“Em là học sinh trường Thực nghiệm”

Theo dõi VGT trên

Thời gian gần đây nổi lên vụ lùm xùm xoay quoanh phương pháp giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại. Mình không phải dân giáo dục nên không dám bàn cãi về việc đúng sai. Mình chỉ luôn quan niệm rằng, trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn tới cùng một đích đến…

Đừng quan trọng việc người ta đi con đường nào, mỗi người đều có cách của riêng mình. Chỉ cần nhìn xem họ có tới được đích hay không. Và quan trọng hơn, tại sao người này lại phải giống người khác, cuộc sống luôn cần sự khác biệt, chính sự khác biệt đó là nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Bạn bè mình, cái lứa học trò gần 100 đứa khóa 7 của trường Thực nghiệm, giờ đều thành đạt, dù là cách này hay cách khác. Một số lượng không nhỏ đang là Phó Giáo sư hoặc Tiến sĩ tại Úc, Anh, Nhật, Mỹ và cả trong nước. Các bạn tham gia ngành ngoại giao, bác sĩ, báo chí, kinh doanh, hay thậm chí cả đầu bếp cũng không thiếu. Ai cũng sống có ích và yêu cuộc sống mà họ đang có.

Nhưng cũng phải cảm ơn vụ lùm xùm này, nhờ nó mà trong lúc đang bận rộn với cơm, áo, gạo, tiền, mình lại có dịp được bồi hồi với bao kỷ niệm thời còn là học sinh trường Thực nghiệm.

Nếu có ai từng đọc cuốn truyện “Tottochan, cô bé bên cửa sổ”, sẽ hiểu phần nào cách dạy, cách học và quan trọng nhất là cách đối xử giữa thầy và trò trong một ngôi trường “khác thường”, mang đầy tính nhân văn. Và bọn mình đã may mắn được học, được chơi và được cùng nhau lớn lên như vậy.

Em là học sinh trường Thực nghiệm - Hình 1

Các học sinh lớp 1A khóa 7 trường Thực nghiệm (Hà Nội).

Nhớ cái thời cả nước chả có trường cấp 1 nào học bán trú thì bọn mình đã ngày ngày xách cặp lồng tới trường, trưa tíu tít rủ nhau lên giường đi ngủ. Có hôm mình tỉnh dậy, chả có ai bên cạnh, nhìn lên đã thấy cả lớp đang ngồi học, xấu hổ quá lồm cồm bò dậy ra bàn lấy sách vở nhưng cô giáo cũng chẳng khiển trách.

Từ lớp 1, sau giờ nghỉ giải lao và ổn định chỗ ngồi ở mỗi tiết học, bạn quản ca sẽ bắt nhịp cho cả lớp hát các bài hát trong lúc chờ cô giáo. Mình nhớ có hôm cô giáo nghỉ tiết, thế là cả lớp hát hết bài này tới bài khác, hát hăng say, mà toàn bài nhạc đỏ như kiểu: Tiến về Sài Gòn, Hò dô ta nào, Qua miền Tây Bắc… mình cũng vì thế mà thuộc không biết bao nhiêu bài hát.

Trong khi các bạn ở trường thường học vội học vàng để về nhà thì trường mình lại dư thời gian tới mức ngày nào cũng có một tiết học mà mình rất thích, đó tiết Tự học. Giờ đó các bạn có thể thoải mái mang bất cứ môn học nào mà mình thích nhất ra để học. Mình nhớ cứ tới giờ Tự học là mình lại lấy sách trong tủ Thư viện của lớp ra ngồi đọc. Có lẽ thói quen đọc được hình thành từ hồi đó.

Em là học sinh trường Thực nghiệm - Hình 2

Trong giờ học của học sinh khóa 7 trường Thực nghiệm (Hà Nội).

