EU bất nhất về viện trợ Palestine giữa xung đột Hamas-Israel
Những tuyên bố của Ủy ban châu Âu xoay quanh khoản viện trợ phát triển dành cho Palestine đã vấp phải phản ứng của các nước EU, trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas đang đe dọa cuộc sống của người dân tại khu vực này.
Theo Reuters, quyền Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares ngày 10/10 tuyên bố nước này phản đối đề xuất đình chỉ viện trợ của Liên minh châu Âu (EU) cho các vùng lãnh thổ Palestine.
“Sự hợp tác này phải tiếp tục, chúng ta không thể nhầm lẫn Hamas, vốn nằm trong danh sách các nhóm khủng bố của EU, với người dân Palestine, chính quyền Palestine hoặc các tổ chức của Liên hợp quốc trên thực địa”, ông Albares nói.
Trên thực tế, EU hiện là một trong những đối tác viện trợ lớn nhất dành cho Palestine. Trong giai đoạn từ 2021-2024, EU dự trù sẽ giải ngân khoảng 1,2 tỷ euro để tài trợ cho các dự án tái thiết Palestine, trong đó đặc biệt tập trung trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Video đang HOT
Tuyên bố của quan chức Tây Ban Nha được đưa ra sau khi Uỷ viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng và láng giềng ông Oliver Varhelyi bất ngờ thông báo đăng trên mạng xã hội X cùng ngày rằng EU sẽ tạm dừng tất cả các khoản viện trợ phát triển dành cho Palestine trong năm 2023.
Tuyên bố này lập tức vấp phải phản ứng của một loạt quốc gia. Các nhà ngoại giao cho biết Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Luxembourg và Ireland đã công khai lên tiếng cảnh báo không nên cắt viện trợ nhằm gây tổn hại cho dân thường Palestine và đặt câu hỏi về thẩm quyền của Ủy ban châu Âu.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ireland cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng không có cơ sở pháp lý cho quyết định đơn phương kiểu này của một cá nhân Ủy viên và chúng tôi không ủng hộ việc đình chỉ viện trợ”.
Hơn 5 giờ sau khi thông tin trên được chia sẻ, Ủy ban châu Âu tiếp tục đưa ra tuyên bố đảo ngược quyết định này. Theo đó, Ủy ban châu Âu xác nhận bắt đầu xem xét viện trợ khẩn cấp nhưng cũng tuyên bố rằng “vì không có khoản viện trợ nào được dự đoán trước nên sẽ không có việc đình chỉ viện trợ (với Palestine)”.
Ủy ban châu Âu sau đó cũng nêu rõ, các khoản viện trợ nhân đạo vốn tách biệt với ngân sách viện trợ phát triển sẽ vẫn được duy trì, đồng thời nhấn mạnh cơ quan này đang tiến hành đánh giá để “đảm bảo rằng không có khoản viện trợ nào của EU gián tiếp cho phép bất kỳ tổ chức khủng bố nào thực hiện các cuộc tấn công chống lại Israel”.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Pháp ra tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi không ủng hộ việc đình chỉ viện trợ mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân Palestine và chúng tôi đã nói rõ điều này với Ủy ban châu Âu ngày hôm qua”.
Reuters cho rằng, sự bất đồng trong phát ngôn của EU phản ánh sự chia rẽ lâu dài trong khối 27 thành viên này, trước tiên là trong việc viện trợ Palestine, và nhìn rộng ra là trong cuộc xung đột Israel-Palestine.
Trước đó, Đức và Áo cho biết họ đã quyết định đình chỉ viện trợ phát triển song phương cho người Palestine, trong khi những nước khác như Italia, Anh cho biết vấn đề này vẫn chưa được đưa ra thảo luận.
Dự kiến EU sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn của các Ngoại trưởng thuộc khối để thảo luận về tình hình tại Israel trong ngày 10/10. Theo đó, bất kỳ sự điều chỉnh nào về quan điểm và phản ứng của EU đối với tình hình thực tế sẽ được đưa ra với tư cách một phát ngôn chính thức và thống nhất của EU.
Áo cam kết 'hỗ trợ vô điều kiện' cho Ukraine gia nhập EU
Áo cho biết về mặt chính trị, nước này không trung lập và sẽ ủng hộ Ukraine trên con đường gia nhập EU.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Áo Wolfgang Sobotka tại Kiev. Ảnh: Kyiv Independent
Mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 26/9 dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Áo Wolfgang Sobotka cho biết Vienna sẽ tiếp tục đứng sau Ukraine và hỗ trợ quốc gia bị xung đột tàn phá này trên con đường gia nhập EU bất chấp truyền thống trung lập của Áo.
Áo có truyền thống trung lập lâu đời bắt nguồn từ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Kiev, ông Sobotka nhấn mạnh rằng, về mặt chính trị, Áo không trung lập và sẽ ủng hộ Ukraine gia nhập EU.
Theo dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới (IFW), Áo cho đến nay đã cam kết viện trợ 750 triệu euro cho Ukraine, bên cạnh khoảng 2,5 tỷ euro thông qua các cam kết khác nhau của EU - khiến nước này trở thành nhà tài trợ lớn thứ 16 ở EU cho Kiev.
Tuy nhiên, Áo chỉ cung cấp thiết bị quân sự phi sát thương người do tính trung lập của nước này. Mặc dù vậy, Áo gần đây đang gặp khó khăn vì tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga. Tính đến tháng 7, nước này đã nhập khẩu khoảng 66% lượng khí đốt từ Nga, so với 79% trước xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022.
Áo mới đây cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân cao hơn bao giờ hết. "Rủi ro hạt nhân đang lớn hơn bao giờ hết. Chúng ta phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này", Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg tuyên bố.
"Chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân đang chịu áp lực rất lớn. Chúng ta đang ở trong một tình thế dường như vô vọng: bế tắc trong việc giải trừ vũ khí", ông Schallenberg nói thêm.
30 năm Hiệp định Oslo: Cần một tiến trình mới Ngày 13/9/1993, các nhà lãnh đạo Israel và Palestine đã gặp nhau ở Washington để ký vào một "Tuyên bố nguyên tắc", còn gọi là Hiệp định Oslo, với niềm tin rằng đó sẽ là tiền đề cho hòa bình khu vực. 3 thập kỷ sau, tiến trình hòa bình mà nó hứa hẹn vẫn chưa diễn ra. Hiệp định của hy vọng...