Email đầu tiên của cố Nữ hoàng Elizabeth II
Năm 1976, Nữ hoàng Anh Elizabeth II trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia đầu tiên gửi email thông qua mạng ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay.
Ngày 26/3/1976, chương trình mạng máy tính ARPANET, tiền thân của Internet được triển khai tại Cơ sở Thiết lập Tín hiệu và Radar Hoàng gia Anh, trung tâm nghiên cứu về công nghệ viễn thông tại Malvern. Cố Nữ hoàng Elizabeth II đến trung tâm để dự lễ thiết lập kết nối. Tại đó, nữ hoàng trở thành một trong những nguyên thủ đầu tiên gửi email.
Nhà khoa học máy tính Peter Kirstein, một trong những người tiên phong về Internet đã tạo tài khoản cho nữ hoàng với tên “HME2″, viết tắt của “Her Majesty, Elizabeth II” (Bệ hạ Elizabeth II). Nội dung email đầu tiên liên quan đến Coral 66, ngôn ngữ lập trình do trung tâm viễn thông tự phát triển.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II gửi email trên ARPANET năm 1976. Ảnh: Peter Kirstein.
“Thông điệp gửi đến mọi người dùng ARPANET để thông báo rằng ARPANET có thể chạy trên Coral 66 của máy tính GEC 4080, đặt tại Cơ sở Thiết lập Tín hiệu và Radar Hoàng gia, Malvern, Anh. Coral 66 là ngôn ngữ lập trình bậc cao thời gian thực, được triển khai bởi Bộ Quốc phòng” là nội dung email gửi bởi Nữ hoàng Elizabeth II.
“Những gì bà ấy cần là nhấn một vài nút, sau đó thông điệp của bà được gửi đi”, Kirstein chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Wired năm 2012. Nhà khoa học máy tính nổi tiếng qua đời năm 2020.
Video đang HOT
Không chỉ giúp nữ hoàng gửi email đầu tiên, Kirstein cũng góp phần đưa ARPANET đến Vương quốc Anh, triển khai đường mạng tại Đại học London vào năm 1973. Trong thập niên 1970 và 1980, ông giám sát mọi hoạt động của đất nước trên ARPANET, hỗ trợ nghiên cứu triển khai mạng trên giao thức TCP/IP, mở đường cho Internet mà chúng ta biết đến ngày nay.
Tháng 4/2012, Kirstein được ghi tên vào Đại sảnh Danh vọng Internet của Hiệp hội Internet (ISOC), cùng những nhân vật nổi tiếng như Vint Cerf, Bob Kahn và Tim Berners-Lee.
Kirstein sinh năm 1933 tại Đức, chuyển đến Anh vào 1937. Ông học toán và kỹ sư tại Đại học Cambridge và London. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, Kirstein trở thành nhà nghiên cứu của General Electric ở Zurich (Thụy Sĩ), cũng cộng tác cho Đại học Stanford và Đại học California, Los Angeles (UCLA).
Tại UCLA những năm 1960, Kirstein gặp Vint Cerf, “cha đẻ” giao thức TCP/IP. Khi làm giáo sư Đại học London thập niên 1970, ông tạo dựng mối quan hệ với nhiều nhà nghiên cứu, gồm những người đã đẩy mạnh áp dụng ARPANET tại Mỹ như Larry Roberts, người thiết kế ARPANET cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Nữ hoàng Anh đăng dòng tweet đầu tiên lên Twitter năm 2014. Ảnh: Science Museum.
Với khoản tài trợ trong một năm từ Bưu điện Vương quốc Anh cùng 5.000 bảng từ Davies và Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh, Kirsten thành lập hệ thống ARPANET tại Đại học London. Cơ sở hạ tầng liên kết giữa Mỹ đến Na Uy và Anh thông qua đường dây viễn thông xuyên Đại Tây Dương.
Kirsten cũng góp phần đưa kết nối mạng đến những vùng khác nhau của Vương quốc Anh, liên kết ARPANET với SATNET, hệ thống vệ tinh kết nối nhiều quốc gia châu Âu.
