Estonia chặn tàu huấn luyện của Nga liên quan tới vấn đề Crimea
Estonia đã chặn một tàu huấn luyện của Nga đi vào vùng lãnh hải nước này do trong số những người trên tàu có các học viên sỹ quan đến từ Crimea – bán đảo đã sáp nhập trở lại vào Nga hồi năm 2014.
Tàu huấn luyện STS Sedov của Nga.(Nguồn: russkiymir.ru)
Estonia đã chặn một tàu huấn luyện của Nga đi vào vùng lãnh hải nước này do trong số những người trên tàu có các học viên sỹ quan đến từ Crimea, bán đảo đã sáp nhập trở lại vào Nga hồi năm 2014.
Trong thông báo ngày 12/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Estonia, Sandra Kamilova cho biết nước này từ chối cấp phép nhập cảnh cho tàu STS Sedov sau khi biết rằng tàu này chở các học viên thuộc một trường đại học hàng hải có trụ sở ở Crimea.
Video đang HOT
Trong một phản ứng trên Twitter, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi hành động này là “bước đi khiêu khích và thiếu thiện chí.”
Theo truyền thông Nga, tàu STS Sedov đang trên đường tới cảng Gdynia ở Ba Lan.
Vụ việc xảy ra chỉ ít ngày trước chuyến thăm Nga đã được lên kế hoạch của Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid để gặp người đồng cấp nước chủ nhà Vladimir Putin và dự sự kiện mở lại Đại sứ quán Estonia tại Nga sau một thời gian đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp.
Mối quan hệ giữa Nga và Estonia đã xấu đi kể từ thời điểm Liên Xô trước đây sụp đổ vào năm 1991. Sau đó, nước cộng hòa vùng Baltic này đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004./.
Theo Thùy An (TTXVN/Vietnam )
Chương trình hợp tác Ukraine - NATO 2019
Ngày 10/4, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh về chương trình quốc gia hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong năm 2019.
Tổng thống Petro Poroshenko. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Poroshenko đã ký và công bố chương trình trên tại một cuộc họp với Phó Thủ tướng phụ trách hội nhập châu Âu và châu Âu - Đại Tây Dương, bà Ivanna Klympush-Tsintsadze.
NATO và Ukraine nhất trí tăng cường hợp tác song phương trong năm 2019 trong các lĩnh vực như huấn luyện quân nhân, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của NATO tại quốc gia Đông Âu này cũng như tăng tính an toàn của các kho tên lửa và đạn dược.
Nhiều năm qua, Ukraine vẫn nỗ lực đẩy nhanh tiến trình gia nhập NATO. Tổng thống Poroshenko từng tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên NATO trước năm 2020.
Ngoài ra, Tổng thống Poroshenko dự định sẽ yêu cầu NATO triển khai Kế hoạch Hành động thành viên (MAP) cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra ở London (Anh) vào tháng 12/2019 nếu ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai tới đây.
Ukraine sẽ phải tổ chức vòng hai bầu cử tổng thống do không có ứng cử viên nào giành được hơn 50% số phiếu ủng hộ để đảm bảo chiến thắng ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên ngày 31/3 vừa qua.
Theo Ủy ban Bầu cử trung ương (CEC), ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, ứng cử viên Volodymyr Zelensky, lãnh đạo đảng "Người phục vụ nhân dân", giành được 30,24% số phiếu ủng hộ, trong khi Tổng thống đương nhiệm Poroshenko nhận được 15,93% phiếu bầu, tiếp đó là cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko được 13% số phiếu.
Dự kiến, vòng hai cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào ngày 21/4 tới và là cuộc chạy đua giữa ứng cử viên Zelensky và Tổng thống đương nhiệm Poroshenko.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Nga muốn gia nhập NATO nhằm "chấm dứt thù địch" nhưng bất thành Nga từng nhiều lần đề nghị gia nhập khối NATO để chấm dứt tình trạng đối đầu nhưng đều bị liên minh này từ chối. Mới đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. 70 năm trước, 12 đồng minh sáng lập đã gặp nhau để ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương...