EU muốn ‘che mặt trời’
Liên minh châu Âu (EU) đang có kế hoạch triển khai các hoạt động can thiệp môi trường trên diện rộng nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm che mặt trời, theo Hãng tin Bloomberg.
EU có thể phải che mặt trời nếu các biện pháp khác không thể ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh AFP
EU đang nghiên cứu các kỹ thuật liên quan đến những hành động can thiệp quy mô lớn đối với những hiện tượng tự nhiên như chặn tia bức xạ từ mặt trời, theo một phần của chiến lược mới nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và ngăn chặn trái đất nóng lên ở mức báo động.
Bloomberg hôm 27.6 cho hay dự thảo tài liệu về chương trình thực hiện có thể được công bố trong tuần này.
Nội dung tài liệu được cho nhằm đánh giá hậu quả của tình trạng toàn cầu ấm lên nhanh chóng, ảnh hưởng đến nguồn nước hoặc khan hiếm lương thực, thực phẩm. Đồng thời, tài liệu cũng phân tích nguy cơ tình trạng trên có thể kích hoạt những cuộc xung đột mới hoặc xảy ra các đợt di cư lớn trong tương lai.
Các dự án đang được cân nhắc bao gồm làm lệch hướng của các tia bức xạ mặt trời hoặc ngăn chặn chúng xâm nhập bề mặt trái đất và gây ra những thay đổi đối với thời tiết. Nói cách khác, EU nghiên cứu khả năng che mặt trời và làm mát khí hậu.
Bên cạnh đó, tài liệu dự kiến đề cập những giải pháp tiềm năng cũng như các khía cạnh nguy cơ nếu áp dụng.
“EU sẽ ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm phân tích toàn diện về những nguy cơ và bất ổn liên quan đến hành động can thiệp khí hậu, bao gồm điều chỉnh bức xạ mặt trời”, theo tài liệu vẫn trong giai đoạn điều chỉnh.
Các nước giàu thông qua 100 tỉ USD giúp nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu
Phương án trên đang được xem xét trong bối cảnh thế giới lo ngại có thể không đạt được mục tiêu cần phải khống chế nhiệt độ tăng toàn cầu không vượt 1,5 độ C.
Theo một số nguồn tin, các biện pháp che mặt trời cũng có thể dẫn đến những tác động phụ, như thay đổi lượng mưa ở các khu vực.
Nhiệt độ của châu Âu đã cao hơn 2,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp
Người dân châu Âu cần chuẩn bị tinh thần cho những đợt nắng nóng ngày càng thiêu đốt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ của châu lục này trong năm 2022 đã cao hơn khoảng 2,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900).
Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt tại Guadalajara, Mexico ngày 12/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là kết luận mới được đưa ra trong báo cáo Tình trạng Khí hậu ở Châu Âu năm 2022 do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc và Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện, được công bố ngày 19/6.
Nhiệt độ tăng cao, hạn hán làm khô héo cây trồng, nhiệt độ mặt nước biển ở mức kỷ lục và sông băng tan chảy với tốc độ chưa từng thấy là một số trong những tác động rõ rệt nhất được nêu trong báo cáo. Báo cáo nhấn mạnh mức tăng nhiệt độ 2,3 độ C của châu Âu đã vượt xa mục tiêu giới hạn mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo các nhà khoa học, mức tăng 1,5 độ C này là mức lý tưởng nhất để có thể ngăn ngừa các hệ lụy nghiêm trọng liên quan quá trình biến đổi khí hậu.
Trong 4 thập kỷ qua, tốc độ ấm lên của châu Âu ở mức gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Theo báo cáo, các nước Ireland, Vương quốc Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Italy, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ đều trải qua năm 2022 là năm nắng nóng kỷ lục. Năm 2022, cháy rừng tại châu Âu lây lan trên diện rộng khiến diện tích thiệt hại ở mức cao thứ 2 trong lịch sử. Lượng băng tan ở các sông băng của dãy Alps cũng chạm ngưỡng kỷ lục do lượng tuyết rơi mùa Đông quá ít ỏi, trong khi nhiệt độ mặt nước biển trung bình trên khắp khu vực Bắc Đại Tây Dương cũng ở mức cao nhất, một phần do tác động của El Nio. Các nhà khoa học cảnh báo nhiệt độ biển tăng dẫn đến sự di cư của các sinh vật biển, cũng như sự tuyệt chủng của một số loài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Các sự kiện thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại khoảng 1,8 tỷ euro cho châu lục này. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một "dấu hiệu hy vọng cho tương lai" vào năm 2022, đó là nguồn điện từ năng lượng tái tạo lần đầu tiên vượt xa nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo cho biết năng lượng gió và Mặt Trời tạo ra 22,3% điện năng của EU vào năm 2022, cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch ở mức 20%.
Giám đốc của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus, Tiến sĩ Carlo Buontempo, cho biết đợt nóng kỷ lục mà người châu Âu trải qua vào năm 2022 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp tử vong liên quan hiện tượng tự nhiên. Năm 2022, châu Âu ghi nhận hơn 16.000 ca tử vong liên quan nắng nóng cực đoan.
Ông Buontempo cảnh báo tình trạng nắng nóng như vậy trong tương lai sẽ xảy ra thường xuyên hơn, với cường độ lớn hơn và quy mô trên diện rộng tại "lục địa già", khiến đời sống của con người phải chịu ảnh hưởng nhất định.
Thượng Hải (Trung Quốc) trải qua ngày tháng 5 nóng nhất trong vòng 100 năm Theo Cơ quan thời tiết của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), ngày 29/5 là ngày nóng nhất trong tháng 5 được ghi nhận tại thành phố này trong vòng 100 năm qua, với nhiệt độ cao hơn 1 độ C so với mức cao kỷ lục trước đó. Nhân viên giao hàng đeo găng tay và khẩu trang để tránh nắng tại...