ECB kêu gọi các nước châu Âu cân nhắc kỹ biện pháp phong tỏa toàn bộ
Ngày 30/10, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho rằng chính phủ các nước trong khu vực cần cân nhắc kĩ lưỡng phương án đóng cửa nền kinh tế để chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời cần tiếp tục chi ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Khách hàng chờ mua sắm tại Kehl, biên giới Pháp và Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos khẳng định: “Chúng ta cần nỗ lực đánh bại virus mà không cần phải đóng cửa hoàn toàn kinh tế, bởi hậu quả đối với các hoạt động kinh tế là rất, rất lớn”. Ông Luis de Guindos cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai các gói kích thích tài chính dần từng bước theo tốc độ phục hồi kinh tế.
Tương tự, thành viên trong Hội đồng quản trị của ECB Yves Mersch cũng khuyến nghị các chính phủ cân nhắc khả năng mở rộng các biện pháp hỗ trợ bằng tài chính giữa lúc dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Một ngày trước đó, ECB quyết định không thay đổi lãi suất chủ chốt và “đánh tiếng” rằng sẵn sàng tăng cường các biện pháp kích thích để ứng phó với đại dịch trong cuộc họp vào tháng 12 tới.
Trong khi đó, Ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn lương thực, bà Stella Kyriakides cho rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nên sẵn sàng áp đặt những biện pháp hạn chế hoạt động của người dân để cắt đứt chuỗi lây nhiễm của COVID-19 tại châu lục. Bà Kyriakides đưa ra quan điểm này trong bài phát biểu trước Hội nghị trực tuyến của các bộ trưởng y tế EU.
Mặc dù vậy, bà Kyriakides thừa nhận một số những biện pháp cần thiết để phòng dịch “gây khó chịu” và nhiều người tại châu Âu hiện không sẵn sàng tuân theo các lệnh hạn chế mới sau các lệnh phong tỏa vào mùa Xuân – thời điểm đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ nhất. Trong tuần này, hai nước Pháp và Đức đã thông báo các biện pháp mới để phòng chống dịch trong bối cảnh số ca mắc tại “lục địa già” đã vượt mức 10 triệu ca và nhiều bệnh nhân COVID-19 trở nặng cần điều trị tích cực.
Bên cạnh đó, bà Kyriakides cũng khuyến nghị các nước EU tăng cường năng lực xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc, cũng như năng lực của hệ thống y tế.
ECB 'đánh tiếng' về khả năng điều chỉnh chính sách tiền tệ vào cuối năm 2020
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 29/10 thông báo đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ và sẽ đánh giá lai đê xem liệu có cần triên khai thêm cac biên phap hỗ trợ tại cuộc họp ngày 10/12 hay không.
Khách hàng chờ mua sắm tại Kehl, biên giới Pháp và Đức, ngày 15/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
ECB đã cảnh báo rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra rủi ro cho tăng trưởng kinh tế cua Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Tuy nhiên, giơi quan sat cho răng vơi goi cac biên phap quy mô chưa từng có đa được triên khai vào mùa Xuân 2020, ECB dường như không vội vàng đê hành động mặc dù vẫn cam kết cung cấp nhiều biên phap kích thích hơn nếu cần.
ECB đã dành 1.350 tỷ euro (khoảng 1.577 tỷ USD) cho việc mua trái phiếu cho đến giữa năm 2021 và vẫn còn khoảng 700 tỷ euro tiền mặt để dự phòng, giup giư sự ổn định cho thị trường ngay cả khi ngân hàng trung ương nay không đưa ra cam kết mới.
Vấn đề của ECB là các hạn chế đi lai đê kiêm soat lan song lây nhiêm COVID-19 mới đang là "bài thử nghiệm" đối với quan điểm cho rằng nền kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng trở lại mức trước khủng hoảng vào cuối năm 2022.
Với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai có nguy cơ lan rộng khắp châu Âu trước thêm mùa Đông năm nay, các nền kinh tế lớn nhất của Eurozone là Đức và Pháp đã thông báo về các đợt gian cach xa hôi mới. Những nước khác trong số 19 quốc gia thanh viên Eurozone cũng đang đóng cửa phần lớn các lĩnh vực dịch vụ của họ - "một đòn giáng mạnh" vào sự phục hồi còn chưa vững cua khu vưc nay.
Bên canh đo, lạm phát - môt nỗi lo chính của ECB - cũng đang giảm. Trong khi mối nguy giảm phát vẫn chưa trở lại trong chương trình nghị sự, lạm phát có thể không đạt được mục tiêu quanh mưc 2% do ECB đê ra trong nhiều năm tới.
Ngoai ra, có những giới hạn rõ ràng đối với nhưng gi ECB co thê lam. Thông qua viêc chi khoảng 100 tỷ euro (118 tỷ USD) mỗi tháng đê mua trai phiêu, ECB đã kéo chi phí đi vay xuông mức thấp kỷ lục. Thậm chí chênh lệch giữa chi phí đi vay của các thành viên khu vưc Eurozone đã trở lại mức trước khủng hoảng COVID-19.
Các ngân hàng, vôn hiên kha dôi dao thanh khoan, đang vay vơi lai suât -1%. Mối quan ngại lớn nhất của họ là chất lượng tín dụng giảm sút, chứ không phải là sự sẵn có của nguồn vốn rẻ.
Tuy nhiên, một khi ECB công bố các dự báo kinh tế mới tại cuộc họp ngày 10/ 12, ngân hàng trung ương nay có khả năng gia hạn và mở rộng chương trình hô trơ trị giá 1.350 tỷ euro và cải thiện điều kiện cấp vốn cho các ngân hàng. ECB cũng dự kiến sẽ tiếp tục hối thúc chính phủ các nước châu Âu để đảm bảo sự hỗ trợ ngân sách và nhất trí về gói hô trơ phuc hôi tri gia 750 tỷ euro đã bị trì hoãn từ lâu cho khối nay.
Hàng chục nghìn người Hồi giáo biểu tình phản đối Pháp Người Hồi giáo trên thế giới biểu tình phản đối Pháp ngày 30/10 sau khi Tổng thống Macron tuyên bố bảo vệ "giá trị tự do và tín ngưỡng" Cảnh sát Pakistan phải dùng hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình phá vỡ chốt an ninh tại thủ đô Islamabad. Những người biểu tình dự định tập hợp trước đại sứ...