Ở các trường thường, các bạn vẫn học vẹt bảng cửu chương thì ở trường Thực nghiệm, bọn mình đã được học các khái niệm phần tử và tập hợp. Và thông qua phần tử và tập hợp để lý giải tại sao 2 2 lại thành 4 và tại sao 2×2 thành 4. Mình nhớ thời đó đồ chơi và đồ dùng học tập còn hiếm hoi thì bọn mình đã được sử dụng các miếng nhựa giống như miếng lego (mình còn nhớ các miếng đó có mầu xanh da trời, được Liên Xô tài trợ) để học Toán, dễ hiểu vô cùng.

Các môn học khác cũng đặc biệt không kém. Tiếng Nga có rất nhiều tiết một tuần và học từ lớp 1. Văn thì luôn học bằng giáo trình, giấy đen và khổ A4. Lớp 5 bọn mình đã được học truyện Kiều, Lục Vân Tiên, sử thi các dân tộc… Làm quen với thí nghiệm sinh học từ thời lớp 3, suốt ngày rủ nhau đi cạo địa y ở gốc cây xà cừ mang tới trường soi kính hiển vi xem cấu tạo của tế bào… Và bọn mình đã học với sự thích thú say mê.

Hồi đó học sinh trường mình rất hay được cô giáo cho vào Sứ quán Liên Xô giao lưu với các bạn thiếu nhi con cán bộ sứ quán và mỗi lần về, bạn nào cũng có quà, toàn những món quà mà trẻ con thời đó có mơ cũng chẳng có. Mình nhớ hồi lớp 3, có đợt lớp mình được chọn 10 bạn vào chơi sứ quán, mình và Đắc Đạt là hai bạn cô cân nhắc cho suất cuối. Thế rồi, cuối cùng Đạt được đi và mình đã buồn não nề, tự hứa cố gắng để đợt sau sẽ đến lượt mình.

Em là học sinh trường Thực nghiệm - Hình 3

Video đang HOT

Học sinh khóa 7 trường Thực nghiệm (Hà Nội) chụp ảnh ở tượng đài Lê Nin.

Và kỷ niệm sâu sắc nhất về thời gian đó, giờ vẫn còn hiện về trong những giấc mơ của mình, có lẽ là hình ảnh của mẹ mình mỗi buổi sáng mùa đông, trong cái rét cắt da cắt thịt, vẫn lọ mọ dậy từ lúc trời còn chưa rạng, nhóm bếp dầu để chuẩn bị cho con gái một cặp lồng cơm có đủ thịt và rau mang đến trường.

Buổi trưa bọn mình thường hay xem bạn bè được bố mẹ chuẩn bị cho món gì, có ngon không, nhiều bạn lười ăn cũng thường hay nhờ nhau ăn giúp. Mình vẫn còn nhớ bạn Thanh Hương rất hay được bố rang mì tôm vụn cho giòn để làm món tráng miệng, hay bạn Tú Anh lại thường mang cà chua để ăn sau bữa trưa, và mình cũng được ăn ké, rất vui và ấm áp.

Em là học sinh trường Thực nghiệm - Hình 4

Giờ ăn, mỗi bạn một cặp lồng cơm mang từ nhà.

Thế rồi, tới một ngày đầu năm lớp 7, bố mẹ báo cho mình một tin “sét đánh” về việc phải đi nhiệm kỳ 3 năm, mang theo em gái, còn mình sẽ phải chuyển trường, vào Sài Gòn sống với dì. Quỳnh Mai và Tú Anh đã bàn với nhau rằng mình sẽ không phải đi đâu cả mà tới sống ở nhà các bạn ấy, bố mẹ các bạn sẽ nuôi. Mình đã về nói với bố mẹ và lãnh một trận mắng xối xả.

Ngày tiễn mình đi Sài Gòn, ở sân Ga Hàng Cỏ, hơn chục đứa con gái ôm nhau khóc như mưa, khóc rất to, thỉnh thoảng còn ngước lên nhìn nhau nức nở. Báo hại, khách ở các toa khác cũng chạy lại vây kín xem có chuyện gì. Khi hiểu ra vấn đề, ai cũng ngạc nhiên tại sao bọn nó lại thương nhau đến thế. Rồi cả một thời gian dài sau đó, các bạn vẫn viết thư, vẫn báo tin, bọn tớ tới lớp, thấy bàn Liên Bình trống, thế là lại gục xuống bàn, khóc tiếp.

