Em trai chồng lấy vợ nhưng lại khệnh khạng đòi “anh chị liệu mà lo cho em cái xe Mẹc”
Tôi giàu thì chưa chắc nhưng chắc chắn không có ngu.
Đúng là lúc nghèo khổ đói rách đến 10 nghìn đổ xăng còn vét túi này túi nọ không đủ thì chẳng ai biết nhưng cứ hễ hơi ổn định một chút là cả làng cả tổng hay.
Tôi 41 tuổi, chồng năm nay cũng 51 rồi. Hai vợ chồng tôi đúng là cày như hai con trâu từ lúc lấy nhau đến giờ 20 năm trời thì mới bắt đầu gọi là đợi bần hàn đi.
Đến giờ nhìn lại thời gian đã trôi qua tôi vẫn không hiểu động lực nào mà tôi có thể làm việc 1 ngày 15 – 16 tiếng đồng hồ, còn ông chồng thì cày mấy việc một lúc. Làm nhiều đến nỗi không có cả thời gian mà tiêu tiền!
Chúng tôi sợ nghèo, thật sự rất sợ, cứ nghĩ đến cái cảnh mua hộp sữa cho con cũng đắn đo nâng lên đặt xuống là tôi lại rùng mình. Bởi vậy nên hai vợ chồng cứ nai lưng ra làm, làm để con cái đỡ khổ còn mình thì khổ cũng được không sao.
Mấy năm gần đây chúng tôi ổn, nhà cửa có, xe cộ có, đất đai găm vài mảnh để đầu tư, tài khoản có dư một chút để phòng thân. Thế nhưng nói là giàu có thì không, đi lên từ hai bàn tay trắng, không chỗ dựa, không vốn liếng, không thừa kế thì ở đời có được mấy người gọi là giàu đâu.
Vợ chồng chúng tôi ở riêng lâu rồi vì chồng tôi không hợp bố mẹ, cứ ngồi xuống với nhau chỉ cần nói đến câu thứ 3 thôi là bắt đầu cãi nhau rồi. Bà thì ghét tôi lắm vì tôi hay cãi, tính tôi không nhịn được, cứ cái gì không hợp lý là tôi nói thẳng.
Vả lại, thời ý chúng tôi đã nghèo thì chớ nhưng vì ở chung nên bố mẹ chồng mặc định vợ chồng tôi phải lo cho chú út nên tôi không chấp nhận được. Con tôi còn lo chưa xong tôi rảnh hơi đâu mà đi nuôi con hộ người khác.
Chúng tôi ra ở riêng không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của bố mẹ chồng. Tiền không có lắm lúc đói quá phải giả vờ về ăn trực nhà ngoại. Bố mẹ tôi thương con thương cháu nên toàn bảo về mà ăn chứ đừng có để đói, đói thì kiếm tiền làm sao?
Video đang HOT
Về sau, mẹ tôi bán miếng đất ở quê, cho vợ chồng tôi 200 triệu và từ đó cuộc đời chúng tôi mới sang trang mới. Mà ông bà cũng có phải giàu có gì đâu, miếng đất bán đi được hơn 500 triệu thì cho tôi 200, cho anh trai tôi 200 nữa, ông bà còn có một chút để gửi tiết kiệm lấy tiền sinh hoạt hàng tháng mà thôi.
Cũng vì chuyện này mà với chồng tôi nếu nhà ngoại có việc anh đều lo hết không bao giờ nề hà vì lúc mình sắp chết, có người đưa tay ra vớt lên thì cả đời không quên được cái ơn đấy.
Đấy rồi giờ chúng tôi đâu vào đấy thì nhà chồng tôi bắt đầu lân la hỏi han. Mà tôi quên không kể nhà chồng tôi giàu nha, bố mẹ chồng lương hưu hơn 20 triệu/tháng. Bán mấy miếng đất phải được ngót nghét mười mấy tỷ chứ chả ít, thế nhưng lại đặc biệt ki bo!
Chú em chồng năm nay chuẩn bị lấy vợ, tôi với chồng bàn bảo cho chú ấy 20 triệu gọi là có tí quà để chú ấy lập gia đình mới.
À đấy mới là dự định thôi vì cuối cùng tôi và chồng không cho đồng nào hết cũng không đi dự cưới luôn mà cũng chẳng biết là có cưới xin gì hay không.
