Đứt cáp liên tục, Việt Nam vẫn tăng 5 bậc trên BXH thế giới về tốc độ mạng
Việt Nam vừa tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng thống kê toàn thế giới về tốc độ mạng Internet băng thông rộng.
Theo báo cáo mới nhất từ Ookla, một công ty phát triển Speedtest đo tốc độ Internet, Việt Nam vừa tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng thống kê toàn thế giới về tốc độ mạng băng thông rộng. Mặc dù mạng Internet tại Việt Nam chỉ đạt tốc độ 47,66 Mb/giây (5.96 MB/s), thấp hơn khá nhiều so với chỉ số trung bình của thế giới (74,74 Mb/giây), chúng ta vẫn đứng thứ 59, tăng 5 bậc so với tháng trước.
Đứng đầu trong bảng xếp hạng của Ookla là Singapore với tốc độ Internet băng thông rộng là 98,46 Mb/giây. Một số nước Đông Nam Á đáng chú ý khác là Thái Lan đứng thứ 3 (159,87 Mb/giây) và Malaysia đứng thứ 38 (79,87 Mb/giây).
Mặc dù có tăng hạng trên bảng xếp hạng thế giới, tuy nhiên tình hình Internet tại Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn cực kỳ chậm chạp. Dù là nhà mạng gì đi nữa, tốc độ đều không được như trước đây, thậm chí nhiều người dùng còn gặp tình trạng mạng chập chờn, lúc có lúc không.
Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ 2 nguyên nhân. Đầu tiên đến từ tình trạng đứt cáp quang biển liên tục của AAG, APG và mới đây là AAE-1. Tiếp đến, một yếu tố nữa khiến truy cập Internet khó khăn tại Việt Nam đó là băng thông của các nhà mạng đang liên tục bị quá tải. Đây là hệ quả khi người dân phải ở nhà và nguồn giải trí, làm việc được lựa chọn nhiều nhất chính là Internet. Từ xem phim, nghe nhạc, livestream, chơi game hay hội họp, làm việc, học tập trực tuyến… tất cả đều tạo nên áp lực rất lớn cho hệ thống Internet.
Hy vọng trong thời gian tới đây, hệ thống cáp quang biển sẽ sớm được sửa chữa để việc sử dụng Internet của người dân Việt Nam nói chung và cộng đồng game thủ nói riêng được trở lại bình thường.
Mảng kinh doanh băng thông rộng của Nokia khởi sắc nhờ... Covid-19
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan Nokia đang trên đà khởi sắc khi các đơn đặt hàng băng thông rộng tăng trưởng mạnh mẽ, do nhu cầu của các nhà cung cấp tăng vọt trong cuộc chạy đua đáp ứng nhu cầu người dùng.
Mảng kinh doanh băng thông rộng của Nokia đã vượt qua áp lực của Covid-19
Theo chia sẻ của Sandy Motley - Chủ tịch mảng mạng cố định (Fixed Network) của Nokia với trang tin Reuters, nhiều khách hàng của công ty đã lên kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông của họ ở mức độ mở rộng quy mô lên tầm 30% đến 40% trong vài năm tới với giả định tăng trưởng lưu lượng truy cập tương đương, nhưng Covid-19 vô tình mang lại sự tăng trưởng lưu lượng truy cập tăng vọt chỉ sau một thời gian ngắn khiến cuộc chạy đua trở nên gấp rút hơn so với nhiều nhà hoạch định từng hình dung.
Theo bà Motley, "các khách hàng sẽ cần tăng tốc độ tăng trưởng so với mức mà họ đã lên kế hoạch trước đó và chúng tôi có dịp được khách hàng trao đổi về nhu cầu này, qua đó lượng đặt hàng cho mạng cố định đã tăng tới 22% trong quý đầu tiên của năm nay".
Nokia đã thúc đẩy mảng kinh doanh mạng cố định của mình qua việc mua lại Alcatel-Lucent trong một thỏa thuận trị giá 15,6 tỉ euro vào năm 2016. Doanh thu của đơn vị này giảm 18% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên và 5% kể từ năm 2018 đến 2019, nhưng Motley cho biết sự sụt giảm này chủ yếu là do chu kỳ kinh doanh.
Vì sao Internet di động vẫn nhanh dù đứt cáp Internet di động trên mạng 3G, 4G nhanh khi truy cập quốc tế vì được ưu tiên, trong khi Internet cố định gặp khó khăn khi đứt cáp. Khi xảy ra sự cố với các tuyến cáp quang biển, toàn bộ việc truy cập Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đại diện một nhà cung cấp...