Sự hiện diện rõ ràng hơn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tại châu Á được giới quan sát nhận định có thể châm ngòi cho những căng thẳng với Trung Quốc.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio – Ảnh: Reuters
Thời gian qua đã xuất hiện thông tin NATO lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2024. Việc này có thể củng cố sự hiện diện của NATO tại châu Á nhưng cũng là một bước đi còn gây nhiều tranh luận.
Quan hệ kiểu mới ở châu Á
Kế hoạch mở văn phòng của NATO đã đình trệ trong nhiều tháng khi một số thành viên cảm thấy không cần thiết phải chọc giận Trung Quốc. Hơn một tuần trước, tờ Financial Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những người phản đối kế hoạch trên. Tuy nhiên, có vẻ NATO và Nhật Bản đã tìm được giải pháp cho kế hoạch này.
Theo tờ Nikkei Asian Review ngày 13-6, NATO sẽ thúc đẩy hợp tác với bốn nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương gồm Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhóm bốn nước này được gọi là “Đối tác châu Á – Thái Bình Dương” (AP4), hiện nằm trong diện “các đối tác toàn cầu” của NATO.
Video đang HOT
Theo Nikkei, NATO sẽ nâng cấp quan hệ với AP4 qua một cơ chế có tên Individually Tailored Partnership Program (ITPP), tạm hiểu là một chương trình hợp tác có điều chỉnh riêng.
Theo nội dung ban đầu, ITPP là bản nâng cấp cho quan hệ hợp tác giữa NATO với AP4, đồng thời bao gồm các tài liệu hợp tác song phương với từng nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản. NATO và các nước này sẽ thảo luận về hợp tác trong các vấn đề như an ninh mạng, không gian và chống tin giả.
Nhìn chung, nội dung hợp tác của ITPP còn ở giai đoạn đầu và chưa được các nước công bố rõ ràng.
Đề cập việc này, ngày 14-6 Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta cho biết Wellington đang thảo luận về các chi tiết của ITPP. Trong khi các lĩnh vực hợp tác cụ thể chưa được thống nhất, họ kỳ vọng ITPP sẽ bao gồm các lĩnh vực lợi ích chung như trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, biến đổi khí hậu và an ninh mạng.
Hiện một số thành viên NATO cho rằng một văn phòng liên lạc ở Nhật Bản sẽ cần thiết trong việc trở thành trung tâm hợp tác, hỗ trợ thực thi ITPP. Những người ủng hộ ý tưởng này mong đây sẽ là lý do đủ để thuyết phục các nước như Pháp.
Chiến lược của Nhật Bản
Trên thực tế, trước đây Đại sứ quán Đan Mạch tại Nhật Bản đã đóng vai trò là một đầu mối liên lạc với NATO.
Trao đổi với báo Nikkei, Đại sứ Pháp tại Tokyo Philippe Setton hoài nghi về việc liệu văn phòng “một thành viên” có thể là bản nâng cấp cho bốn nhân viên tại Đại sứ quán Đan Mạch nói trên hay không.
“Cơ bản thì chúng ta đang nói về một người và một cái máy tính”, ông Setton nói. Theo ông Setton, tốt hơn hết nên tập trung vào ITPP thay vì “gửi đi một thông điệp sai tới Trung Quốc và các đối tác ở châu Á, những bên vốn không muốn chọn phe”.
Giới quan sát đ.ánh giá ý tưởng mở văn phòng liên lạc này thực tế không phải bước đi thể hiện “sự mở rộng” của NATO.
Theo Trung tâm nghiên cứu Atlantic Council, văn phòng ở Tokyo chỉ phản ánh thành quả tự nhiên sau nhiều năm giới chức phương Tây tăng cường hợp tác với các đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương và không phải một sáng kiến an ninh mới kết nối liên minh Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với nhau.
Nói cách khác, không có dấu hiệu gì cho thấy một văn phòng liên lạc của NATO ở châu Á có thể làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực.
Tuy nhiên, văn phòng này lại nằm trong chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản. Trước mắt, việc cố gắng thiết lập sự hiện diện mang tính biểu tượng của NATO phù hợp với khuynh hướng đa dạng hóa hợp tác quốc tế của Tokyo.
Nhật đã thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác an ninh với Úc, Anh và khôi phục quan hệ với Hàn Quốc. Tháng 12 năm ngoái, họ cũng công bố chương trình phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ mới cùng Anh và Ý vào năm 2035.
