EU cung cấp hơn 56 triệu euro viện trợ nhân đạo cho châu Á – Thái Bình Dương
Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định dành khoản viện trợ nhân đạo hơn 56 triệu euro (hơn 60,4 triệu USD) trong năm 2024 để hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn tại châu Á – Thái Bình Dương.
Khoản tài trợ này được kỳ vọng sẽ giúp những người đang chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo tại trong khu vực và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó thảm họa ở những nơi dễ bị thiên tai.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, thông báo trên được đưa ra nhân dịp Diễn đàn cấp bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Hội nghị Bộ trưởng EU – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức tại thủ đô Brussels ngày 2/2. Sự kiện này tạo cơ hội thảo luận về hợp tác giữa các khu vực nêu trên trong các lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp.
Ủy viên châu Âu phụ trách quản lý khủng hoảng Janez Lenarčič nhấn mạnh một số quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương như Bangladesh, Myanmar, Philippines, Nepal…đang đối mặt nhiều tình huống khẩn cấp và những thách thức cấp bách khác nhau, từ xung đột tới vấn đề môi trường. Khoản viện trợ 56 triệu euro này sẽ giúp các đối tác của EU tại nước sở tại cung cấp sự hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong các công tác ứng phó thiên tai.
Theo ông Janez Lenarčič, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương về kinh tế- xã hội, chịu ảnh hưởng của suy thoái môi trường và các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. Sự trở lại của hiện tượng El Nio sắp tới sẽ có thể còn làm trầm trọng thêm những tổn thương hiện có tại khu vực này.
Toàn cảnh nghi vấn nhân viên LHQ liên quan vụ tấn công Israel ngày 7/10/2023
Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) tại Gaza đang rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Tel Aviv cáo buộc một số nhân viên của cơ quan này có liên quan đến vụ Hamas tấn công ngày 7/10/2023 vào miền Nam Israel.
Nhân viên UNRWA phát hàng cứu trợ cho người dân Palestine tại Dải Gaza ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, UNRWA đã sa thải một số nhân viên sau những cáo buộc.
Video đang HOT
Mỹ - nhà tài trợ chính của UNRWA - cùng một vài quốc gia khác đã quyết định tạm dừng tài trợ cho tổ chức này sau những cáo buộc trong bối cảnh thảm họa nhân đạo gia tăng ở vùng đất bị bao vây của người Palestine.
Hiện tại, rất ít thông tin về nghi vấn nhân viên của UNRWA liên quan đến vụ đột kích vào Israel của Hamas trong ngày 7/10/2023 được công bố. Ngày 26/1, một quan chức Israel đã chia sẻ với CNN thông tin về 12 nhân viên UNRWA được cho là có liên quan đến vụ tấn công.
Tổng ủy viên UNRWA Philippe Lazzarini cho biết ông đã nhận được thông tin về cáo buộc liên quan của một số nhân viên. Theo một tuyên bố cùng ngày, để không làm ảnh hưởng hoạt động của cơ quan trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo ở Gaza, ông Lazzarini đã quyết định ngay lập tức chấm dứt hợp đồng với những nhân viên bị cáo buộc và mở một cuộc điều tra để xác minh.
Ông nói rõ: "Bất kỳ nhân viên UNRWA nào có liên quan đến các hành động khủng bố sẽ phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả bị truy tố hình sự".
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết 9 trong số 12 nhân viên UNRWA đối mặt với các cáo buộc đã bị sa thải. Trong 3 người còn lại, một người đã chết và danh tính của hai người khác vẫn đang được làm rõ.
Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh bất kỳ nhân viên nào liên quan đến các hành động khủng bố cũng sẽ phải chịu trách nhiệm, đồng thời cho biết thêm một cuộc điều tra độc lập sắp diễn ra.
Ngoài cáo buộc các nhân viên Liên hợp quốc liên quan đến vụ đột kích vào ngày 7/10/2023, trong ngày 27/1, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cũng cáo buộc các cơ sở của UNRWA được sử dụng cho "mục đích khủng bố".
Khi được hỏi về những cáo buộc mới liên quan đến các cơ sở của UNRWA, cơ quan này nói: "Chúng tôi không có thêm thông tin về vấn đề này. Văn phòng Dịch vụ Giám sát Nội bộ (cơ quan giám sát nội bộ của LHQ) sẽ xem xét tất cả những cáo buộc trong cuộc điều tra mà Tổng Ủy viên UNRWA đã yêu cầu thực hiện".
Trong một tuyên bố chính thức ngày 27/1, Hamas đã chỉ trích quyết định sa thải các nhân viên UNRWA và cáo buộc Israel đang cố gắng phá hoại UNRWA cũng như các tổ chức khác cung cấp cứu trợ nhân đạo ở Gaza.
Mức độ quan hệ hiện tại giữa Israel và Liên hợp quốc
Tổng thư ký Antonio Guterres phát biểu tại New York, Mỹ ngày 26/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong những tháng gần đây, mối quan hệ của Israel với Liên hợp quốc (LHQ) đã xuống mức thấp lịch sử. Các quan chức cấp cao của LHQ đã chỉ trích mạnh mẽ hành động chiến tranh của Israel ở Gaza, khiến hơn 26.000 người Palestine thiệt mạng - số liệu theo cơ quan y tế do Hamas điều hành trên lãnh thổ công bố. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Israel tỏ ra tức giận trước lời kêu gọi ngừng bắn của LHQ.