Tháng 11/1977, ông ngồi trên một chiếc xe tải ở Bắc California, sử dụng TCP/IP để gửi dữ liệu đến 3 hệ thống mạng: gói dữ liệu không dây dùng radio, ARPANET và SATNET. Đến năm 1983, TCP/IP được triển khai trên ARPANET, và Internet ra đời khi nhiều hệ thống mạng khác cũng áp dụng giao thức này.
Coolmate - startup đầu tiên tại Việt Nam nhận vốn từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới
Coolmate vừa nhận thêm 2,3 triệu USD cho vòng Series A từ GSR Ventures, trở thành startup đầu tiên tại Việt Nam nhận vốn từ một quỹ đầu tư hàng đầu thế giới từng hỗ trợ hàng loạt startup unicorn như Didi, Ele.me, Xiaohongshu.
Coolmate vừa nhận thêm 2,3 triệu USD cho vòng Series A từ GSR Ventures, trở thành startup đầu tiên tại Việt Nam nhận vốn từ một quỹ đầu tư hàng đầu thế giới từng hỗ trợ hàng loạt startup unicorn như Didi, Ele.me, Xiaohongshu.
Coolmate công bố huy động thêm được 2,3 triệu USD, bao gồm cổ phần phát hành mới và từ các cổ đông hiện hữu từ GSR Ventures và Do Ventures.
Đây là lần công bố gọi vốn thành công thứ 5 của Coolmate sau chương trình Shark Tank Việt Nam. Trong vòng gọi vốn gần nhất hồi tháng 5/2022, Coolmate đã huy động thành công 2 triệu USD với sự dẫn dắt của Access Ventures cùng sự tham gia của Do Ventures, CyberAgent Capital, và DSG Consumer Partners.
CEO tại Coolmate Phạm Chí Nhu, cho biết: " GSR Ventures là một quỹ đầu tư uy tín với dày dạn kinh nghiệm dẫn dắt các startup giai đoạn đầu trở thành unicorn (startup có định giá trên 1 tỉ USD). Chính vì vậy, chúng tôi quyết định mở rộng vòng Series A để có cơ hội đồng hành cùng GSR, học hỏi thêm những kiến thức quý báu trong xây dựng chuỗi cung ứng, từ đó đưa Coolmate tới giai đoạn phát triển đột phá."
Thành lập vào đầu năm 2019, Coolmate đi theo mô hình thương mại điện tử D2C (cung cấp sản phẩm trực tiếp qua kênh trực tuyến), nhằm cắt giảm chi phí phân phối trong bán lẻ truyền thống. Sản phẩm Coolmate được sản xuất 100% tại Việt Nam từ vải và phụ liệu chất lượng cao. Mô hình này cho phép Coolmate thường xuyên kết nối và lắng nghe những nhu cầu của khách hàng, từ đó mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
Sau 3 năm hoạt động, với doanh thu tăng gấp 3-4 lần mỗi năm, Coolmate mong muốn trở thành một điển hình về doanh nghiệp có trách nhiệm bằng việc kinh doanh bền vững, có lợi nhuận, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng, nhân viên, đối tác, và cổ đông.
Với số vốn và sự hỗ trợ từ GSR Ventures và Do Ventures, Coolmate dự kiến nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm may mặc của mình, từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất mới, đến việc trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp về vải, may và nguyên phụ liệu quy mô lớn hơn và đa dạng hơn.
Nhà máy Nobland - một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm Coolmate.
Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cùng với việc ngành dệt may nước nhà có cơ hội chuyển biến tích cực bằng việc quy tụ chuỗi giá trị thay vì hoạt động rời rạc, Coolmate sẽ tận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để hiện thực hóa mục tiêu doanh số năm 2022, tiến tới IPO vào năm 2025.
VinFast đã xóa bỏ rào cản giữa người dùng và ô tô điện thế nào? Ô tô điện hiện nay đang trở thành lựa chọn ưu tiên, thậm chí là "phải có" trong danh mục cân nhắc khi mua ô tô của rất nhiều người dùng Việt. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, VinFast - hãng xe điện đầu tiên của Việt Nam đã đi một quãng đường dài trên hành trình tạo dựng niềm tin cho...