Ngoài ra, Nhật cũng không ngần ngại cho rằng việc vận động thành lập văn phòng NATO liên quan tới xung đột Nga – Ukraine. Tokyo lo ngại “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai”, được hiểu ám chỉ sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.
Kế hoạch thành lập văn phòng NATO, dù phần lớn mang tính biểu tượng, cũng có thể được xem là một thông điệp Nhật Bản muốn nhấn nhá về khả năng mở rộng hợp tác an ninh không giới hạn.
Không phải “NATO mở rộng”
Các nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản đều không phải thành viên NATO, và đến nay câu chuyện các nước này gia nhập NATO gần như không thể xảy ra.
Tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định không có kế hoạch làm thành viên hay “bán thành viên” của NATO.
Hôm 14-6, Ngoại trưởng New Zealand Mahuta cũng nói cả New Zealand và NATO đều không xem ITPP là một “khối mới” hoặc một nhóm chính thức nào trong khu vực.
Ông Macron cảnh báo NATO có thể phạm sai lầm lớn NATO là tên viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Mới đây, việc liên minh này có ý định mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản, thuộc khu vực châu Á, đã khiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ quan ngại sâu sắc. Tổng thống Pháp phản đối NATO mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản....
Tin mới nhất
UNRWA cáo buộc Israel buộc người dân ở Dải Gaza sang Ai Cập
21:25:20 11/12/2023
Ông Philippe Lazzarini nhấn mạnh: LHQ và một số quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, đã kiên quyết phản đối việc buộc người dân sống ở Dải Gaza phải di dời khỏi khu vực này .
Tunisia và Kazakhstan sơ tán công dân khỏi Dải Gaza
21:22:39 11/12/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 10/12, Bộ Ngoại giao Tunisia cho biết nước này đã sơ tán 57 công dân và gia đình họ khỏi Dải Gaza.
Nhiều người bị thương trong vụ va chạm giữa hai tàu hỏa ở Italy
20:17:10 11/12/2023
Thông tin ban đầu từ hãng đường sắt Trenitalia cho biết, đoàn tàu mang số hiệu R1742 đã va chạm với tàu cao tốc Freccia Rossa FR8898 tại khu vực nằm giữa thành phố Castelbolognese và Forli, rất may vụ va chạm không xảy ra ở tốc độ cao.
Thủ tướng Israel kêu gọi Hamas đầu hàng
20:12:17 11/12/2023
Trong một tuyên bố, ông Netanyahu cho biết cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhưng đã bắt đầu hồi kết đối với Hamas. Theo ông Netanyahu, mọi chuyện đã kết thúc và các tay s.úng Hamas nên đầu hàng.
Bài diễn văn nhậm chức khác lạ của tân Tổng thống Argentina
18:16:55 11/12/2023
Tân Tổng thống Argentina, ông Javier Milei, đã có một bài phát biểu nhậm chức vô cùng đặc biệt, đưa ra những số liệu về tình hình kinh tế vô cùng khẩn cấp của đất nước và cảnh báo người dân có thể sốc với cách cắt giảm chi tiêu công của...
Hậu duệ Tần Thủy Hoàng có thể vẫn tồn tại, họ Doanh "bay màu" khỏi lịch sử Trung Quốc là do đâu?
17:00:05 11/12/2023
Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến của Trung Quốc. Ông còn được gọi với cái tên Doanh Chính , có thể nói là vị vua tàn độc nhất nhì nước tỷ dân.
Nhật Bản và chủ trương nới lỏng định lượng
16:23:26 11/12/2023
Vào ngày cuối cùng của tháng 10 vừa qua, BOJ (Ngân hàng Nhật Bản) đã chấp nhận áp dụng chính sách thực dụng tài chính bằng cách cho phép tăng lãi suất trái phiếu vượt 1%.
Nhà Trắng tuyên bố bất ngờ về viện trợ cho Ukraine
16:19:45 11/12/2023
Quan chức Nhà Trắng khẳng định phần lớn số t.iền mà Mỹ viện trợ Ukraine ở lại trong nước vì chúng sẽ được trả cho các tập đoàn quốc phòng nội địa để sản xuất vũ khí, đạn dược.
