cuộc đàm phán gia nhập.
Ukraine nộp đơn xin vào EU hồi tháng 2/2022 và được cấp tư cách ứng cử viên vào tháng 6 cùng năm.
Ukraine trong nhiều năm qua đã bày tỏ mong muốn được kết nạp vào EU và NATO, thậm chí đưa mục tiêu này vào hiến pháp. Hành trình trở thành thành viên liên minh rất khó khăn đối với các quốc gia ứng cử viên, vì họ phải cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về nhiều vấn đề, từ chống tham nhũng thông qua quản lý nông nghiệp đến hài hòa các quy định hải quan.
Nga nêu yếu tố không thể thiếu để giải quyết xung đột Ukraine
Nga tuyên bố hiện tại không có điều kiện tiên quyết nào để nối lại các cuộc đàm phán với Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters).
Tại cuộc họp báo hôm 13/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vấn đề đảm bảo an ninh đối với Nga là một "yếu tố không thể thiếu" trong quá trình giải quyết xung đột Ukraine.
"Tất nhiên, đây là một vấn đề không thể thiếu trong chủ đề chung về việc giải quyết xung đột Ukraine. Đây là một trong những yếu tố của chủ đề chung này", ông Peskov nói thêm.
"Nhưng vì hiện tại chúng tôi không có điều kiện tiên quyết nào để nối lại các cuộc đàm phán, nên còn quá sớm để nói về điều này", ông Peskov cho biết, đồng thời nhắc lại việc Ukraine từ chối tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc Moscow sẵn sàng đối thoại với tất cả các quốc gia, bao gồm Mỹ, liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.
Ông cũng cho biết hiện chưa có "sự chuẩn bị thực chất" nào cho các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nhưng nhiều quốc gia đã đề nghị tổ chức đàm phán. Ông Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1.
"Đã có sự hiểu biết và ý chí chính trị rằng những cuộc tiếp xúc như vậy là cần thiết và phù hợp", ông Peskov khẳng định.
Trước đó, ông Peskov nói Nga sẵn sàng hoan nghênh việc ông Trump liên lạc với Moscow, nhưng chỉ khi ông Trump "giữ ý chí chính trị của mình để khôi phục liên lạc ở cấp cao nhất".
Ông Peskov từ chối bình luận về phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc Kiev sẵn sàng trao đổi hai binh lính Triều Tiên bị bắt để đổi lấy các tù binh Ukraine đang bị giam giữ tại Nga.
Tổng thống Putin năm ngoái đã đưa ra một đề xuất hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Đề xuất này dự kiến công nhận bán đảo Crimea, Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk (tự xưng) cũng như các khu vực Kherson và Zaporizhia là các khu vực của Nga, duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư.
Ông Zelensky cũng đưa ra công thức hòa bình 10 điểm trong đó có điều kiện yêu cầu Nga rút toàn bộ quân, bồi thường chiến tranh, khôi phục đường biên giới lãnh thổ năm 1991 của Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga trong năm nay, nhưng nhấn mạnh Kiev cần có các đảm bảo an ninh mạnh mẽ từ đồng minh, đối tác phương Tây. Ông coi đảm bảo an ninh là chìa khóa cho bất cứ thỏa thuận hòa bình bền vững nào.
Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump được kỳ vọng sẽ giúp nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 3 năm qua giữa Nga và Ukraine. Cả Moscow và Kiev đang nỗ lực cải thiện vị thế trước một cuộc đàm phán tiềm năng trong thời gian sắp tới.
Ukraine đi nước cờ hiểm, "nung nóng" mặt trận Kursk Ukraine và Nga đang bị cuốn vào cuộc chiến khốc liệt ở Kursk khi nơi này được coi là quân bài quan trọng trong cuộc đàm phán tiềm năng do chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thúc đẩy. Ukraine và Nga giao tranh dữ dội ở mặt trận Kursk trước khi ông Trump nhậm chức (Ảnh minh họa: AFP). Khoảng...