Em gái ông Trịnh Văn Quyết nghẹn ngào nhận tội và xin giảm nhẹ
Cũng như nhiều bị cáo khác, khi được thẩm vấn, em gái bị cáo Trịnh Văn Quyết nghẹn ngào thừa nhận các hành vi và nhận tội, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ…
18h, HĐXX vụ Trịnh Văn Quyết lừa đảo và thao túng chứng khoán kết thúc ngày làm việc đầu tiên. Ngày mai (23-7), HĐXX tiếp tục xét hỏi.
Là người cuối cùng trả lời xét hỏi trong ngày hôm nay (22-7), ngay khi được gọi lên bục khai báo, bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga nghẹn ngào khóc và trình bày mối quan hệ “là em gái anh Quyết, chị gái em Huế”.
Em gái ông Trịnh Văn Quyết bị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Tại phiên tòa, bà Nga thừa nhận hành vi phạm tội, thừa nhận đã ký các hợp đồng ủy thác đầu tư. Tuy nhiên, bà Nga nói rằng “việc này là do em gái Trịnh Thị Minh Huế bảo, bị cáo không nhớ ký khi nào, Huế cũng không nói ký để làm gì”.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Theo lời khai của bị cáo Nga, đến khi làm việc với CQĐT mới biết các hợp đồng này. Ngoài ra, bà Nga cũng thừa nhận có nhờ nhân viên cấp dưới cho mượn thông tin để đưa Huế mở tài khoản chứng khoán, lập hợp đồng ủy thác. Nội dung hợp đồng, bị cáo không nắm rõ vì lúc đó Huế mang hồ sơ đến phòng làm việc của bà Nga rồi nhờ nhân viên qua phòng ký.
Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS từ năm 2018. Với vai trò này, bà Nga đã cấp sức mua cho những tài khoản thao túng chứng khoán để thu lợi bất chính.
Cụ thể, đầu ngày Huế báo danh sách tài khoản cần cấp, số tiền rồi bà Nga báo lại nhân viên để can thiệp phần mềm cấp sức mua cho các tài khoản chứng khoán.
“Số tiền ảo nhưng khách hàng vẫn có thể đặt lệnh mua chứng khoán rồi sau đó nộp tiền. Bị cáo chỉ biết phần cấp tiền cho tài khoản, cụ thể mua cổ phiếu nào thì không biết” – bà Nga khai.
Em gái cựu Chủ tịch FLC nói rằng bản thân không được bàn bạc, không được hưởng lợi gì, chỉ là người làm công ăn lương và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo.
Theo cáo buộc, bị cáo Nga đã giúp ông Quyết, bà Huế ký hợp đồng nhận ủy thác đầu tư để hợp thức hóa việc nâng khống vốn góp của Công ty Faros, giúp ông Quyết niêm yết cổ phiếu ROS của Công ty Faros trên sàn HOSE rồi bán chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Bà Nga còn chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng để thao túng giá đối với 4 mã cổ phiếu HAI, GAB, ART, FLC.
Không hiểu biết pháp luật chứng khoán nên phạm tội
Trong số các bị cáo, bị cáo nhiều tuối nhất trong vụ án là ông Lê Văn Sắc, năm nay 75 tuổi. Ông Sắc trình bày rằng ông là người cùng quê với cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Vợ ông Sắc là chị em họ xa với ông Quyết.
Bản thân ông không vay tiền, không góp vốn, không là cổ đông Công ty Faros. Tuy nhiên, bị cáo được bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, bị cáo Trịnh Văn Quyết nhờ đứng tên cổ phần.
Video đang HOT
“Khi tôi ký giấy tờ không ghi số cổ phần, không ghi số tiền, thực chất là ký giấy tờ khống. Tôi không nhớ được thời gian đó mình làm như thế nào” – ông Sắc khai.
Ông Sắc khai sau khi nghỉ hưu, ông không nắm bắt được pháp luật chứng khoán, sau khi được Bộ Công an, VKS chỉ ra, ông đã biết việc làm của bản thân là sai.
Bị cáo trần tình thêm rằng: “Tôi rất tin tưởng anh Quyết, ai cũng nghĩ anh Quyết có tiền thật vì Tập đoàn FLC lúc đó rất phát triển. Tôi nhận thấy mình sai, xin xem xét mức độ hành vi cho tôi, tôi cũng là nạn nhân của anh Quyết như nhiều người ở đây”.
