EU không cấp phép AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ
Cơ quan dược phẩm châu Âu cho biết Covishield, phiên bản vaccine AstraZeneca của Ấn Độ không được cấp phép ở EU do “có thể khác biệt” với phiên bản gốc.
“Mặc dù nó có thể sử dụng công nghệ sản xuất tương tự vaccine AstraZeneca, Covishield hiện không được chấp thuận theo quy định của EU”, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết trong một tuyên bố với AFP .
“Vaccine là sản phẩm sinh học. Ngay cả những khác biệt nhỏ trong điều kiện sản xuất cũng có thể dẫn đến sự khác biệt trong thành phẩm. Do đó, luật của EU yêu cầu địa điểm sản xuất và quy trình sản xuất phải được đánh giá và phê duyệt trong quy trình cấp phép”.
4 loại vaccine đã được cấp phép ở EU gồm Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. 4 loại khác đang được xem xét là Sputnik V của Nga, Sinovac của Trung Quốc, CureVac của Đức và Novavax của Mỹ.
Tuy nhiên, WHO đã phê duyệt Covishield và phàn nàn việc một số quốc gia từ chối công nhận Covishield.
“Thật là đáng tiếc vì AstraZeneca-Covishield giống hệt vaccine AstraZeneca”, Richard Mihigo thuộc Văn phòng WHO khu vực châu Phi nói. “Chỉ là AstraZeneca-Covishield được sản xuất và phân phối ở những nơi khác trên thế giới ngoài châu Âu”.
Một lọ Covishield, phiên bản AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ. Ảnh: WHO .
Video đang HOT
Thế giới đã ghi nhận 182.876.539 ca nhiễm nCoV và 3.960.054 ca tử vong, tăng lần lượt 308.296 và 6.324, trong khi 165.673.400 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.539.752 ca nhiễm và 620.168 ca tử vong do nCoV, tăng 10.454 ca nhiễm và 166 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) công bố hôm 28/6 cho thấy xu hướng giảm ca Covid-19 hàng ngày của Mỹ đã chững lại kể từ giữa tháng 6, do sự gia tăng đột biến ở các khu vực chưa được tiêm chủng. Số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày ở Mỹ dao động mức 11.500 người kể từ ngày 16/6, tương đương khoảng 3,5 người nhiễm trong mỗi 100.000 dân.
Mỹ ngày càng chứng kiến sự đối lập rõ rệt giữa các khu vực tiêm chủng nhiều và ít. Như tại thành phố Springfield ở bang Missouri, nơi tiêm chủng 35% dân số, tỷ lệ mắc mới đã tăng lên 36,8/100.000 dân. Trong khi đó tại Burlington ở bang Vermont, chỉ có 0,9 ca nhiễm trong mỗi 100.000 dân, khi 71% dân số đã được tiêm chủng.
54% trong tổng số 332 triệu dân Mỹ được được tiêm vaccine, trong khi 46,1% hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Anh báo cáo 4.800.907 ca nhiễm và 128.140 ca tử vong vì Covid-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 26.068 và 14 trường hợp trong 24 giờ qua.
Dù ca nhiễm mới đang tăng mạnh trở lại, tân Bộ trưởng Y tế Sajid Javid tuyên bố các biện pháp hạn chế Covid-19 sẽ được dỡ bỏ theo đúng kế hoạch vào ngày 19/7. Ông nói đây không chỉ bước cuối cùng cho lộ trình mở cửa, mà còn là “khởi đầu của hành chính mới thú vị” của nước Anh.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 2.178.272 ca nhiễm, tăng 21.807, trong đó 58.491 người chết, tăng 467. Tổng thống Joko Widodo ngày 30/6 cho biết giới chức đang cân nhắc xem có nên thắt chặt các hạn chế trong một tuần hay hai tuần hay không.
Các biện pháp kiềm chế di chuyển đã được thắt chặt vào tuần trước ở những khu vực được gọi là “vùng đỏ”, nơi ca nhiễm tăng vọt, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng những biện pháp đó là không đủ.
Jokowi cam kết đẩy nhanh việc tiêm chủng lên một triệu liều mỗi ngày vào tháng 7 và hai triệu liều vào tháng 8, so với mức 200.000 – 300.000 liều mỗi ngày hiện tại.
