EU đề cao giải quyết bất ổn an ninh thông qua đối thoại cởi mở và hiệu quả
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 15/7, phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ARF), Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng ARF cần tăng cường đối thoại và hợp nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh.
Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 ( AMM-56) và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Borrell cũng nêu bật những quan tâm hàng đầu về an ninh của EU. Trước tiên, đó là mối liên hệ giữa khủng hoảng khí hậu và an ninh. ARF cần có nhận thức chung về tác động to lớn và ngày càng tăng của tình trạng biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh. Các hiện tượng khí hậu cực đoan tái diễn, nhiệt độ và mực nước biển dâng cao, sa mạc hóa và khan hiếm nước là những yếu tố gây ra tình trạng di cư, đại dịch, bất ổn xã hội, xung đột, từ đó tác động nghiêm trọng tới an ninh. Đến năm 2050, hơn 1 tỷ người sẽ không được tiếp cận đủ nước cùng với đó là vấn nạn xói mòn đất và hạn hán. Theo đó, EU kêu gọi ARF cần tăng cường chú ý đến các mối đe dọa của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đối với hòa bình, an ninh và quốc phòng.
Thứ hai, liên quan tới tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, quan chức EU bày tỏ quan ngại về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Theo ông Borrell, EU sẵn sàng ủng hộ tiến trình ngoại giao mới nhằm xây dựng hòa bình và an ninh bền vững tại đây.
Video đang HOT
Thứ ba, ông bày tỏ EU đánh giá cao Indonesia – nước Chủ tịch ASEAN năm nay – đã triển khai cách tiếp cận ngoại giao có cấu trúc phù hợp đối với vấn đề Myanmar để khởi động một cuộc đối thoại toàn diện. EU kêu gọi tất cả các đối tác của ARF hỗ trợ các nỗ lực của nước Chủ tịch. Ông nhấn mạnh thực hiện Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar là cách duy nhất để bắt đầu một tiến trình chính trị thực sự.
Liên quan vấn đề Biển Đông, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Borrell nhấn mạnh các tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình và tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. EU hoan nghênh các hiệp định phân định trên biển mới được ký kết và khuyến khích thực hiện tiến trình do ASEAN dẫn dắt hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và ràng buộc pháp lý, tôn trọng các bên thứ ba.
Kosovo ghi nhận đóng góp của Mỹ trong thỏa thuận với Serbia
Các nhà lãnh đạo Kosovo đã ghi nhận đóng góp của Mỹ trong thỏa thuận mới với Serbia, lờ đi sự tham gia của EU trong quá trình này.
Đại diện cấp cao EU và chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: Rade Preli
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 25/11, sau khi nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti chỉ trích Đại diện cấp cao EU và chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell về cuộc đối thoại với Serbia, nhà lãnh đạo khác của Kosovo là Vjosa Osmani đã cáo buộc ông Borrell "thiên vị" Serbia và chỉ cảm ơn Mỹ vì đã giúp đỡ trong việc làm trung gian thỏa thuận liên quan đến biển số xe ô tô.
Căng thẳng dâng cao ở phía Bắc Kosovo trong những tuần gần đây khi vùng lãnh thổ này đẩy mạnh kế hoạch yêu cầu tất cả công dân Kosovo sử dụng biển số ô tô do chính cơ quan của họ cấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 10.000 người dân tộc Serbia sống ở phía Bắc, những người từ chối công nhận nền độc lập của Kosovo khỏi Serbia và kiên quyết sử dụng biển số do Nam Tư cũ cấp trước năm 1999.
Dưới áp lực từ Mỹ và EU, vốn nhiều lần thúc đẩy đối thoại và nhiều lần bị trì hoãn, một thỏa thuận đã được ký kết vào tối 23/11, theo đó Serbia sẽ ngừng cấp biển số mới trong khi Kosovo không áp dụng các hình phạt với những người vẫn sử dụng chúng.
Tuy nhiên, trong một bài đăng trên mạng xã hội, bà Osmani đã công nhận Mỹ có công trong thỏa thuận, bỏ qua sự tham gia của EU vào quá trình này.
"Tôi muốn cảm ơn đại diện ngoại giao Mỹ tại Kosovo Jeff Hovenier và Chính phủ Mỹ vì cam kết đạt được thỏa thuận tại Brussels. Sự ủng hộ của họ đối với tiến trình đối thoại giữa Kosovo và Serbia là không thể thiếu. Kosovo biết ơn họ", bà Osmani viết trên Twitter.
Thông báo trên được đưa ra sau khi bà Osmani hồi đầu tuần chỉ trích mạnh mẽ ông Borrell, cáo buộc đại diện cấp cao của EU là "thiên vị" trong các cuộc đàm phán.
"Quy tắc đầu tiên của bất kỳ quy trình hòa giải nào là sự công bằng. Những gì chúng ta thấy từ ông Borrell đã phơi bày một cách công khai chủ nghĩa đơn phương và đưa ra một thực tế hoàn toàn bị bóp méo. Nếu ông Borrell tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của tính trung lập, thì ông ấy đã đề cập đến việc Serbia vi phạm một số thỏa thuận, thay vì buộc tội Kosovo", bà Osmani viết trên Facebook.
Bà Osmani liệt kê khoảng 15 thỏa thuận đã được ký kết nhưng Serbia từ chối thực hiện, lưu ý rằng danh sách này ngày càng dài ra.
Ông Kurti trước đó cũng cho rằng nhà ngoại giao cấp cao của EU Borrell đã "mắc sai lầm" trong việc ưu tiên các vấn đề liên quan đến đàm phán.
Về phần mình, ông Hovenier cho biết Mỹ đánh giá cao cách tiếp cận mang tính xây dựng và linh hoạt dẫn đến thỏa thuận, điều này giúp tăng cường an ninh và sẽ thúc đẩy các nỗ lực bình thường hóa quan hệ.
Nhà ngoại giao EU bình luận về việc từ bỏ khí đốt Nga Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này sẽ từ bỏ khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp trong những năm tới. Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell. Ảnh: AFP Theo đài RT (Nga), phát biểu trên kênh truyền hình Espanola, ông Josep Borrell, đại...