EU bầu Thủ tướng Ba Lan làm chủ tịch kế tiếp
Trong bối cảnh đối mặt với một loạt thách thức vì cuộc khủng hoảng Ukraine, lãnh đạo châu Âu ngày 31/8 đã bầu Thủ tướng Ba Lan là chủ tịch kế tiếp của Liên minh châu Âu (EU) trong khi bầu Ngoại trưởng Ý đứng đầu cơ quan ngoại giao của khối.
Từ trái qua phải: Thủ tướng Ba Lan Tusk, chủ tịch hiện nay của EU Herman Van Rompuy và bà Mogherini , Ngoại trưởng Ý.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, người được cho là nói tiếng Anh không trôi chảy và không nói được tiếng Pháp, là lãnh đạo miền đông châu Âu đầu tiên giữ một vị trí cấp cao trong EU. Nhà lãnh đạo Ba Lan nổi tiếng là người chỉ trích cứng rắn đối với Kremlin, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
“Ban lãnh đạo mới của EU đã hoàn chỉnh”, chủ tịch hiện nay của EU Herman Van Rompuy cho biết.
Ông Herman Van Rompuy cho rằng nhóm lãnh đạo mới đối mặt với 3 thách thức: nền kinh tế châu Âu bị trì trệ, cuộc khủng hoảng ở Ukraine mà ông gọi là “đe dọa tồi tệ nhất đối an ninh của châu lục kể từ Chiến tranh Lạnh” và vị trí của Anh ở EU.
“Tôi tới Brussels từ một đất nước tin tưởng sâu sắc vào tầm quan trọng của châu Âu”, Thủ tướng trung tả Tusk cho biết trong một cuộc họp báo với ông Van Rompuy và bà Mogherini.
Ông khẳng định “không ai có thể tưởng tượng EU lại không có Anh” và cam kết nỗ lực hết sức để đáp ứng yêu cầu cải cách của London.
Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông “vui mừng” trước sự bổ nhiệm và bình luận của ông Tusk.
Video đang HOT
Ông Tusk sẽ đảm nhiệm cương vị chủ tịch EU vào ngày 1/12, trong khi bà Mogherini, nếu được nghị viện châu Âu phê chuẩn, sẽ bắt đầu công việc mới vào ngày 1/11.
Nói về trình độ tiếng Anh của mình, Thủ tướng Tusk cho biết: “Đừng lo, tôi sẽ trau dồi tiếng Anh của mình như tiếng Ba Lan và 100% sẵn sàng vào ngày 1/12 tới”, ông Tusk cho biết bằng tiếng Anh.
Trong khi đó, việc đề cử bà Mogherini ban đầu vấp phải phản ứng từ các nước Đông Âu và cả giới chức Anh, do cho rằng bà thiếu kinh nghiệm và quá mềm mỏng với Nga. Hồi tháng 7 bà đã không được tham dự phiên họp thượng đỉnh của EU. Nhưng sau khi Ý ủng hộ trừng phạt thêm Nga, bà Mogherini, người nói tiếng Anh và tiếng Pháp trôi chảy, đã được ủng hộ cho vị trí hiện nay.
“Tôi biết thách thức là rất lớn, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng này. Khắp châu Âu đều có khủng hoảng”, bà nói.
Theo Dantri/ AFP
NATO: Hơn 1.000 lính Nga đang hoạt động tại Ukraine
Một quan chức cấp cao của NATO ngày 28/8 cho hay hơn 1.000 binh sĩ Nga đang hoạt động bên trong Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
NATO công bố một bức ảnh mà liên minh này nhận dạng là các khẩu pháo của Nga tại Ukraine.
NATO đã công bố các bức ảnh vệ tinh mà liên minh này nói là cho thấy các lực lượng bên trong lãnh thổ Ukraine để giúp phe ly khai chiến đấu với các lực lượng chính phủ.
Chuẩn tướng Niko Tak của NATO nói rằng hơn 1.000 binh sĩ Nga đang hoạt động bên trong UKraine, cả hỗ trợ quân ly khai và chiến đấu cho phe mình.
Ông Niko Tak nói với hãng tin BBC rằng đã có "sự leo thang nghiêm trọng về cấp độ và độ tinh vi trong sự can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine" trong 2 tuần qua.
"NATO đã phát hiện số lượng lớn các vũ khí tiên tiến, trong đó có các hệ thống phòng không, pháo, xe tăng, xe chở binh sĩ bọc thép đang được chuyển cho lực lượng ly khai ở đông Ukraine", ông Tak nói.
"Họ (người Nga) hỗ trợ phe ly khai và chiến đấu cùng họ", hãng tin AFPcũng dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của NATO cho biết, nói thêm rằng nguồn cung vũ khí từ Nga đã tăng cả về số lượng và chất lượng.
Theo quan chức trên, tình hình đã trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết do một tuyến đường quan trọng giữa Donetsk và Novoazovsk, trên biển Azov gần biên giới Nga, đã bị các lực lượng thân Nga chặn lại.
"Tuyến tiếp tế cho quân đội Ukraine đã bị cắt", ông nói.
Khói bốc lên sau các vụ nã pháo tại Lugansk, miền đông Ukraine ngày 26/8.
Tuy nhiên, đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu, Vladimir Chizhov, đã bác bỏ các thông tin trên.
Ông Chizhov cho hay NATO "chưa từng đưa ra một chút bằng chứng nào" cho các cáo buộc của liên minh này.
Đại sứ Nga nói thêm rằng các binh sĩ Nga duy nhất trên đất Ukraine là 10 lính nhảy dù bị quân đội Ukraine bắt giữ hồi đầu tuần này.
Phía Nga cho hay các binh sĩ đó đã vô tình vượt qua biên giới trong khi đang tham gia tuần tra một khu vực biên giới Nga-Ukraine.
Ukraine kêu gọi trợ giúp quân sự "quy mô lớn" từ phương Tây
Các cáo buộc của NATO diễn ra một tuần trước hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này tại Cardiff (Anh), nơi các hành đồng tiềm tàng chống lại Nga vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine sẽ được thảo luận.
Đại sứ Ukraine tại EU ngày 28/8 đã kêu gọi sự trợ giúp quân sự "quy mô lớn" từ phương Tây trong bối cảnh có các báo cáo nói rằng các binh sĩ Nga đã giúp mở một mặt trận mới ở đông nam Ukraine.
Giới lãnh đạo EU sẽ thảo luận các diễn biến mới tại một cuộc gặp vào ngày 30/8, vốn có nhiệm vụ cơ bản là bầu các vị trí hàng đầu của EU.
Ngay trước cuộc gặp vào ngày mai, Tổng thống UKraine Petro Poroshenko sẽ gặp người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Chủ tịch EU Herman Van Rompuy tại Brussels, Bỉ.
An Bình
Theo Dantri/AFP, BBC
Mỹ mời 50 lãnh đạo châu Phi hội đàm để đối trọng với Trung Quốc Tổng thống Mỹ Barack Obama, người từng tạo ra những kỳ vọng lớn tại châu Phi trong cuộc tranh cử năm 2008, sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo châu lục này trong tuần tới. Ông Obama sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi vào tuần tới. Các lời mời đã được gửi tới 50 nguyên thủ...