Theo cáo buộc, ông Lê Văn Sắc đã giúp bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế đứng tên là cổ đông góp vốn để hợp thức việc tăng vốn góp khống, ký hợp đồng ủy thác đầu tư để che giấu dòng tiền nâng vốn khống. Từ đó, giúp ông Quyết niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE rồi bán cổ phiếu chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Nhiều bị cáo khác như bị cáo Lê Tân Sơn, Đặng Thị Hồng, Đàm Mai Hương, Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Như Tuấn… đều khai rằng chỉ là người làm công ăn lương, không góp vốn, không phải là cổ đông nhưng vẫn ký các hợp đồng, chứng từ hợp thức việc tăng vốn khống của Công ty Faros. Qua đó, giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết.
Các bị cáo này đều xin HĐXX xem xét mức độ hành vi và giảm nhẹ vì họ không có ý thức lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác, bản thân họ không được hưởng lợi gì, chỉ là người làm công ăn lương.
Điểm lại những tình tiết trước khi VKS đề nghị án với bị cáo Trương Mỹ Lan
VKS sẽ luận tội bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Trong khi các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội và mong được xem xét khi tòa lượng hình, thì bà Trương Mỹ Lan vẫn một mực phủ nhận tội trạng.
Ngày 19/3, sau gần nửa tháng xét hỏi, VKS sẽ tiến hành đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.
Phủ nhận việc thâu tóm SCB
Trong những ngày xét hỏi vừa qua, cũng giống như tại cơ quan điều tra, bị cáo Trương Mỹ Lan không nhận tội.
Theo cáo buộc, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB), bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 91,5% cổ phần.
Nắm trong tay SCB, bà Trương Mỹ Lan đã thao túng toàn bộ hoạt động của ngân hàng này, sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Trong vòng 10 năm, từ 2012 đến 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trong khi, các bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên của Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngay cả bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) và cháu gái Trương Huệ Vân, đều thừa nhận hành vi phạm tội và khai làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan thì bà Lan vẫn một mực không nhận tội.
Tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận cáo buộc của VKS. Bà Lan cho rằng, bản thân chỉ nắm giữ 4,9% cổ phần SCB, 2 người con gái mỗi người 5% và 30% là của cổ đông nước ngoài; các bạn bè ở Việt Nam nắm 30%.
Khi chủ tọa đặt câu hỏi, tất cả những người có cổ phần tại SCB đều khai là đứng tên dùm bị cáo, bị cáo giải thích gì về điều này? Bà Lan khai, bạn bè của bị cáo là Việt kiều Canada, Úc... theo quy định không được đứng tên mua cổ phần nên phải tìm người Việt Nam đứng tên giúp.
"Tôi không hiểu gì về hoạt động ngân hàng, nhưng do tôi được Ngân hàng Nhà nước đề nghị giúp hợp nhất 3 ngân hàng, nhờ tôi kêu gọi bạn bè, người thân mua cổ phần để đạt trên 65% mới có thể giúp SCB tái cơ cấu thành công", bị cáo Lan khai.
Trước lời khai này của bị cáo, chủ tọa đặt câu hỏi: "Bị cáo nghĩ gì về việc cả chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, lãnh đạo, cán bộ của SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều khai làm theo chỉ đạo của bị cáo? Ngay cả các bị cáo của đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước đều khai trình độ quản trị của các lãnh đạo SCB là rất yếu, không theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phải làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan?"
Bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn khẳng định mình không có nghiệp vụ ngân hàng, không hề điều hành, chỉ đạo gì về hoạt động của Ngân hàng SCB.
Về cáo buộc đưa người thân tín vào SCB nắm giữ các chức vụ quan trọng, bà Lan khẳng định, những người ở SCB không phải thân tín của mình.
"Tất cả người ở SCB đều không phải người thân tín của tôi, nếu thân tín thì không thể làm mấy tháng một năm rồi nghỉ" bà Lan trình bày.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Dù không nhận tội, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị dùng tài sản là các bất động sản, công ty của mình gồm bất động sản, dự án, cổ phần tại những công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khắc phục hậu quả. Trong đó có tòa nhà Capital Place và khách sạn Daewoo đều ở quận Ba Đình, Hà Nội.
Tuy nhiên, bà Lan lại xin giữ lại căn biệt thự cổ ở 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) vì lý do bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá cho Việt Nam.