Nguyên nhân là lúc vợ chồng về thăm ông bà thấy chú út cũng ở nhà thì chồng tôi mới nói là sẽ cho vợ chồng chú từng ấy tiền. Vừa nói dứt lời thì thì mẹ chồng bĩu môi, bố chồng đập bàn, em chồng cười khẩy.
- Anh chị nhà lầu xe hơi đủ cả, tiền treo đầy người mà cho em hẳn 20 triệu để lấy vợ luôn! Anh chị hào phòng quá!
Câu này là mẹ chồng tôi nói.
- Tao đã không bắt chúng mày lo cho em cưới xin rồi thì chí ít chúng mày cũng phải biết điều cho em nó đàng hoàng một chút. Là anh là chị mà chúng mày sống khốn nạn thế à?
Câu này là bố chồng tôi nói.
Còn chú em chồng tôi thì ngồi gác chân khệnh khạng, mồm cười khẩy, đầu lắc lắc tỏ vẻ khinh thường.
- Thôi em nói thẳng, anh chị liệu liệu lo cho em cái xe Mercedes. Em cũng chẳng đòi xe 14 tỷ hay gì đâu, mua tạm cái Merc E thôi cũng được.
Ôi trời đất ơi, xe “Mẹc” mà nó bảo mua tạm thôi cũng được! Đến vợ chồng tôi bây giờ còn chẳng bao giờ nghĩ đến việc mua xe ở phân khúc ấy mà nó nói cứ như thể ra kia mua tạm con lợn thôi cũng được ấy.
Tôi nào có kịp phản ứng gì thì chồng tôi đứng phắt dậy đi ra ngoài. Nửa câu cũng không thèm nói. Bố mẹ chồng lẫn em chồng đều ngơ ngác không hiểu là ý của chồng tôi ra sao, có đồng ý mua cho nó hay không. Thế nhưng tôi cực kỳ hiểu chồng mình, anh đã đứng dậy phủi quần đi về nghĩa là anh không còn gì để nói với họ nữa.
Sau vụ đấy có vài lần bố mẹ chồng tôi gọi điện hỏi chuyện mua “Mẹc” cho em chưa thì chồng tôi đều cúp máy cái rụp luôn. Chắc là anh chán ngấy cái nhà mình rồi!
Em trai chồng mượn ô tô nhiều lần nhưng không đưa 1 đồng tiền xăng, tôi giả vờ về nhà bố mẹ đẻ: choáng váng khi nhận được 1 cuộc gọi
Sau một thời gian dài em trai chồng mượn ô tô nhưng không đưa 1 đồng tiền xăng, người chị dâu tỏ ra vô cùng khó chịu.
Cưới được người chồng như ý
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi về quê làm kế toán với mức lường hơn 5000 NDT (khoảng 17 triệu đồng). Sau 3 năm tôi lấy chồng. Chúng tôi gặp nhau tình cờ trong một buổi đi ăn. Anh hơn tôi 2 tuổi, làm việc trong cơ quan nhà nước, lương hơn 4000 NDT (hơn 14 triệu đồng). Gia đình anh ở nông thôn, và có 1 người em trai. Gia đình tôi phản đối nhưng vì tình yêu, chúng tôi nhất định đến với nhau.
Gia đình chồng không có điều kiện tốt nên gia đình tôi phải trả tiền đặt cọc nhà. Chúng tôi vay tiền ngân hàng để trả góp ngôi nhà chung. Sau khi cưới, vợ chồng tôi rất tình cảm và yêu thương nhau. Không bao lâu sau, chúng tôi có một bé trai. Sau vài năm tích cóp, 2 vợ chồng cũng mua được một chiếc xe ô tô cũ để tiện việc đi lại, đưa đón con. Khi đó, em trai chồng sắp tốt nghiệp đại học, nên thường xuyên tới nhà tôi ăn cơm tối. Tôi cơ bản không khó chịu về việc em trai chồng tới nhà ăn cơm, nhưng vì em là đàn ông nên cảm thấy hơi bất tiện. Tôi không thích vị quấy rầy và phải giữ kẽ trong chính ngôi nhà của mình.
Em trai chồng...
