Dưỡng sinh theo mùa phòng ngừa bệnh tật
Đông y cho rằng: “Con người là một sinh vật trong tự nhiên, luôn luôn tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, cho nên không thể tách rời tự nhiên.”
Học thuyết “Sinh khí thông thiên luận sách Tố vấn” viết: “Trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết nhân sự, thì có thể tồn tại được lâu dài” hay “Điều dưỡng thân thể mà không theo vào lẽ của tự nhiên thì tật bệnh sẽ phát sinh”. Sự biến hóa khí hậu của bốn mùa
Tứ thời là xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh. Nhưng trên thực tế chỉ có ấm và nóng thuộc dương khí. Mát và lạnh thuộc âm khí.
Như vậy mùa xuân, mùa hạ thuộc dương. Mùa thu mùa đông thuộc âm. Nhưng sự nóng lạnh không thể tách rời nhau, theo qui luật tự nhiên trong dương có âm, trong âm có dương.
Người xưa dựa vào qui luật ấy để đề phòng bệnh tật. Nhưng trong thực tế mỗi sinh vật phải luôn luôn điều tiết để phù hợp, nhất là khi có sự biến đổi đột ngột.
Mọi qui luật có bình thường thì có biến, có thuận thì tất nhiên có nghịch. Sự biến hóa trái thường thì không tốt đối với sự sống của vạn vật. Người xưa cho rằng: “Phong khí sinh ra vạn vật nhưng cũng có thể làm hại vạn vật”.
Như nước làm nổi thuyền nhưng cũng có thể làm lật thuyền, sự biến hóa khác thường của khí hậu người xưa gọi là “khí lục dâm”. Khí này đến bất cập quá, điều tiết không kịp làm đảo lộn sự sống của con người như lụt lội, hạn hán, bệnh tật đó là những thay đổi bất cập của khí hậu bốn mùa để con người và vạn vật sinh ra bệnh tật.
Tập thể dục vào buổi sáng giúp thu được nhiều năng lượng của dương khí, phòng ngừa nhiều bệnh.
Thổ nghi, khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe
Sự khác nhau giữa thủy, thổ, tập quán, sinh hoạt, thể chất và bệnh tật có liên quan đến sự biến hóa khí hậu.
Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về sinh lý và bệnh lý của con người cũng khác nhau. Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da.
Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, người béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng. Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân (gân) mạch, co cứng, tê dại…
Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch. Khi điều trị ngoài dùng thuốc, cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, xoa bóp, vận động.
Khi điều trị cần căn cứ khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán mỗi vùng miền mà dùng phương pháp điều trị khác nhau.
Dưỡng sinh phù hợp
Trong Đông y việc dưỡng sinh phòng bệnh để bảo tồn sự sống của con người là hết sức quan trọng. Nhưng phải phù hợp với khí hậu bốn mùa.
Mọi sinh hoạt phải thích ứng với qui luật sinh, trưởng, thu, tàng, giữ gìn nhịp nhàng giữa tự nhiên và cơ thể để đạt được mục đích: Dưỡng sinh, dưỡng trưởng, dưỡng thu, dưỡng tàng. Để người và tự nhiên là một khối thống nhất không bị “khí lục dâm” làm tổn hại đến sức khỏe.
Lấy rèn luyện cơ thể mà nói: Trong một ngày khí hậu từng giai đoạn cũng khác nhau. Buổi sáng là khí hậu của mùa xuân, buổi trưa là khí hậu của mùa hạ, chập tối là khí hậu của mùa thu, nửa đêm là khí hậu của mùa đông. Ban ngày dương khí nhiều, âm khí ít. Ban đêm âm khí nhiều, dương khí ít.
Buổi sáng công năng của dương khí vượng nên tập thể dục vào buổi sáng để thu được nhiều năng lượng của dương khí. Không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào buổi tối, vì buổi tối nhiều âm khí, hít nhiều âm khí vào cơ thể không tốt cho sức khỏe, sau một thời gian sẽ sinh bệnh thuộc hàn chứng, tích trệ…
Phép dùng thuốc trong chữa bệnh
Dựa trên nguyên tắc sinh, trưởng, hóa, thu, tàng. Kết hợp với vị khí của thuốc và khí của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể. Theo qui luật sinh khắc của ngũ hành trong bốn mùa mà định ra phép tắc dùng thuốc trong chữa bệnh: Mùa xuân khí thăng phát thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc khổ hàn, tả hỏa làm tổn hao dương khí.
Mùa hạ thử khí thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc tân ôn làm tổn thương âm khí. Mùa trường hạ nhiều thấp khí, không nên dùng nhiều thuốc nê trệ, nhuận, dẫn đến trệ thấp tà khí lưu lại trong cơ thể. Mùa thu khí hậu khô táo, không nên dùng nhiều thuốc cường táo, làm hao tổn tân dịch. Mùa đông là mùa bế tàng, không nên dùng nhiều thuốc khai tiết, hoặc thuốc hàn tiết, làm tổn thương dương khí.
Đó là cách sống, sinh hoạt, phòng bệnh, dưỡng sinh, chữa bệnh, mà người xưa đã dày công nghiên cứu.