Những kỷ niệm đó, mãi mãi, mình nâng niu và mang theo trong hành trang cuộc đời.

Và vẫn luôn nhớ rằng, mình thật may mắn vì được là học sinh trường Thực nghiệm.

Phạm Liên Bình

Theo Dân trí

Công nghệ giáo dục: Một cái nhìn toàn cảnh - phần 2

Cựu du học sinh Việt tại Mỹ Nguyễn Siêu chia sẻ về những nội dung khác biệt trong chương trình Tiếng Việt - Giáo dục Công nghệ của GS. Hồ Ngọc Đại mà bản thân đã được học 5 năm. Theo đó, học sinh được học làm thơ năm lớp 2, học Truyện Kiều năm lớp 4, Văn học Nga năm lớp 5.

Dưới đây là phần 2 bài phân tích "Công nghệ giáo dục - một cái nhìn toàn cảnh" của tác giả Nguyễn Siêu - cựu học sinh trường Thực Nghiệm có 5 năm trọn vẹn học chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

7. Chúng tôi được học làm thơ năm lớp 2, học Truyện Kiều năm lớp 4, Văn học Nga năm lớp 5

Lên lớp hai, Công nghệ giáo dục tiếp tục trọng tâm vào dạy âm thanh. Chúng tôi được học thanh bằng và thanh trắc sớm hơn nhiều chương trình khác. Chúng tôi được học về cách gieo vần trong thơ. Có hai cách chúng tôi làm quen ở thời điểm này là vần chân và vần lưng. Vần chân là vần cuối câu, ví dụ như "Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa." Vần lưng là vần giữa câu, ví dụ như "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa/ Một buổi trưa nắng dài bãi cát".

Một lần nữa, cách gọi "vần chân" và "vần lưng" tiếp tục giúp tư duy hình ảnh của chúng tôi được phong phú hơn (nhìn dáng thơ như một dáng người). Chúng tôi hồi ấy rất thích được ngồi làm thơ trong lớp. Cô đọc một câu thơ 4 chữ, chúng tôi sẽ gieo vần chân hoặc vần lưng để viết nên hẳn một bài thơ. Những bài học này giúp tôi cảm nhịp, cảm vần khá tốt.

Lên lớp 4, chúng tôi được học Truyện Kiều, một điều có lẽ không có trong đại đa số chương trình khác. Một trong các đoạn trích được học là "Kiều ở lầu Ngưng Bích," nên khi học lại ở chương trình lớp 8 tôi không còn bỡ ngỡ chút nào. Chúng tôi bên cạnh đó cũng được đọc rất nhiều tác phẩm nước ngoài, từ Chekov tới Leo Tolstoy.

Tôi vẫn nhớ như in câu chuyện "Vanka" về cậu bé nghèo khổ, bất hạnh của nhà văn Chekov, khi đọc tôi khóc rất nhiều. Tôi tưởng tượng ra cuộc sống éo le của một đứa bé phải mưu sinh trong khu ổ chuột trên ở Nga xa xôi.

Đọc những tác phẩm này từ khi còn rất sớm, chúng tôi được học cách cảm thông. Cảm thông với số phận của cô Kiều. Cảm thông với Vanka bất hạnh. Học Tiếng Việt, nhưng không chỉ học về ngôn ngữ, mà còn học về cảm xúc, về cách đối nhân xử thế, cách nhìn thế giới to rộng ngoài kia. Có mỗi câu chuyện "Bé xách đỡ mẹ" mà ai cũng nhao nhao lên chửi, trong khi những tác phẩm trưởng thành, những bài học làm người trong cùng một chương trình thì người ta không đoái hoài tìm hiểu quan tâm.

Để học về sự cảm thông, khả năng thấu cảm con người, chúng tôi cũng thường xuyên có bài tập phải kể lại một câu chuyện dựa trên con mắt của một nhân vật. Tôi vẫn muốn viết một chút về điểm này dù nhiều bạn ở trường khác cũng được dạy làm văn tương tự. Chúng tôi không kể lại truyện "Cây tre trăm đốt" theo lời anh nông dân hay theo lời ông Bụt, mà phải hoá thân thành phú ông.