Sau khi em chồng tốt nghiệp, em không qua nhà tôi ăn cơm nữa. Tuy nhiên, em lại thường xuyên hỏi mượn xe ô tô khi có việc cần thiết. Khi thì đưa bố mẹ đi khám bệnh, khi thì đi công việc. Chồng tôi luôn vui vẻ cho em trai mượn, thậm chí còn dặn em không cần đổ xăng hay rửa xe khi trả lại.
Lâu dần, thành thói quen, cứ mỗi lần em chồng gọi điện hay tới chơi, đều là vì mượn xe của gia đình tôi. Hai năm qua, công việc của tôi không ổn định. Công ty hoạt động kém nên lương bị cắt giảm nhiều, tiền thưởng không có, chi phí học hành, nuôi con tăng cao, nên cuộc sống của gia đình cũng có phần chật vật. Lương của chồng ở cơ quan cũng không được cải thiện. Tôi chú ý tiết kiệm hết mức trong chi tiêu gia đình. Nhiều tháng phải vay thấu chi thẻ tín dụng để trang trải.
Ngày nào tôi cũng lo lắng vè tiền bạc. Thậm chí, tôi bàn với chồng sẽ bán xe ô tô đi để đỡ gánh nặng. Tuy nhiên, khi nghĩ đến sự bất tiện trong đi lại, đưa đón con không có xe che mưa nắng, vợ chồng tôi lại quyết định giữ xe.
Chuyến ghé thăm bất ngờ
Hôm đó, chồng gọi điện cho tôi báo rằng, em trai chồng sắp tới chơi. Đoán rằng em lại tới mượn xe, tôi lấy lí do mẹ đẻ gọi về nhà và đưa con đi. Tôi và con gái đi siêu thị dạo chơi. Chồng tôi gọi điện hỏi 2 mẹ con bao giờ về, nhắc tôi mua sườn về nấu cơm để đón tiếp em chồng. Tôi trả lời: "Trong nhà đâu còn nhiều tiền để mua sườn. Thậm chí, tiền vay thế chấp nhà đã đến hạn đóng lãi chúng ta còn chưa có. Không phải lúc nào cũng dùng thẻ tín dụng được".
Chồng tôi giải thích, em trai chồng đã đến chơi và về rồi. Em có gửi cho tôi một phong thư. Tôi và con gái về nhà mới hiểu rõ ngọn nguồn. Chồng kể lại rằng, năm cuối đại học, em trai chồng thực sự khó khăn nên anh bảo em tới nhà ăn cơm để đỡ áp lực hơn.
Sau khi ra trường, em thường xuyên mượn ô tô nhà tôi mà không đưa 1 đồng tiền xăng nào bởi chồng tôi từ chối. Lúc đó, điều kiện còn khó khăn, em dùng xe để lo công việc, đưa bố mẹ đi khám bệnh. Bây giờ, công việc của em đã tốt lên nhiều. Lần này tới chơi, em báo tin vui rằng đã có tiền mua nhà, mua xe của riêng mình. Em còn gửi cho vợ chồng tôi số tiền khoảng 200 triệu đồng.
Chồng đưa cho tôi tấm thẻ ngân hàng để kiểm tra. Nghe xong tôi choáng váng. Không ngờ trong suốt những năm qua tôi đã nghĩ xấu cho em chồng. Em cũng là người biết trước biết sau, biết ơn người hỗ trợ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Số tiền e đưa quả thực đã giúp đỡ vợ chồng tôi rất nhiều.
Qua chuyện này, tôi đã thay đổi hẳn góc nhìn. Hóa ra, trong cuộc sống, chúng ta không nên so đo, xét nét nhau quá, đặc biệt là giữa người một nhà với nhau. Anh em trong nhà, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, đùm bọc, yêu thương nhau là lẽ thường. Trên đời này, tình cảm, sự trân quý dành cho nhau mới thực sự đáng giá nhất.
Giá vàng tăng dựng đứng, tôi phải hoãn cưới khi nhà gái đòi kiềng vàng Đám cưới của tôi không thể diễn ra như dự định bởi nhà gái dứt khoát đòi tặng kiềng vàng ngoài các thứ sính lễ thông thường, trong khi giá vàng tăng dựng đứng. Tôi năm nay đã gần 30 tuổi, đang làm công nhân tại một công ty ở quê nhà Nam Định. Mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng một tháng...