Estonia: Quốc gia nhỏ bé chống dịch Covid-19 hiệu quả tại Châu Âu nhờ chuyển đổi số và nguyên tắc 1 lần
Khảo sát về mức độ lo lắng của người dân được thực hiện bởi Politico cho thấy Estonia đứng thứ 3 về độ lạc quan trong tình hình dịch hiện nay so với thứ 7 của Pháp và thứ 5 của Đan Mạch.
Lo lắng, sợ hãi, khủng hoảng, nghi ngờ là hàng loạt những cảm xúc của người dân Châu Âu khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ. Tuy nhiên tại quốc gia nhỏ bé Estonia, người dân nơi đây lại chẳng hết hy vọng. Những thống kê cho thấy phần lớn người Estonia đều khá lạc quan về khả năng chiến thắng dịch bệnh của quốc gia, vậy đâu là nguyên nhân?
Câu trả lời đơn giản: Chuyển đổi số.
Lạc quan trong mùa dịch
Có thể nói Estonia là một trong những nước Châu Âu đi đầu đóng cửa biên giới, trường học cũng như việc tụ tập đi làm. Điều đáng lưu ý hơn là khảo sát về mức độ lo lắng của người dân được thực hiện bởi Politico cho thấy Estonia đứng thứ 3 về độ lạc quan trong tình hình dịch hiện nay so với thứ 7 của Pháp và thứ 5 của Đan Mạch.
Theo nhiều chuyên gia, Estonia được chuẩn bị khá tốt cả về kinh tế lẫn xã hội trong công cuộc chống dịch Covid-19. Đầu tiên, kinh tế của nước này gắn chặt với mảng công nghệ.
Tiếp đó, xã hội của Estonia cũng dễ dàng thực hiện việc hạn chế gặp mặt khi chuyển đổi số thành công với mô hình chính phủ điện tử, phần lớn các dịch vụ hành chính công của nước này đều được thực hiện trực tuyến. Chỉ duy nhất 3 trường hợp là buộc người dân Estonia phải trình diện là cưới xin, di chúc và ly dị, còn lại họ hoàn toàn có thể thực hiện online.
Năm 2019, Estonia đã vượt qua Mỹ để trở thành 1 trong 3 nước có ứng dụng công nghệ tốt nhất trong thị trường tiêu dùng. Khoảng 99% số hộ gia đình tại Estonia có kết nối Internet, hệ thống giáo dục của nước này cũng thuộc hàng đầu Châu Âu trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới.
Ngay từ năm 2017, Estonia đã đứng thứ 25 thế giới trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới công nghệ toàn cầu (GII). Ngoài những thành tựu đáng kể về kỹ thuật khoa học, việc giáo dục người dân cũng như ứng dụng của chính phủ trong hành chính công đã giúp Estonia được đánh giá cao về cách mạng công nghệ. Dù chỉ có dân số hơn 1 triệu người, chỉ bằng 1/6 Hà Nội (7,8 triệu người năm 2018) nhưng Estonia đã vượt qua rất nhiều cường quốc trong việc ứng dụng kho học vào cuộc sống.
Riêng tại Châu Âu, Estonia đứng đầu chỉ số ứng dụng công nghệ vào xã hội và kinh tế (DESI) cũng như chỉ số an ninh mạng.
Video đang HOT
Câu chuyện dẫn đầu của Estonia không có gì đáng ngạc nhiên nếu mọi người biết rằng quốc gia này đã hướng đến cách mạng khoa học kể từ sau khi tách khỏi Liên Xô, khởi đầu bằng dự án “Tiger Leap” năm 1996. Tuy nhiên chỉ đến khi Estonia khởi động chương trình số hóa toàn bộ thông tin cư dân của mình cùng hệ thống hành chính công thì cả thế giới mới bất ngờ chú ý đến đất nước này.
Chỉ với 100 Euro và 1 số giấy tờ xác minh, bạn có thể đăng ký trở thành công dân điện tử của Estonia mà chẳng cần phải đặt chân lên quốc gia này. Do thiếu nguồn nhân lực với chỉ 50% dân số đang trong độ tuổi lao động, Estonia muốn sử dụng công nghệ như 1 lợi thế thu hút tài năng trên khắp thế giới.
Kể từ khi ra đời hệ thống công dân điện tử đến nay, Estonia đã chào đón hơn 200.000 người đăng ký. Phần lớn trong số đó muốn tận dụng ưu thế hành chính điện tử của Estonia để có thể mở doanh nghiệp và hoạt động như 1 công ty Châu Âu dù đang ở nước khác. Điều đáng ngạc nhiên hơn là chương trình nhập cư điện tử này chỉ có 16 người vận hành và phần lớn được quản lý trực tuyến.
