EU, G7 tăng cường áp đặt trừng phạt Iran – Jordan cảnh báo cuộc chiến tàn khốc tại Trung Đông
Ngày 17/4, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran sau cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái của nước này nhằm vào Israel đêm 13/4.
Quyết định trên được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra ở thủ đô Brussels của Bỉ trong hai ngày 17 – 18/4.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nêu rõ lệnh trừng phạt sẽ nhắm vào các công ty của Iran liên quan đến hoạt động sản xuất thiết bị bay không người lái và tên lửa. Các nhà lãnh đạo EU cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh điều quan trọng hơn cả là Israel không nên tiến hành một cuộc tấn công đáp trả quy mô lớn.
Cùng ngày, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cam kết đảm bảo hợp tác chặt chẽ trong các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran. Các bộ trưởng đã nhóm họp bên lề Hội nghị mùa Xuân năm 2024 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington. Thông báo sau cuộc họp nêu rõ G7 sẽ “đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ thông qua mọi biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng của Iran trong việc mua, sản xuất hoặc chuyển giao vũ khí hỗ trợ các hoạt động gây bất ổn trong khu vực”.
Video đang HOT
Đêm 13/4, Iran đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái nhằm đáp trả vụ tấn công tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran tại Syria hôm 1/4 mà Tehran cho rằng Israel đã thực hiện. Iran nêu rõ cuộc tấn công của họ nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, viện dẫn Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời khẳng định không có ý định tiếp tục hoạt động này và không tìm cách gây leo thang căng thẳng trong khu vực.
Ngày 17/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cảnh báo sẽ có “phản ứng quy mô lớn” nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất. Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẽ tự đưa ra quyết định về an ninh của mình và sẽ làm “mọi điều cần thiết để bảo vệ đất nước”.
Cộng đồng quốc tế hiện đang liên tục kêu gọi các bên kiềm chế, tránh gây leo thang căng thẳng trong khu vực. Ngày 17/4, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cảnh báo mọi cuộc tấn công đáp trả của Israel có thể đẩy toàn bộ khu vực vào một cuộc chiến tàn khốc.
Trả lời phỏng vấn truyền thông của Jordan, ông cho biết Jordan đang nỗ lực cùng các nước khác ngăn chặn nguy cơ căng thẳng leo thang có thể dẫn đến những hậu quả sâu rộng đối với an ninh và sự ổn định của khu vực. Ngoại trưởng Safadi nhấn mạnh Jordan sẽ hành động kiên quyết trong trường hợp bùng nổ căng thẳng, khẳng định sẽ không cho phép các bên biến Jordan thành chiến trường.
Có vị trí địa lý giáp với Israel và Bờ Tây, Jordan đã đánh chặn phần lớn tên lửa và thiết bị bay không người lái của Iran bay qua không phận của mình hướng tới Jerusalem và các mục tiêu ở Israel.
Mỹ gia tăng áp lực với Israel nhằm giải quyết xung đột ở Gaza
Tình hình cho thấy căng thẳng gia tăng giữa Chính phủ Israel và Mỹ.
Binh sĩ Israel hoạt động ở Dải Gaza ngày 6/2/2024. Ảnh: Israel Defense Forces
Israel không xem xét việc dỡ bỏ các khu định cư ở Bờ Tây, Dmitry Gendelman, cố vấn tại văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu, nói với tờ Izvestia (Nga) ngày 6/2. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gia tăng sức ép khi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người Israel định cư ở Bờ Tây.
Trong nhiều thập kỷ, Washington đã hợp tác với Tel Aviv trong lĩnh vực quốc phòng, hỗ trợ nước này được khẳng định trong giới chính trị Mỹ bất kể ai nắm quyền ở Israel. Sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào miền Nam, Nhà Trắng đã đứng về phía Israel.
Tuy nhiên, cuộc chiến kéo dài ở Dải Gaza và nguy cơ xung đột lan rộng hơn nữa dường như đang khiến Mỹ, vốn thân thiện với Israel, phần nào thay đổi lập trường truyền thống "Israel không thể làm gì sai". Vào thời điểm này, các lệnh trừng phạt mới của Washington nhắm vào 4 cá nhân, những người đã bị tước quyền tiếp cận bất động sản, tài sản và hệ thống tài chính của Mỹ.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã bắt đầu tích cực đàm phán về việc chính thức công nhận Palestine. Trong một bài xã luận đăng trên tờ Washington Post vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden viết rằng người dân Palestine xứng đáng có được nhà nước của riêng họ.
Nhưng Israel vẫn chưa sẵn sàng giải quyết vấn đề này. Bình luận về vấn đề trên, ông Gendelman lưu ý: "Chúng tôi sẽ quay lại thảo luận về tình trạng nhà nước Palestine trong tương lai chỉ sau khi chiến thắng hoàn toàn trước Hamas ở Gaza".
Theo tờ Izvestia, tình hình cho thấy căng thẳng gia tăng giữa Chính phủ Israel và Mỹ. Grigory Lukyanov, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Arab và Hồi giáo tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chỉ ra rằng chính sách của Thủ tướng Netanyahu "không mang lại cho Mỹ lợi ích gì ngoài những tổn thất trong nhiều tháng qua".
Ông Lukyanov nhấn mạnh Mỹ đang chịu tổn thất về uy tín và tài chính, bao gồm cả nguồn cung cấp đạn dược quy mô lớn và nhu cầu đảm bảo an toàn cho lực lượng Mỹ, cũng như các cơ sở quân sự trong khu vực trong bối cảnh giao tranh gia tăng với các nhóm thân Iran, như Houthi, nhóm đang thực hiện các cuộc tấn công ở Biển Đỏ, trong khi các lực lượng ủy nhiệm khác của Iran tiếp tục tấn công các căn cứ của Mỹ ở Syria, Iraq và Jordan.
Như vậy, "Nhà Trắng nhận thấy rõ rằng Chính phủ Israel hiện tại là trở ngại chính cho việc chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza", chuyên gia Lukyanov nêu quan điểm.
Mỹ, EU sắp trừng phạt Iran sau vụ tấn công Israel Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tăng cường nỗ lực gây sức ép với Israel, buộc nước này kiềm chế sau khi bị Iran tấn công chưa từng có vào cuối tuần qua, đồng thời cam kết sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Iran. Iran phóng tên lửa về phía Israel đêm 13/4. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo...