Lần đầu tiên chụp được ảnh tia X tạo ra bởi các ngọn lửa nano của Mặt Trời
Bộ ba kính viễn vọng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Nhật Bản đã chụp được một góc nhìn mới, hé lộ về tia sáng “tàng hình” của Mặt Trời.
Hình ảnh ghi lại các tia sáng của Mặt Trời mà mắt thường không nhìn thấy. Ảnh: NASA
Theo đài truyền hình CNN, con người chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng quang học của Mặt Trời, trong khi vẫn còn nhiều bước sóng ánh sáng khác như tia X và tia cực tím của ngôi sao lớn này bị che khuất khỏi tầm nhìn của chúng ta.
NuSTAR, tên viết tắt của Mảng Kính viễn vọng Quang phổ Hạt nhân, đã quan sát được các tia X giải phóng từ các điểm nóng nhất trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Mặc dù không thể quan sát toàn bộ Mặt Trời từ quỹ đạo quay quanh Trái đất, nhưng kính viễn vọng này đã chụp được 25 hình ảnh tia X năng lượng cao trong bầu khí quyển của Mặt Trời vào tháng 6/2022.
Trước đó, kính viễn vọng NuSTAR được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6/2012 với thiết kế để quan sát các hố đen và các ngôi sao bị tàn lụi bên ngoài Hệ Mặt trời.
Video đang HOT
Trong bức ảnh được NASA công bố, những điểm tia X được mô tả bằng màu xanh lam kết hợp với màu xanh lá từ dữ liệu của kính viễn vọng Hinode thuộc Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản và màu đỏ từ Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA.
Kính viễn vọng của Hinode được thiết kế để phát hiện tia X năng lượng thấp, trong khi Đài quan sát Động lực học Mặt trời có khả năng phát hiện tia cực tím cực mạnh.
Tia X mà kính viễn vọng NuSTAR ghi lại được cho là vật chất năng lượng được tạo ra khi các ngọn lửa nano xảy ra gần nhau. Khi xảy ra, ánh sáng từ các ngọn lửa nano quá mờ để có thể tách biệt khỏi độ sáng của Mặt Trời.
Một ngọn lửa nano là hiện tượng phun trào từng đợt nhỏ xảy ra trong nhật hoa, một tên gọi khác của bầu khí quyển bên ngoài của Mặt Trời.
Một trong những bí ẩn lớn nhất về Mặt Trời là tại sao nhật hoa nóng hơn ít nhất 100 lần so với bề mặt thực của Mặt Trời. Các nhà thiên văn học lý giải nguyên nhân khiến sức nóng của nhật hoa có thể đạt tới 1 triệu độ C là do các ngọn lửa nano.
Dữ liệu của kính thiên văn có thể giúp các nhà khoa học theo dõi tần suất xảy ra các ngọn lửa nano trên Mặt Trời.
NASA công bố bức ảnh đầu tiên của James Webb về hình ảnh Sao Hỏa
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 20/9 thông báo vị trí và độ nhạy hồng ngoại của kính viễn vọng James Webb đã ghi lại được những hình ảnh độc đáo về các hiện tượng xảy ra trong thời gian ngắn trên Sao Hỏa, như bão bụi, thời tiết và những thay đổi theo mùa.
Theo NASA, camera cận hồng ngoại của James Webb (NIRCam) chụp phần Sao Hỏa được Mặt Trời chiếu sáng và đối diện với kính viễn vọng vào ngày 5/9, từ vị trí cách "Hành tinh Đỏ" khoảng 1,6 triệu km. Hình ảnh mới cho thấy bán cầu Đông của Sao Hỏa ở các bước sóng hồng ngoại khác nhau.
Những hình ảnh mới có thể cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn độc đáo về Sao Hỏa, mang đến dữ liệu bổ sung bên cạnh những quan sát do robot ở bề mặt và tàu trên quỹ đạo gửi về. Các nhà thiên văn sẽ phân tích những đặc điểm của quang phổ cận hồng ngoại đầu tiên của sao Hỏa nhằm thu thập thêm thông tin về bề mặt và bầu khí quyển của hành tinh này.
Bức ảnh do NASA công bố cho thấy bên trái là bản đồ tham chiếu của bán cầu Đông do tàu Mars Global Surveyor chụp (tàu vũ trụ này dừng hoạt động vào năm 2006). Phía trên bên phải là ảnh chụp của James Webb, thể hiện ánh sáng Mặt Trời phản chiếu trên bề mặt sao Hỏa và nhiều cấu trúc như hố trũng Huygens, đá núi lửa sẫm màu và lòng chảo Hellas - hố va chạm dài tới 2.000 km. Hình ảnh phía dưới bên phải thể hiện sự phát nhiệt của sao Hỏa hay ánh sáng do Hành tinh Đỏ phát ra khi mất nhiệt. Các khu vực sáng nhất là những nơi ấm nhất.
Với kính viễn vọng James Webb, các nhà thiên văn cũng phát hiện ra rằng khi đi qua khí quyển Sao Hỏa, một phần ánh sáng nhiệt bị các phân tử CO2 hấp thụ. Hiện tượng này khiến lòng chảo Hellas có vẻ tối hơn. Chuyên gia Geronimo Villanueva thuộc Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA cho biết: "Lòng chảo Hellas có độ cao thấp hơn, do đó chịu áp suất không khí cao hơn. Áp suất cao hơn dẫn đến triệt tiêu sự phát nhiệt ở dải bước sóng này do hiệu ứng giãn nở áp suất. Việc phân tách những hiệu ứng cạnh tranh này trong dữ liệu mới sẽ rất thú vị".
Nhờ James Webb, các nhà khoa học cũng đã thu được quang phổ cận hồng ngoại đầu tiên của Sao Hỏa. Quang phổ cho thấy những khác biệt tinh tế hơn về độ sáng trên khắp "Hành tinh Đỏ", giúp giới khoa học hiểu thêm về bề mặt và khí quyển tại đây. Phân tích sơ bộ đã hé lộ thông tin về những đám mây băng giá, bụi, các loại đá trên bề mặt và thành phần của khí quyển trong quang phổ. Ngoài ra, nhóm chuyên gia còn phát hiện dấu hiệu của nước, CO2 và CO.
Là công trình hợp tác quốc tế giữa NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada, James Webb được đánh giá là kính viễn vọng có chất lượng cao nhất được phát triển cho đến nay và dự kiến sẽ hoạt động trong khoảng 20 năm. NASA kỳ vọng rằng James Webb sẽ giúp tìm ra những thiên hà đầu tiên hình thành trong vũ trụ sơ khai, nhìn xuyên qua các đám mây bụi để khám phá quá trình các ngôi sao hình thành hệ hành tinh, đồng thời tìm ra sự khác biệt giữa các khu vực trên "Hành tinh Đỏ" và tìm kiếm các loại khí như methane và HCl trong khí quyển.
Một phần của Mặt Trời bị vỡ rời, cuốn vào vòng xoáy cực Các thiết bị của NASA đã ghi lại được khoảnh khắc một phần của Mặt Trời dường như bị tách rời hẳn và bị cuốn vào một cơn lốc xoáy cực. Tuy nhiên, các nhà khoa học lên tiếng trấn an mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này không khủng khiếp như người ta tưởng. Tamitha Skov, một nhà vật lý thời...