Chuyến đi Trung Đông của ông Putin
16:18:42 11/12/2023
Ngày 6/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và khởi hành đến Saudi Arabia ngay sau đó.
Lãnh đạo Israel kêu gọi Hamas đầu hàng, LHQ sắp bỏ phiếu yêu cầu dừng b.ắn ở Gaza
15:49:38 11/12/2023
Trong một bài phát biểu mới, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kêu gọi các tay s.úng Hamas hạ vũ khí và đầu hàng quân đội Do Thái.
Cờ Nga ở thành trì Kiev tại Donetsk, Pháp ủng hộ EU mở đàm phán kết nạp Ukraine
15:45:39 11/12/2023
Quân Nga đã treo cờ nước này ở ngoại ô Maryinka, một thị trấn then chốt tại vùng Donetsk và là thành trì lớn nhất của chính quyền Kiev ở miền đông Ukraine.
Ông Biden mời tổng thống Ukraine đến Nhà Trắng hội đàm
14:23:23 11/12/2023
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mời người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tới Nhà Trắng hội đàm vào ngày 12/12, để thảo luận về cuộc xung đột đang tiếp diễn với Nga.
Những thách thức đối với ông Putin nếu tái đắc cử Tổng thống Nga
12:41:30 11/12/2023
Xung đột Ukraine chưa có hồi kết, nhân sự chủ chốt trong giới lãnh đạo đã cao t.uổi và cần thay thế là 2 trong số nhiều thách thức ông Putin đối mặt nếu tái đắc cử Tổng thống Nga.
Hé lộ loại tên lửa giúp Nga đối phó với tiêm kích F-16 ở Ukraine
12:38:29 11/12/2023
Tên lửa tầm xa 40N6 của hệ thống phòng không S-400 có thể giúp Nga đối phó với dàn tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất và được phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Nga tăng quân tới Avdiivka, Kiev cải tiến tên lửa từng tấn công soái hạm Moskva
10:24:15 11/12/2023
Quan chức Ukraine ở thị trấn Avdiivka cho hay, quân đội Nga đã điều thêm quân và gây áp lực lên toàn bộ tuyến phòng thủ xung quanh thị trấn .
Đệ nhất phu nhân Ukraine nêu nguy cơ, Mỹ - Nga bất đồng về viện trợ cho Kiev
10:15:02 11/12/2023
Đệ nhất phu nhân Ukraine cho rằng nước này đang đứng trước nguy cơ sống còn nếu phương Tây ngừng viện trợ. Mỹ và Nga tranh cãi về ảnh hưởng của việc viện trợ cho Kiev.
Israel nêu tổn thất tại Dải Gaza, Iran cảnh báo 'nguy cơ không thể kiểm soát'
10:04:07 11/12/2023
Israel đang hứng chịu tổn thất nặng nề trong chiến dịch quân sự tại Dải Gaza. Iran cảnh báo nguy cơ không thể kiểm soát sau khi Mỹ chặn nghị quyết kêu gọi ngừng b.ắn.
Hezbollah nã rocket vào Israel, lãnh đạo LHQ quyết thúc đẩy ngừng b.ắn ở Gaza
09:45:22 11/12/2023
Tờ Haaretz của Israel đưa tin, Hezbollah cũng lên tiếng nhận trách nhiệm về một vụ xâm phạm không phận ở phía bắc quốc gia Do Thái cùng ngày 10/12.
Nga nói đ.ánh bại ba lữ đoàn Ukraine, Kiev gấp rút tìm chiến cơ phương Tây
09:35:29 11/12/2023
Theo Cụm quân trung tâm của Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, lực lượng này đã đ.ánh bại ba lữ đoàn Ukraine gần thành phố Lyman.
Xem bộ binh Israel giao tranh lực lượng Hamas ở Dải Gaza
09:32:48 11/12/2023
Dưới đây là đoạn video hiếm ghi lại cảnh nhóm binh sĩ Israel tiến vào những khu vực do Hamas kiểm soát ở thành phố Jabalia thuộc phía bắc Dải Gaza.
IDF kêu gọi người dân Khan Younis sơ tán, Mỹ bán đạn xe tăng cho Israel
09:30:13 11/12/2023
Quân đội Israel kêu gọi người dân ở thành phố Khan Younis sơ tán tới các địa điểm được chỉ định. Chính phủ Mỹ dùng quyền khẩn cấp để bán 14.000 quả đạn xe tăng cho Israel.