Việc tiến hành phần lớn thủ tục hành chính công bằng công nghệ khiến Estonia không những tiết kiệm được thời gian mà còn cả nhân lực. Họ cũng cho số hóa toàn bộ hệ thống bầu cử, hệ thống quản lý nhà nước cùng hệ thống đăng ký y tế.
Để làm được điều đó, Estonia chỉ dùng 3 bước:
- Thiết kế một nền tảng tập trung cho phép nhiều thành phần kết nối, mỗi thành phần đều có thể làm mới, thêm vào bất kể phần mềm do chính phủ hay tư nhân xây dựng.
- Đảm bảo nền tảng đang vận hàng được sử dụng những công nghệ tốt nhất cũng như phù hợp với yêu cầu đặt ra.
- Nếu nền tàng thành công, hãy ứng dụng chúng vào xã hội để tiếp tục hoàn thiện.
Công nghệ đang giúp Estonia trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Nguyên tắc chỉ 1 lần
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của Estonia khi xây dựng hệ thống hành chính điện từ là “Chỉ 1 lần”, nghĩa là không bao giờ được phép hỏi lại công dân cùng 1 thông tin. Ví dụ nếu công dân Estobnia đã khai địa chỉ nhà hoặc tên thành viên gia đình cho Cục hải quan thì bộ phận cung cấp bảo hiểm sẽ không phải hỏi lại lần nữa. Không 1 cơ quan hành chính nào của Estonia phải hỏi lại cùng 1 thông tin do chúng đã được lưu trữ vào kho nguồn.
Chỉ bằng với nguyên tắc giản đơn này mà Estonia đã tiết kiệm vô số tiền và sức lực cho hành chính công.
Không dừng lại ở đó, Tổng cục thuế của nước này còn đề nghị tất cả các công ty phải đóng góp hơn 1.000 Euro cho việc xác minh xổ sách hàng tháng, qua đó hạn chế tình trạng trốn thuế. Nhằm giảm thiểu những phiền hà tới hoạt động kinh doanh, Estonia xây dựng hẳn 1 hệ thống cập nhật tự động giữa kế toán công ty và cơ quan thuế.
Bất chấp 1 số chỉ trích, chương trình này đã thành công vang dội khi giúp cơ quan thuế thu thêm hơn 60 triệu Euro tiền thất thu, cao hơn gấp đôi mục tiêu ban đầu.
Bên cạnh đó, Estonia cũng gây bất ngờ cho giới đầu tư khi ngân hàng nhà nước chỉ có 1 thỏi vàng trong kho bạc và chúng chẳng đủ độ tinh khiết nên được đặt trong bảo tàng. Số tài chính và vàng dự trữ được Estonia cất giữ tại các ngân hàng nước ngoài như Mỹ và được quản lý bằng hệ thống điện tử.
Tuy nhiên, đây không phải thứ khiến nhiều quốc gia trên thế giới thán phục Estonia mà là con đường xây dựng nên thành công này.
Niềm tin và sự minh bạch
Đức đã nghiên cứu hệ thống bầu cử tự động trước Estonia rất lâu nhưng chẳng thể thực hiện cho đến tận ngày nay. Anh có một cơ sở hạ tầng công nghệ tốt hơn rất nhiều nhưng lại chẳng thể cập nhật dữ liệu công dân đầy đủ như Estonia. Singapore trở thành thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới nhưng lại thất bại khi gây dựng những dự án quan trọng như hệ thống điện toán toàn diện, qua đó duy trì những dịch vụ và cơ sở hạ tầng có thể hoạt động tốt trong dài hạn, điều này trái ngược với sự thành công của dự án X Road tại Estonia.
Nguyên nhân chính khiến Estonia thành công vang dội đến tận ngày nay nằm ở niềm tin, đặc biệt là niềm tin vào chính phủ. Việc người dân nhiều nước lo lắng thông tin của họ bị rò rỉ khi tiết lộ hoặc lo ngại chính phủ sử dụng sai mục đích khiến hàng loạt kế hoạch cách mạng công nghệ bị chậm.
Riêng tại Estonia, chính phủ đã gầy công xây dựng niềm tin của dân chúng từ hơn 20 năm nay. Bắt đầu bằng những dự án rất nhỏ cho đến các chính sách lớn. Người dân Estonia hầu như quen mặt các chính khách cũng như cảm thấy thân thiện với quan chức hơn nhiều nước. Chính điều này tạo sự dễ dàng cho chính phủ khi triển khai các dự án lớn trên cả nước.