Chúng tôi phải đóng vai ác! Nhưng khi đóng vai ác, chúng tôi không thể viết rằng "tôi là phú ông và tôi ác". Chúng tôi phải thật sự đặt mình vào tâm lý của nhân vật để hiểu, vì sao phú ông làm thế, với tư cách là một con người. Tại sao người ta làm việc ác? Từ những bài văn này, chúng tôi học được một điều là mặc dù truyện cổ tích luôn rõ ràng "thiện" - "ác," nhưng trong thực tế, chẳng ai hoàn toàn "thiện" mà cũng chẳng ai hoàn toàn "ác." Ai cũng có những lý do của mình để thực hiện một điều gì đó. Tâm lý con người là rất phong phú, nên trước khi tìm hiểu, kết luận về ai đó, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Tư duy phản biện, một lần nữa, lại được chú trọng trong cách giảng dạy này.

Công nghệ giáo dục: Một cái nhìn toàn cảnh - phần 2 - Hình 1

Nguyễn Siêu - tác giả bài viết, tốt nghiệp bằng Cử nhân Điện ảnh và Truyền thông tại đại học Vassar, New York (top 12 nước Mỹ) loại xuất sắc (GPA: 3.9/4.0), hiện làm việc tại tập đoàn truyền thông Paramount Network, Mỹ.

8. Chúng tôi học toán từ hệ nhị phân trước, rồi mới tới hệ thập phân

Hồi ấy khi học Toán về, bố tôi rất ngạc nhiên vì tại sao tôi lại đếm các số liên tiếp là "0, 1, 10, 11, 100, 101, 110". Hóa ra là chúng tôi được học hệ đếm nhị phân trước khi học hệ đếm thập phân. Bắt đầu từ những nấc thang nhỏ, những thứ đơn giản nhất, chúng tôi học một hệ đếm chỉ có hai số 0 và 1. Sau đó, mở rộng ra là hệ 3, tức là chỉ có 3 số 0, 1, 2.

Dần dần, chúng tôi mới học lên hệ 10, tức là hệ số thập phân gồm các chữ số từ 0 tới 9. Học hệ nhị phân trước cho tôi một tư duy số rất khác, rất logic, tức là nếu có một điều luật, và luật quy định chỉ có hai số 0 và 1, thì mình chỉ được tập trung vào hai số này, quây giới hạn không cho những chữ số khác được xuất hiện. Chính nhờ điều này mà sau này, khi học Tin học, tôi nắm vững khái niệm hệ nhị phân khá nhanh.

9. Chúng tôi được học tập hợp từ năm lớp 1, trong khi chương trình đại trà chỉ dạy tập hợp vào lớp 6

Ngày ấy, khi tôi nói về khái niệm "tập hợp" với các bạn ở trường khác, không một ai hiểu tôi đang nói về điều gì. Hoá ra, ở trường Thực nghiệm, chúng tôi đã được học khái niệm này sớm hơn chương trình đại trà.

Từ những ngày đầu đi học, chúng tôi đã được học vẽ sơ đồ Venn, học phép hợp, phép giao, phép hiệu. Chúng tôi học cái gì được có mặt trong một tập hợp, cái gì bị bỏ ra ngoài, cái gì là của chung, cái gì là của riêng. Học về tập hợp là một cách để chúng tôi có thể quan niệm hoá thế giới xung quanh: ai thuộc lớp 1A, ai không thuộc lớp 1A, ai học trường Thực nghiệm, ai không học trường Thực nghiệm.

Nhờ khái niệm tập hợp, chúng tôi cũng tự xây dựng được những khái niệm "giống nhau," "khác nhau," và học cách trân trọng sự khác biệt. Không phải cái gì cũng phải nằm trong một tập hợp nào đó. Mỗi phần tử của tập hợp nhỏ không hề kém quan trọng hơn các phần tử của tập hợp to. Tư duy khác biệt bắt đầu từ những cái nhỏ như vậy. Học về tập hợp cũng khiến môn Toán trở nên bớt khô khan, vì con số chỉ là con số, còn sơ đồ Venn là hình vẽ, mà với trẻ con 6 tuổi như chúng tôi thì thấy hình vẽ tất nhiên sẽ hứng thú học hơn. Điều này cũng giải thích cho phương pháp học phát âm "tiếng" nêu trên.