Tháng 12/2023, các nhà ngoại giao Israel đã chỉ trích khi ông Guterres dùng một công cụ ngoại giao hiếm khi được sử dụng để đưa cuộc xung đột ra trước Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Guterres đã gửi một bức thư theo Điều 99 của Hiến chương Liên hợp quốc, cho phép tổng thư ký đưa ra bất kỳ vấn đề nào bị coi là đe dọa hòa bình quốc tế để Hội đồng Bảo an phải chú ý. Trong lá thư gửi hội đồng gồm 15 thành viên, ông Guterres kêu gọi tổ chức này "gây sức ép để ngăn chặn thảm họa nhân đạo" và đoàn kết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo toàn diện. Bức thư này đánh dấu lần đầu tiên ông Guterres trực tiếp sử dụng công cụ ngoại giao mạnh mẽ nhất của mình kể từ khi nắm quyền điều hành LHQ vào năm 2017.
Đại sứ Israel tại LHQ Gilad Erdan, với lập luận một lệnh ngừng bắn chỉ củng cố quyền kiểm soát của Hamas đối với Gaza, đã chỉ trích động thái của ông Guterres, đồng thời chỉ ra các cuộc chiến gần đây ở Ukraine, Yemen và Syria không gây ra phản ứng tương tự từ phía người đứng đầu LHQ.
Các cáo buộc đối với UNRWA được đưa ra cùng ngày tòa án hàng đầu của LHQ ra lệnh cho Israel ngay lập tức hành động để ngăn chặn nạn diệt chủng ở Gaza.
UNRWA được LHQ thành lập sau cuộc chiến tranh Arab - Israel năm 1948 để hỗ trợ nhân đạo cho những người Palestine phải di tản. Theo UNRWA, hiện có khoảng 5,9 triệu người tị nạn Palestine.
Kể từ khi thành lập, Đại hội đồng LHQ đã nhiều lần đổi mới nhiệm vụ của UNRWA. Theo website chính thức, tổ chức này đã viện trợ cho 4 thế hệ người tị nạn Palestine về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng trại tị nạn, dịch vụ xã hội và hỗ trợ khẩn cấp, kể cả trong thời điểm xung đột.
Theo cơ quan này, ít nhất 152 nhân viên UNRWA đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas nổ ra.
Từ lâu, UNRWA đã trở thành mục tiêu chỉ trích của Israel. Israel cáo buộc cơ quan này có những hành vi kích động chống Israel, song UNRWA luôn phủ nhận. Năm 2017, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tìm cách giải tán UNRWA, nói rằng cơ quan này nên được sáp nhập với cơ quan tị nạn chính của LHQ.
Tháng 11/2023, trên nền tảng truyền thông xã hội X, một nhà báo Israel tuyên bố một trong những kẻ bắt giữ con tin ở Gaza là giáo viên tại một trường học do UNRWA điều hành. Thông tin đó đã được các cơ quan thông tấn của Israel đưa lại, khiến UNRWA đưa ra tuyên bố kêu gọi Tel Aviv chấm dứt việc lan truyền tuyên bố vô căn cứ về tổ chức, nói rằng đó là những thông tin sai lệch.
UNRWA đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc cho rằng viện trợ của họ đang được chuyển hướng sang Hamas hoặc cơ quan này tuyên truyền về sự thù hận trong các trường học. Cơ quan này đã từng lên án vụ tấn công của Hamas vào ngày 7/10/2023.
Thế giới phản ứng ra sao?
Ngay sau khi thông tin cáo buộc được lan truyền, một số nước phương Tây tuyên bố ngừng tài trợ cho UNRWA. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/1 thông báo họ đã tạm dừng tài trợ cho cơ quan này. Australia, Canada, Vương quốc Anh, Italy, Đức, Thụy Sĩ, Phần Lan và Hà Lan đều có động thái tương tự.
Trong khi đó, một số quốc gia khác thông báo họ có kế hoạch tiếp tục tài trợ. Giải thích về quyết định của mình, chính phủ Na Uy ngày 27/1 cho biết tình hình ở Gaza rất thảm khốc và UNRWA là tổ chức nhân đạo quan trọng nhất ở đó. Sự hỗ trợ quốc tế dành cho Palestine lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết.
Mustafa Barghouthi, Tổng thư ký Sáng kiến Quốc gia Palestine, miêu tả quyết định ngừng hỗ trợ là đáng xấu hổ, nhấn mạnh các cáo buộc xuất hiện cùng ngày với phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế.
Trong khi đó, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) kêu gọi các nước cắt tài trợ hãy rút lại ngay quyết định. Tổng thư ký PLO Husseim Al-Sheick cho biết việc ngưng tài trợ sẽ kéo theo những rủi ro lớn về chính trị và nhân đạo.
Người đứng đầu UNRWA Lazzarini cũng cảnh báo quyết định ngừng tài trợ của các nước là vô trách nhiệm và đe dọa hoạt động cứu trợ nhân đạo của tổ chức cho hàng triệu người.
Canada muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh mới Hơn một năm sau khi triển khai Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Canada đã nhận thấy tầm quan trọng của khu vực đối với an ninh và sự thịnh vượng của mình. Đây là một trong những lý do chính để Bộ Các vấn đề toàn cầu phối hợp với Tổ chức Cooperation Canada triển khai diễn đàn tham vấn chính sách...