Elon Musk kể về người từng suýt hại Tesla
CEO Tesla có mâu thuẫn sâu sắc và không ngại chỉ trích Martin Eberhard, người sáng lập công ty này.
CEO Tesla Elon Musk mới đây đã chỉ trích Martin Eberhard, một trong những đồng sáng lập của công ty này trên Twitter. Trả lời bình luận của một tài khoản về quá trình công ty được thành lập, Musk cho rằng Eberhard là một trong những cộng sự tệ nhất trong đời mình, và thậm chí suýt khiến Tesla phá sản.
“Câu chuyện sáng lập Tesla do Eberhard tô vẽ thực sự sai bét. Tôi ước rằng mình chưa từng gặp ông ấy. Eberhard là người tệ nhất mà tôi từng làm việc cùng trong suốt sự nghiệp. Sự thật là tệ như thế đó, nếu xét số người tôi đã từng cộng tác suốt những năm qua”, Musk không ngại ngần chỉ trích Eberhard.
Elon Musk và Martin Eberhard, những đồng sáng lập của Tesla vào năm 2006, khi cả hai chưa xảy ra mâu thuẫn.
Tesla được thành lập từ năm 2003, với 2 đồng sáng lập là Martin Eberhard và Marc Tarpenning. Musk là một trong những người đứng sau vòng đầu tư đầu tiên vào công ty năm 2004. Kể từ đó, ông cũng trở thành cổ đông lớn, nhưng vị trí CEO vẫn do Eberhard nắm giữ.
Vào năm 2007, Eberhard bị hội đồng quản trị, trong đó có Elon Musk sa thải.
“Ông ta suýt nữa đã giết chết Tesla vì nhiều quyết định quản trị sai lầm, khiến nhân tài rời đi, công nghệ đi xuống, nhiều lỗi trong quản lý chuỗi cung ứng, nói dối liên tục về chi phí thực sự và ngày ra mắt chiếc Tesla Roadster”, Musk cho biết.
Video đang HOT
Theo Elon Musk, quyết định này đến sau khi hội đồng quản trị nhận được những bằng chứng về tình trạng của công ty.
“Sau khi được cung cấp bằng chứng về những trò lừa đảo của Eberhard và tình trạng tồi tệ của công ty, toàn bộ hội đồng quản trị, bao gồm cả những người ông ấy đề xuất trước đây, quyết định sa thải CEO vào tháng 8/2007″, Musk cho biết.
CEO Tesla cũng tiết lộ ông đang nghĩ tới việc thực hiện podcast kể về những ngày tháng ban đầu của Tesla.
Trước đó, Musk nhiều lần chỉ trích Eberhard vì cho rằng ông nhận vơ những thành công hiện tại của Tesla cho mình. “Tesla vẫn tồn tại dù từng bị Eberhard lãnh đạo, và ông ta vẫn cứ nhận lấy thành tích, cũng như được nhiều người công nhận”, Elon Musk trả lời một bài viết trên Twitter vào năm 2019.
Martin Eberhard và Marc Tarpenning là những người thành lập Tesla vào năm 2003, trước khi công ty này được Musk đầu tư năm 2004.
“Cảm giác bị người giàu nhất thế giới tấn công thật khác biệt”, Eberhard chia sẻ với FOX Business sau những lời của Elon Musk.
Sau khi bị sa thải, Eberhard liên tục công kích Elon Musk, và CEO Tesla hiện tại cũng không ngại chỉ trích người cộng sự cũ. Vào năm 2009, Eberhard đã gửi đơn kiện Musk vì cho rằng mình bị bôi nhọ, nợ lương và bị Musk “giành” lấy chức danh nhà sáng lập công ty.
Các bên liên quan sau đó đã đạt được thỏa thuận. Thỏa thuận này có điều khoản ghi nhận 5 cá nhân, trong đó có cả Eberhard và Musk, đều là đồng sáng lập của Tesla.
WSJ: Kiếm 5 tỷ USD nhưng Elon Musk vẫn phải bán hơn 12 triệu cổ phiếu nữa mới đủ để thực hiện lời hứa "10% cổ phần"
Elon Musk đã bán 4,5 triệu cổ phiếu Tesla trong tuần này. Ông cần bán thêm 12,5 triệu cổ phiếu nữa để thực hiện đúng lời hứa "10% cổ phần" như cuộc thăm dò trên Twitter hồi cuối tuần trước.
Theo Wall Street Journal, việc Elon Musk bán khoảng 5 tỷ USD cổ phiếu Tesla trong những ngày gần đây có thể chỉ là bước khởi đầu cho đợt bán cổ phiếu của ông.
Khi CEO Tesla mở cuộc khảo sát trên Twitter vào cuối tuần trước, cam kết bán 10% cổ phiếu công ty xe điện, ông sở hữu khoảng 170 triệu cổ phiếu. Theo hồ sơ pháp lý, kể từ thời điểm đó, ông đã bán khoảng 4,5 triệu cổ phiếu.