Cách số một để ngăn ngừa bệnh tật là rửa tay
15.10 là ngày Rửa tay toàn cầu (Global Handwashing Day), nhằm thúc đẩy và vận động mọi người trên toàn thế giới cải thiện thói quen rửa tay, cũng như nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh - BẢO KHUYÊN
Ngày Rửa tay toàn cầu được Hiệp hội Rửa tay toàn cầu (GHP) và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khởi xướng từ năm 2008, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
"Cách số một để ngăn ngừa bệnh tật là rửa tay", đó là lời khẳng định của bác sĩ Elizabeth Trattner (ở bang Florida, Mỹ) trong một bài viết chuyên sâu đăng trên tạp chí Mỹ Bustle. Rửa tay giúp giảm 25 - 50% các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Nếu không rửa tay thường xuyên, bạn có nguy cơ bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp tính và nhiều nguy cơ khác, trong đó có Covid-19.
Đeo khẩu trang hay rửa tay phòng virus corona hiệu quả hơn? | Bác sĩ FV giải đáp
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), khoảng 80% số bệnh truyền nhiễm lây lan do sờ vào vật, rồi để tay bẩn đưa lên mắt mũi miệng.
Theo CDC, vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn và khiến bạn dễ ốm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã, dắt chó đi dạo, sử dụng phương tiện giao thông công cộng... đều có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nhớ rửa tay thường xuyên khi bạn ở gần ai đó bị cảm lạnh.
Thông thường khi hắt hơi, bạn lấy tay che miệng. Nhiều khi bận rộn, bạn chưa kịp rửa tay, rồi chạm vào một vài bề mặt như tay nắm cửa, và cứ như vậy vi khuẩn lây lan. Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh, đó là lý do tại sao "đây là một trong những điều đầu tiên bạn học ở trường y hoặc trong bất cứ lĩnh vực y tế nào", tiến sĩ Trattner nói.
Bạn cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm khi chuẩn bị bữa ăn với bàn tay bẩn. Theo CDC, rửa tay kỹ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền qua thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác.
Đau mắt đỏ, còn được gọi là viêm kết mạc, là bệnh nhiễm trùng mắt mà nhiều trẻ em dễ mắc phải ở trường tiểu học, chủ yếu là vì nó rất dễ lây. Người lớn cũng có thể mắc phải. Theo Viện Nhãn khoa Mỹ, chỉ cần tay bạn dính dịch tiết của người bị đỏ mắt và đưa lên mắt, bạn sẽ nhanh chóng bị đỏ mắt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, chảy ghèn...
Không rửa tay cũng có thể dẫn đến nhiễm vi rút viêm gan A. "Đây là một loại vi rút gan nghiêm trọng lây lan khi mọi người không rửa tay trước khi chế biến thức ăn, đồ uống. Bệnh viêm gan A cũng lây qua quan hệ tình dục với những người bị viêm gan A, và do ăn thực phẩm bị nhiễm vi rút", tiến sĩ Tania Elliott, nhà miễn dịch học tại Trung tâm y tế NYU Langone Health (Mỹ), nói với Bustle.
Không rửa tay thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dẫn đến tiêu chảy. Một trong số đó có thể là bệnh shigella - bệnh nhiễm khuẩn với các triệu chứng bao gồm tiêu chảy ra nước, đau quặn bụng và sốt, theo CDC. Tuy nhiên, chỉ cần rửa tay - đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bề mặt có vi khuẩn - có thể ngăn ngừa khoảng 30% các bệnh liên quan đến tiêu chảy, CDC cho biết.
Nổi mụn là hậu quả của việc không rửa tay rồi sờ tay lên mặt. Tiến sĩ Yoram Harth, bác sĩ da liễu và giám đốc y tế của Hãng Mdacne (Mỹ), nói với Bustle: "Sờ mặt là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều mụn hơn. Khi tay không được rửa sạch, vi khuẩn trên da tay sẽ lây lan lên mặt và gây ra nhiều mụn hơn".
Theo trang tin WedMD, người Mỹ chi khoảng 4,6 tỉ USD mỗi năm để chống lại bệnh cúm. Số tiền đó bao gồm các chuyến thăm khám bác sĩ, nằm viện và thuốc men. Vì vậy, rửa tay rõ ràng giúp bạn tiết kiệm tiền.
Cần biến việc rửa tay thành thói quen
Các chuyên gia khẳng định điều quan trọng là phải biến việc rửa tay thành thói quen. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh một khi trở thành thói quen có thể cứu sống nhiều người hơn bất cứ loại vắc xin hoặc can thiệp y tế đơn lẻ nào, giúp giảm gần 50% số ca tử vong do tiêu chảy và 25% số ca tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, theo chuyên san Food Poisoning Bulletin. Trong trường hợp không có xà phòng để rửa tay, CDC khuyến nghị sử dụng nước rửa tay có ít nhất 60% cồn.
Thời tiết thay đổi, ăn gì để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật? Hạt hạnh nhân, hướng hương, dưa hấu, kiwi hay gừng... đều là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật rất tốt. Hạnh nhân: Hạt hạnh nhân chứa nhiều canxi và các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus. Loại hạt này cũng có vitamin E và...