10. Chúng tôi học Tiếng Anh song song với Tiếng Việt từ lớp 1

Ngày tôi học tiểu học, nhiều trường khác bắt đầu dạy tiếng Anh từ năm lớp 3, thậm chí không dạy mà phải để học sinh bắt đầu học ở cấp THCS. Trường Thực nghiệm thì khác. Chúng tôi bắt đầu tiếng Anh từ học kỳ 2 của lớp 1, cũng theo chương trình riêng của trung tâm Công nghệ giáo dục. Tôi còn nhớ mình hứng thú học tiếng Anh lắm.

Được học hai ngôn ngữ song song một lúc là một trong những điều tôi cảm thấy biết ơn nhất, vì nó dường như đã định hình cả chặng đường phát triển ngôn ngữ của tôi. Điều này chính bố mẹ tôi cũng rất nhiều lần công nhận. Tôi vừa được tư duy theo tiếng Việt, vừa tư duy theo tiếng Anh, mà ở lứa tuổi tò mò và hiếu kỳ ấy thì não mình sẽ mở cửa chào đón mọi thứ mới lạ để tiếp thu, thoả mãn lòng hiếu học.

Tôi có khởi đầu ở môn tiếng Anh như thế, mà chính xuất phát sớm ấy đã giúp tôi nắm chắc tiếng Anh để tiếp tục học giỏi bộ môn này ở cấp 2 và đỗ vào lớp chuyên Anh Ams cấp 3. Bên cạnh học cách nói, chúng tôi cũng được dạy tập viết từng chữ cái đặc biệt trong tiếng Anh, ví dụ như f hay z. Điều thú vị là khi các bạn ở các trường khác được dạy viết chữ f có cái đuôi nửa dưới ngoặt ra phía bên trái, thì chúng tôi lại làm tròn cong nó lên ở phía bên phải, rồi thắt nơ ở trên. Sau này, khi sang nước ngoài, tôi thấy ai cũng viết chữ f như mình được học ở trường Thực nghiệm, còn chữ f như nhiều trường khác dạy thì chỉ thấy người Việt viết là nhiều. Chữ z chúng tôi cũng được dạy viết giống giống lặng đen trong âm nhạc, chứ không phải 3 nét ziczac như ký tự in.

Các cô giáo ở trường Thực nghiệm rèn chữ rất tốt. Cách viết hoa, viết thường đều được trau chuốt, và chính vì thế mà nhiều người vẫn khen chữ tôi rất đẹp (cái này tôi tự hào thật sự). Đấy là do tôi được giáo dục cách chú ý tới từng chi tiết, từng đường kẻ, từng nét cong, cẩn thận hơn vội vàng. Cách giáo dục này để lại ấn tượng trong tôi tới mức nó đã trở thành triết lý sống của tôi và giúp tôi rất nhiều ở thời điểm hiện tại: chú trọng mọi thứ tới từng chi tiết, không chỉ nhìn bức tranh toàn cảnh không thôi.

11. Một vài bộ môn và kỷ niệm khác

Ở trường Thực nghiệm, hồi lớp 3, tôi còn nhớ có môn Kỹ thuật, chúng tôi được học cách sử dụng kim chỉ. Nhờ kỹ năng này, nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi, "Tại sao con trai mà biết may vá thêu thùa thế này". Lên lớp 4, lớp 5, chúng tôi cũng được học đan lát. Tất cả những kỹ năng này sau này đều khá có ích trong cuộc sống. Không phải vì tôi suốt ngày đan lát, thêu thùa, mà vì tôi học được nhiều điều về hình khối, về tính chính xác trong từng hành động, về sự khéo tay.