Các cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước 'ngã ngựa'
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) được cử làm trưởng đoàn thanh tra SCB.
Quá trình đó, bà Nhàn và thuộc cấp phát hiện hàng loạt sai phạm tại SCB. Biết sự việc bại lộ, bà Trương Mỹ Lan đã cho Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc) và Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB - hiện đã bỏ trốn) 4 lần tới gặp bà Nhàn để "lót tay" 5,2 triệu USD (tương đương 130 tỷ đồng).
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, thừa nhận có 4 lần đưa tiền cho bà Nhàn. Trong đó, lần thứ 3 khi tới bà Nhàn không có ở nhà nên đã cho Văn mật khẩu cửa nhà để đưa tiền hối lộ vào bên trong.
Theo cáo buộc, giữa tháng 3/2018, Thành và Văn lên phòng làm việc của bà Nhàn (ở trụ sở Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng), đưa cho bà này một túi quả cherry và một túi đựng 200.000 USD. Sau đó, bà Nhàn mang số tiền này về nhà cất.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn. Ảnh: TTBC
Tiếp đó, từ tháng 10-12/2018, Văn và lái xe đã mang thùng xốp đến nhà riêng của bà Nhàn. Trong đó, một lần thùng đựng 1 triệu USD, hai lần khác mỗi thùng 2 triệu USD.
Tại tòa, Văn khai, khi mang những thùng xốp tới nhà bà Nhàn, bị cáo nghĩ đó là trái cây, sau này mới biết đó là những thùng chứa tiền và do được đóng gói kỹ nên bị cáo không biết trong đó có bao nhiêu.
Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) cũng được SCB biếu 390.000 USD. Các cán bộ khác trong 2 tổ thanh tra đều nhận được quà từ bà Trương Mỹ Lan, người ít nhất là 1.000 USD và 20 triệu đồng, người nhiều là 20.000 USD và 210 triệu đồng.
Dù thực trạng tài chính của SCB rất nghiêm trọng, lẽ ra phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý, nhưng sau khi nhận tiền, bà Nhàn, ông Hưng và các thành viên 2 tổ thanh tra đã bao che sai phạm.
Thừa nhận hành vi nhận hối lộ 5,2 triệu USD của lãnh đạo SCB nhưng bà Nhàn lại khai, khi Văn đưa tiền, bà từ chối không nhận nhưng vì Văn nói đừng làm khó Văn và tự làm khó bản thân nên bị cáo buộc phải nhận.
Ông Nguyễn Văn Hưng. Ảnh: Nguyễn Huế
Về việc "bỏ qua" cho SCB, bà Nhàn khai làm theo chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hưng. Trong khi đó, ông Hưng khẳng định mình không chỉ đạo thuộc cấp, nhưng ông Hưng thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng và có nhiều lần nhận tiền, quà của Ngân hàng SCB vào những dịp lễ, tết.
Ngân hàng SCB không đồng ý với xác định thiệt hại
Đại diện của SCB là ông Hà Thế Định (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) không đồng tình với xác định số tiền thiệt hại là 498.000 tỷ đồng của cơ quan điều tra.
Ông Định đề nghị HĐXX xác định bà Lan và các bị cáo phải bồi thường cho SCB số tiền thiệt hại tính đến ngày 5/3 (ngày mở phiên tòa) là hơn 760.000 tỷ đồng (hơn 482.000 nợ gốc, 277.830 tỷ đồng lãi) và lãi phát sinh cho đến khi nào SCB thực nhận được tiền.
Đồng thời, đề nghị HĐXX giao cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác đối với 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan dùng bảm bảo cho các khoản vay của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Phía SCB cũng đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan còn chưa được kê biên, phong tỏa giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng SCB cũng đề nghị HĐXX xem xét buộc 5 công ty thẩm định liên đới bồi thường cho SCB.
Lời khai người thợ may bỗng dưng thành chủ doanh nghiệp trong vụ Trịnh Văn Quyết Những người thân của bị cáo Trịnh Văn Quyết khai không góp vốn, không phải cổ đông, chỉ được nhờ đứng tên và cho mượn giấy tờ cá nhân. Chiều 22-7, sau khi VKS công bố xong bản cáo trạng, HĐXX vụ Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc thao túng chứng khoán bắt đầu xét hỏi các bị cáo. HĐXX xét hỏi một...