Để thực hiện đúng cam kết trên Twitter, Musk có thể phải bán thêm hơn 12,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 13 tỷ USD tính đến thời điểm đóng cửa phiên 11/11. Con số chính xác phụ thuộc vào cách ông xác định số cổ phần đang nắm giữ.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu Equilar, giá trị cổ phần mà Musk bán ra trong tuần này được xếp vào top những thương vụ lớn nhất được thực hiện bởi CEO của các công ty. Đầu năm nay, Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon, đã bán 2 triệu cổ phiếu của công ty này trong hơn 1 tuần và thu về khoảng 6,6 tỷ USD.
Sau cuộc thăm dò trên Twitter hôm thứ Bảy, cổ phiếu Tesla đã mất khoảng 13% tính đến ngày 11/11 và đóng cửa phiên ở mức 1063,51 USD. Ở phiên hôm qua, Tesla giảm 0,4% và giảm 3 trong 4 ngày giao dịch trong tuần này. Dẫu vậy, cổ phiếu hãng xe điện vẫn đang giao dịch ở mức cao gần kỷ lục và vốn hóa vẫn duy trì hơn 1 nghìn tỷ USD.
Ben Silverman - giám đốc nghiên cứu của InsiderScore, công ty chuyên theo dõi dữ liệu điều hành - giao dịch, cho biết nhà đầu tư Tesla có thể phải chuẩn bị tinh thần cho sự biến động sắp tới. Ông nói: "Tôi không nghĩ rằng khối lượng đợt bán cổ phần của Musk sẽ tạo ra sự biến động. Nguyên nhân là từ cách trình bày về hành động và lời nói của ông ấy."
Trước đó, Musk nhiều lần bày tỏ việc không muốn bán cổ phiếu Tesla vì việc này có thể ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của ông đối với công ty. Không như Meta Platform (trước đây là Facebook) và Alphabet, Tesla không có cơ chế quyền sở hữu cổ phiếu hai tầng, giúp các nhà sáng lập có quyền lực lớn hơn so với các cổ đông phổ thông. Năm 2016, Musk cũng bán số cổ phiếu trị giá gần 600 triệu USD để trả thuế.
Dù bán bớt cổ phần trong Tesla nhưng Musk vẫn là người giàu nhất thế giới. Hiện tại, vị tỷ phú đã thực hiện quyền đối với hơn 2 triệu quyền chọn cổ phiếu và hơn 20 triệu quyền chọn khác sẽ hết hạn vào tháng 8/2022.
WSJ nhận định, Musk sẽ phải bán thêm lượng cổ phiếu lớn để có thể thanh toán khoản thuế khi nhận gói thưởng này. Thu nhập phải chịu thuế được tính theo giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền trừ đi giá phải trả khi thực hiện quyền.
Hồ sơ pháp lý cho thấy, Musk đã bán hơn 900.000 cổ phiếu hôm thứ Hai với tổng cộng khoảng 1,1 tỷ USD để nộp thuế. Các quyền chọn được thực hiện cùng cổ phiếu bán ra hôm thứ Hai nằm trong kế hoạch giao dịch được thiết lập vào ngày 14/9, gần 2 tháng trước khi ông đăng tải cuộc khảo sát lên Twitter. Ngoài ra, CEO hãng xe điện cũng bán thêm khoảng 3,6 triệu cổ phiếu vào ngày thứ Ba và thứ Tư.
Vị tỷ phú lưu ý rằng, vì không nhận lương bằng tiền mặt nên ông trả thuế thu nhập cá nhân bằng cách bán cổ phiếu. Ngoài ra, ông cũng cho biết "những khoản lợi nhuận lớn chưa được hiện thực đã giúp trì hoãn việc đóng thuế". Hơn 59% người dùng đã đồng tình với việc Elon Musk nên bán cổ phần.
Vài tháng nữa, thời hạn thực hiện quyền chọn cổ phiếu trong gói thưởng mà ông nhận được nhiều năm trước sẽ hết hiệu lực. Nếu không thực hiện quyền, ông sẽ mất số cổ phần đó. Và nếu nhận khoản thưởng trên, ông sẽ phải đối mặt với mức thuế từ gần 11 tỷ USD đến 16 tỷ USD tính theo giá cổ phiếu hiện tại.
Giữ lời hứa, Elon Musk bán cổ phiếu Tesla Sau cuộc thăm dò trên Internet, người giàu nhất thế giới đã bán 934.000 cổ phiếu tại Tesla, trị giá khoảng 1,1 tỷ USD. Theo Bloomberg, Elon Musk đã thực hiện 2,15 triệu quyền chọn cổ phiếu vào 8/11 với giá 6,24 USD/hợp đồng. Ngay sau đó, ông bán 934.000 cổ phiếu tại Tesla, thu về khoảng 1,1 tỷ USD. Lượng cổ phiếu...