Trong lớp Âm nhạc, tôi còn nhớ được khuyến khích tự viết lời hát, cũng là một bài học sáng tạo khác trong trải nghiệm Thực nghiệm của tôi. Chúng tôi không có môn "Đạo đức" như nhiều trường, mà thay vào đó là "Giáo dục lối sống". Chúng tôi học những điều sát với cuộc sống: lễ phép với cha mẹ, ông bà như thế nào, trước khi ăn mời cơm ra sao, trong cuộc sống thế nào là công bằng, v...v...

12. Trường Thực nghiệm chỉ chấm điểm A, B, C, D và không xếp hạng

Một trong những khác biệt lớn nhất ở trường Thực nghiệm là thầy cô chỉ chấm điểm cho chúng tôi bằng chữ, tức A, B, C, D, chứ không chi li ra từng số. Điều này giúp chúng tôi biết tự đánh giá sức học của mình, nhưng cũng không quá áp lực về điểm số. Tôi thấy đây là cách giáo dục hay hơn cách chấm điểm bằng số, vì rõ ràng bệnh thành tích là một trong những căn bệnh nặng nhất của giáo dục Việt Nam, và áp lực điểm số khiến học sinh Việt luôn luôn cảm thấy buồn chán, nặng nề, ghét đi học.

Để đấu tranh với bệnh thành tích, chúng tôi cũng không xếp hạng học sinh trong lớp như nhiều trường khác. Mỗi học sinh tự cố gắng vượt lên trên bản thân mình là đủ, thay vì so sánh mình với người này, người kia. Đây là một điều rất nhân văn mà tôi trân trọng ở môi trường giáo dục Thực nghiệm. Kể cả trong ngày Trung thu, mỗi lớp chúng tôi đều bày một mâm cỗ, nhà trường sẽ không trao thưởng là "Mâm cỗ đẹp nhất" thuộc về lớp nào, mà trao thưởng theo kiểu mâm cỗ của lớp này là "Mâm cỗ màu sắc nhất," của lớp kia là "Mâm cỗ có cảm hứng Hà Nội đậm đà nhất".

Trường Thực nghiệm khiến học sinh chúng tôi chương bao giờ phải ganh đua nhau, phải tị nạnh nhau, phải cạnh tranh nhau. Mẹ tôi từng thắc mắc, "Nếu con không cạnh tranh với các bạn thì lấy động lực gì để học". Tôi chỉ trả lời, "Vì mỗi ngày đến trường là một ngày vui."

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", cùng với "Đi học là hạnh phúc" là hai phương châm duy nhất của trường Thực nghiệm. Chúng tôi không có "Tiên học lễ, hậu học văn". Chúng tôi không có "Học, học nữa, học mãi", và một lần khi tôi hỏi tại sao lại không treo khẩu hiệu này thì cô giáo bảo rằng học sinh tiểu học sẽ không hiểu ý nghĩa sâu xa của nó, mà cứ nghĩ mình phải học suốt ngày, không được nghỉ ngơi, tức là một cách học không khoa học, trường Thực nghiệm không khuyến khích.

Trường Thực nghiệm có thể khác biệt, nhưng chính vì những khác biệt ấy mà hồi đó tôi thích đi học hơn ở nhà. Đến trường, tôi được làm thơ. Đến trường, tôi được đọc Kiều. Đến trường, tôi được vẽ tập hợp. Đến trường, tôi được nói tiếng Anh. Đến trường, tôi không phải tập khai giảng mấy ngày liên tục dưới nắng. Đến trường, tôi không phải cạnh tranh với bạn bè vì điểm số. Đến trường, tôi không cảm thấy gì khác ngoài yêu thương cho thầy cô, bè bạn. Đến trường, tôi được phát triển kỹ năng tư duy của chính mình và xây dựng chính kiến của riêng mình.

Trong giáo dục, khi có một sự thay đổi dù là nhỏ, chúng ta ngay lập tức nhạy cảm, lo lắng. Cái gì "mới" cũng mạo hiểm, và "cũ" thì vẫn an toàn hơn. Cái mới là mạo hiểm, nhưng mạo hiểm mới mang tới những điều vĩ đại.

