EU mở rộng danh sách điều tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
Ủy ban châu Âu (EC) đã mở một cuộc điều tra đối với các sản phẩm sắt hoặc thép cán phẳng, mạ hoặc tráng thiếc từ Trung Quốc để đánh giá liệu hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) có được bán với giá quá thấp hay không.
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất nhôm cán ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo thông báo chính thức, EC – cơ quan giám sát chính sách thương mại tại 27 quốc gia EU, đã tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá sau khi có khiếu nại từ Hiệp hội Thép châu Âu Eurofer.
Cuộc điều tra sự kiến sẽ kéo dài tới 14 tháng và EC có thể áp thuế tạm thời trong vòng 7 – 8 tháng.
Video đang HOT
Một trong những cáo buộc chính của đơn khiếu nại là các nhà sản xuất Trung Quốc được hưởng lợi từ giá nguyên liệu thô bị bóp méo, đặc biệt là sắt hoặc thép dẹt cán nóng vốn chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất và chịu các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc.
Eurofer cho biết việc mở cuộc điều tra là một bước quan trọng nhằm khôi phục một sân chơi bình đẳng. Hiệp hội đồng thời cho biết thêm rằng ngành công nghiệp EU đã thiệt hại 25% khối lượng bán hàng từ năm 2021 đến năm 2023, trong khi hàng nhập khẩu của Trung Quốc tăng hơn gấp đôi.
Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU bày tỏ lo ngại rằng kết quả điều tra có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và xuất khẩu của Trung Quốc trong tương lai.
Phía Trung Quốc đặc biệt lo lắng về cách EU xây dựng “giá cả bình thường” thông qua việc sử dụng những gì EU cho là giá cả và tiêu chuẩn “không bị bóp méo”. Giá cả thông thường này được so sánh với giá xuất khẩu để xác định mức độ bán phá giá.
Trong hầu hết các trường hợp, bán phá giá chỉ đơn giản là bán một sản phẩm xuất khẩu ở mức giá thấp hơn giá ở thị trường nội địa của nhà xuất khẩu.
Cuộc điều tra trên là động thái mới nhất trong chuỗi điều tra thương mại và trợ cấp của EU đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng như hoạt động của các công ty Trung Quốc ở châu Âu. Đáng chú ý nhất trong số này là cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện.
Các cuộc điều tra và thuế quan của EU và Mỹ đã vấp phải sự phản đối từ Bắc Kinh. Hôm 16/5, Trung Quốc cho hay những luận điểm cho rằng nước này bán phá giá các sản phẩm dư dôi sang thị trường châu Âu và Mỹ chỉ nhằm mục đích bảo hộ thương mại.
Các nghị sĩ Mỹ thúc đẩy dự luật tăng thuế đối với UAV do Trung Quốc sản xuất
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 15/5, một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã đề xuất dự luật có nội dung tăng 30% thuế nhập khẩu đối với các thiết bị bay không người lái (UAV) do Trung Quốc sản xuất.
Máy bay không người lái vũ trang Caihong-5 của Trung Quốc đang được rao bán trên thị trường toàn cầu. Ảnh minh họa: Xinhua
Nhóm trên do Hạ nghị sĩ Elise Stefanik dẫn đầu. Nội dung dự luật bao gồm tăng thuế đối với UAV do Trung Quốc sản xuất ban đầu ở mức 30% và sau đó mỗi năm sẽ tăng thêm 5%. Dự luật này sẽ cho phép thiết lập chương trình tài trợ mới để các nhà cung cấp hạ tầng thiết yếu, nông dân và chủ trang trại nhận được hỗ trợ khi mua UAV do Mỹ sản xuất. Nghị sĩ Stefanik nhấn mạnh dự luật sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của các nhả sản xuất UAV Mỹ thông qua việc thiết lập chương trình tài trợ, giúp người dân Mỹ mua sản phẩm do nước này và các đồng minh sản xuất.
Các công ty sản xuất UAV của Trung Quốc đang chiếm lĩnh 77% thị phần trong phân khúc bán lẻ và hơn 90% thị phần trong phân khúc thương mại tại Mỹ. Vào tháng 3, một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng cũng đã đề nghị chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt thuế cao hơn đối với UAV của Trung Quốc, kể cả những mặt hàng được vận chuyển từ nước khác, triển khai các ưu đãi nhằm tăng số lượng nhà sản xuất UAV. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng mức thuế bổ sung 25% như hiện nay là chưa đủ để ngăn chặn làn sóng nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi hành động ngay lập tức đối với các nhà sản xuất UAV của Trung Quốc, bao gồm DJI và Autel.
DJI đã phản đối các biện pháp hạn chế dựa trên quốc gia xuất xứ và tuyên bố đang tuân thủ chặt chẽ các luật, quy định về bảo vệ quyền dữ liệu riêng tư tại Mỹ cũng như những thị trường khác.
Trước đó, năm 2019, Quốc hội Mỹ đã cấm Lầu Năm Góc mua hoặc sử dụng UAV, cũng như các bộ phận linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc: Xuất nhập khẩu tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm nay. Thông tin này cho thấy thương mại toàn cầu đang khởi sắc và là tín hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi giới chức nước này đang nỗ lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế. Container hàng...