Ngoài ra, tính minh bạch cũng giúp tiến trình công nghệ hóa đất nước tiến hành thuận lợi. Với tư cách là 1 công dân Estonia, bất kể là sống tại đây hay đăng ký công dân điện tử, bạn có thể đăng nhập vào hệ thống chính phủ điện tử bất cứ lúc nào với mật mã riêng để kiểm tra thông tin bản thân, từ vé phạt đỗ xe, đơn khám ở bệnh viện đến hồ sơ thuê đang tiến hành.
Mặc dù nền tảng công nghệ của Estonia được xây dựng từ trước khi kỹ thuật Blockchain ra đời nhưng chúng lại bất ngờ chia sẻ chung giá trị, đó là sự minh bạch trong từng giao dịch.
Tất nhiên, những nền tảng như của Estonia khó mà áp dụng được ở nhiều nước dù chúng khiến người dân tin tưởng vào chính phủ hơn. Nguyên nhân là sự minh bạch, rõ ràng này thường khó có thể áp dụng tại nhiều quốc gia, nơi hành chính công còn nhiều tệ nạn tham nhũng, quan liêu.
Tin tưởng và sự minh bạch là xương sống của nền hành chính số tại Estonia. Không có 2 yếu tố này, Estonia khó lòng trở thành điểm sáng tại Châu Âu trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ IV. Cũng chính nhờ những thành công này trong việc chuyển đổi số, Estonia có lợi thế rất lớn khi chống Covid-19 bằng các biện pháp cách ly mà vẫn duy trì được một số hoạt động kinh doanh và hành chính công.
Nhà Trắng kêu gọi Apple và các công ty công nghệ khác giúp đỡ ngăn chặn dịch corona virus
Sáng sớm ngày hôm nay, Apple cùng nhiều công ty công nghệ khác đã được Nhà Trắng triệu tập để thảo luận về cách ứng phó với đại dịch corona virus đang lây lan mạnh mẽ.
Tờ Politico hiện đã đưa những thông tin chi tiết về cuộc họp này, bao gồm cả những gì mà chính quyền của ông Trump đang tìm kiếm ở những công ty công nghệ.
Cuộc họp được chủ trì bởi Giám đốc Công nghệ Hoa Kì - ông Michael Kratsios, với sự tham gia của Apple, Facebook, Google, Microsoft, Amazon, IBM và Twitter. Trong cuộc họp, ông Kratsios đã thúc đẩy các công ty này cùng phối hợp nỗ lực xử lí những hậu quả của dịch corona virus.
Chính quyền của Trump cũng muốn các công ty công nghệ này giúp đỡ bằng nhiều cách khác, bao gồm cả quản lí việc nghiên cứu:
"Chính phủ cũng đã khẩn cầu các công ty dùng chuyên môn công nghệ của mình để giúp những nơi đã bị corona virus ảnh hưởng. Nhà Trắng dự đính phát hành một nghiên cứu dữ liệu liên quan đến corona virus, và yêu cầu các công ty công nghệ giúp những nhà nghiên cứu y tế phân tích chúng bằng trí tuệ nhân tạo (AI)."
Một nguồn tin khác cho biết rằng Nhà Trắng cũng yêu cầu các công ty công nghệ "cung cấp cho chính quyền bất cứ thông tin nào có thể giúp theo dõi và quản lí sự bùng phát virus". Người phát ngôn của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ, dù vậy, lại phủ nhận việc Nhà Trắng có đưa ra một yêu cầu như vậy.
Cuối cùng, chính quyền của Trump cũng chính thức lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của nền công nghiệp công nghệ để giúp đỡ các công ty, trường học và các lĩnh vực khác để chuyển sang làm việc từ xa lẫn học online nếu cần thiết.
Trong một tuyên bố sau cuộc họp này, ông Kratsios một lần nữa nhấn mạnh những công ty như Apple đang nắm giữ vai trò trong công cuộc khống chế corona virus và những tin tức liên quan nó:
"Những công ty công nghệ hàng đầu và những nền tảng online trọng yếu sẽ có vai trò chủ chốt trong nỗ lực toàn lực này. Cuộc họp này hôm nay đã chỉ ra hướng đi sắp tới và chúng tôi dự định sẽ tiếp tục cuộc thảo luận quan trọng này."
Theo FPT Shop
Gió đổi chiều: Uber muốn trở thành "Gojek của phương Tây" Năm 2015, Gojek ra mắt ứng dụng xe ôm công nghệ đầu tiên với hy vọng trở thành Uber của Indonesia. Ngày nay, cuộc chơi đã đảo chiều: Uber muốn trở thành Gojek của phương Tây. Uber từ lâu không còn xem mình chỉ là ứng dụng gọi xe. Bốn năm trước, tập đoàn này giới thiệu dịch vụ đặt món ăn Uber...