Nguyễn Siêu

(Từ New York, Mỹ)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"
23:56:17 28/01/2025
Xuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mậtXuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mật
23:51:37 28/01/2025
Dân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điềuDân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điều
23:47:05 28/01/2025
Hòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối nămHòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối năm
23:39:53 28/01/2025
Hot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạnHot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạn
22:56:55 28/01/2025
Sao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ TiênSao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ Tiên
23:30:41 28/01/2025
Cảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày TếtCảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày Tết
22:03:33 28/01/2025
Người phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công anNgười phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công an
04:08:36 29/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tên lửa ATACMS của Ukraine "mất thiêng", Su-34 Nga giành lại bầu trời

Tên lửa ATACMS của Ukraine "mất thiêng", Su-34 Nga giành lại bầu trời

Thế giới

06:04:38 29/01/2025
Từ khi có vũ khí mới, Su-34 trở thành hung thần đúng nghĩa trên chiến trường Ukraine và mức độ thiệt hại của dòng máy bay này không đáng kể trong 2 năm vừa qua.
Dùng 3 loại nguyên liệu làm nên món ăn ngày Tết vô cùng đẹp mắt và gói trọn thông điệp may mắn, hạnh phúc, bình an!

Dùng 3 loại nguyên liệu làm nên món ăn ngày Tết vô cùng đẹp mắt và gói trọn thông điệp may mắn, hạnh phúc, bình an!

Ẩm thực

05:58:20 29/01/2025
Món ăn này làm đơn giản, nhanh gọn lại đẹp mắt và mang ý nghĩa nhân đôi hạnh phúc chắc chắc sẽ nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của cả nhà trong năm mới!
Chọn diện sắc màu gì trong 3 ngày tết để 'đỏ' cả năm?

Chọn diện sắc màu gì trong 3 ngày tết để 'đỏ' cả năm?

Thời trang

05:56:30 29/01/2025
Trong văn hóa phương Đông, sắc màu luôn gắn liền với những ý nghĩa tượng trưng, đặc biệt là trong dịp tết. Các màu sắc không chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vận mệnh của mỗi người.
Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Tin nổi bật

05:15:14 29/01/2025
Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM có tổng cộng 48 điểm bắn pháo hoa bao gồm cả tầm cao, tầm thấp trong đêm Giao thừa chào đón năm mới Ất Tỵ.
Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Sức khỏe

05:08:21 29/01/2025
Để thưởng thức món tráng miệng, hãy cắt giảm lượng carbohydrate trong bữa ăn chính. Chia sẻ một món tráng miệng hoặc ăn một phần nhỏ. Thông thường, chỉ cần một hoặc hai miếng đồ ăn ngọt là đủ để thỏa mãn vị giác.
Công an TPHCM không để tội phạm đường phố "có đất sống" dịp Tết Ất Tỵ

Công an TPHCM không để tội phạm đường phố "có đất sống" dịp Tết Ất Tỵ

Pháp luật

04:06:50 29/01/2025
Liên tiếp bắt giữ các băng cướp, cướp giật manh động, Công an TPHCM thể hiện quyết tâm không để tội phạm đường phố có đất sống , đồng thời gìn giữ bình yên cho người dân vui xuân, đón Tết Ất Tỵ 2025.
Cựu thành viên T-ara nỗ lực tìm cách thoát án tù

Cựu thành viên T-ara nỗ lực tìm cách thoát án tù

Sao châu á

23:43:27 28/01/2025
Vụ việc Ahreum (cựu thành viên T-ara) bị tuyên án tù vì hành vi ngược đãi trẻ em và phỉ báng đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng châu Á gần đây.
Choáng ngợp trước căn hộ sang trọng mới tậu của "Lee Byung Hun Việt Nam"

Choáng ngợp trước căn hộ sang trọng mới tậu của "Lee Byung Hun Việt Nam"

Sao việt

23:10:09 28/01/2025
Qua những hình ảnh được Võ Tấn Phát chia sẻ, có thể thấy căn hộ khá rộng rãi. Sau thời gian hoạt động nghệ thuật, anh đã tích góp được tài sản giá trị.