13 triệu người đã được tiêm hai mũi vaccine ở Indonesia. 181,5 triệu trong dân số hơn 270 triệu người Indonesia được coi là người cần tiêm chủng.
Hàng nghìn người Ấn Độ bị lừa tiêm vaccine Covid-19 giả
Cảnh sát Ấn Độ cho biết khoảng 2.500 người tại hai thành phố bị kẻ gian lừa tiêm vaccine Covid-19 giả, trong đó có nhiều người khuyết tật.
Khoảng 2.000 người tại Mumbai bị lừa tiêm dung dịch muối sinh lý thay vì vaccine Covid-19, đại diện cảnh sát thành phố cho biết trong cuộc họp báo ngày 25/6. Vụ lừa đảo này nhằm vào dân cư của một khu nhà cao cấp, 10 người đã bị bắt, bao gồm hai bác sĩ tại một bệnh viện tư nhân.
"Chúng tôi phát hiện thêm 8 cơ sở tiêm vaccine giả do đường dây lừa đảo này điều hành", Vishwas Patil, ủy viên phụ trách luật và trật tự, cho biết trong cuộc họp báo. Cảnh sát Mumbai thu 1,24 triệu rupee (16.700 USD) mà nhóm lừa đảo chiếm đoạt từ các nạn nhân bằng việc tiêm vaccine giả.
Cảnh sát thành phố Kolkata bắt một người đàn ông đóng giả làm công chức nhà nước với bằng thạc sĩ di truyền học điều hành 8 cơ sở tiêm vaccine Covid-19 giả. Gần 500 dân Kolkata có thể bị tiêm vaccine giả, trong đó gồm ít nhất 250 người khuyết tật và chuyển giới.
Nhân viên y tế Ấn Độ tiêm vacicne AstraZeneca cho một sinh viên ở thành phố Mumbai ngày 22/6. Ảnh: AFP .
Atin Ghosh, một quan chức thành phố Kolkata, cho biết các lọ thủy tinh bị tịch thu dán đè nhãn Covishield, thương hiệu tại Ấn Độ của vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất.
"Nhãn Covishield được dán đè trên nhãn Amikacin Sulphate 500 mg, một loại kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, xương, não, phổi và máu do vi khuẩn", Ghosh nói.
Vụ lừa đảo được đưa ra ánh sáng sau khi nữ diễn viên và chính trị gia Mimi Chakraborty, người tới một trong các cơ sở trên để tiêm vaccine nhằm nâng cao nhận thức của dân chúng, cảm thấy nghi ngờ và báo cảnh sát.
Cảnh sát Kolkata thu các căn cước giả của nghi phạm điều hành 8 cơ sở tiêm vaccine giả, gồm một căn cước của quan chức cơ quan thông tin và truyền thông cùng một căn cước của ủy viên thành phố. Xe của nghi phạm dán nhãn của chính quyền thành phố Kolkata.
Debashis Barui, quan chức y tế thành phố Kolkata, nói nhiều người bị tiêm vaccine giả cảm thấy "hoảng sợ" trước tác dụng phụ có thể xảy ra. "Nếu có bất cứ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra, giới chức sẽ lập các cơ sở y tế trong khu vực để chăm sóc những người bị tiêm vaccine giả".
Ấn Độ đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng sau đợt bùng phát nghiêm trọng hồi tháng 4-5. Ấn Độ đã tiêm hơn 300 triệu liều vaccine, trong đó gần 258 triệu người được tiêm ít nhất một mũi và hơn 52 triệu người hoàn thành liệu trình, theo thống kê của Our World in Data.
Ấn Độ nâng khoảng cách giữa 2 liều vắc xin AstraZeneca lên 4 tháng Chính quyền Ấn Độ đã bảo vệ quyết định tăng khoảng cách giữa 2 liều vắc xin AstraZeneca lên đến 16 tuần, thay vì là 12 tuần như các chỉ định thông thường. Một nhân viên y tế ở Mumbai, Ấn Độ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca - Ảnh: REUTERS Theo Hãng tin Reuters, tháng trước Ấn Độ cho tăng...