Đường sắt Việt Nam cổ phần hóa hàng loạt công ty trực thuộc
Đảng ủy Tổng công ty ĐSVN vừa ban hành Nghị quyết số 12-NQ/ĐU về Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Đướng sắt Việt Nam, trong đó quyết định cổ phần hóa Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.
Theo đó, Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ được cổ phần hóa thành 2 công ty cổ phần. Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi 2 công ty hạch toán phụ thuộc thành 2 Công ty TNHH MTV Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong năm 2014 để các công ty TNHH MTV Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn hoạt động từ 1/1/2015. Việc chuyển đổi này sẽ hoàn thành trong năm 2015 để các công ty CP Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn hoạt động từ 1/1/2016.
Đường sắt Việt Nam sẽ cổ phần hóa hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc
Đối với Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quyết định sáp nhập Xí nghiệp Cao su đường sắt vào Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; tách Nhà máy Xe lửa Gia Lâm ra khỏi Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và chuyển thành công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoàn thành trước ngày 31/12/2014.
Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An và Công ty TNHH MTV Xe lửa Gia Lâm thành 2 công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An và Gia Lâm trong năm 2015 để 2 công ty cổ phần này hoạt động từ 1/1/2016.
Đối với các công ty bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, cổ phần hóa 20 công ty quản lý kết cấu hạ tầng ĐS thành 20 công ty cổ phần bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (trong đó có 15 công ty cổ phần bảo trì cầu, đường sắt và 5 công ty cổ phần bảo trì thông tin tín hiệu đường sắt). Việc chuyển đổi thực hiện trong năm 2015 để các công ty cổ phần này hoạt động từ 1/1/2016.
Video đang HOT
Đối với các đơn vị sự nghiệp như: Trường cao đẳng nghề Đường sắt, Trung tâm Y tế đường sắt và Báo Đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu xây dựng phương án tổ chức và cơ chế hoạt động phù hợp.
Theo đó, từ năm 2015, Trường cao đẳng nghề Đường sắt là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tự đảm bảo 50% chi phí hoạt động thường xuyên và từ năm 2020 tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm Y tế đường sắt tự chủ về tài chính, hoạt động độc lập từ 1/1/2016. Tổng công ty và các đơn vị trong Tổng công ty đặt hàng để Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác y tế thông qua hợp đồng kinh tế. Báo ĐS là đơn vị sự nghiệp có thu, tự cân đối kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên từ 1/1/2016.
Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo rà soát, nghiên cứu và đề xuất việc thoái vốn của Tổng công ty tại các công ty cổ phần tư vấn, xây dựng cơ bản xuống dưới 30% vốn điều lệ trong tháng 9/2014 để xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty cũng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty chỉ đạo hoàn thiện đề án “Tổ chức, quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia” để trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trong tháng 7 này.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Điểm mặt nhà thầu bị "cấm cửa" làm đường ống nước sạch sông Đà
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex Vũ Quý Hà nêu rõ các nhà thầu thiết kế, thi công, lắp đặt, giám sát, sản xuất có lỗi dẫn đến tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 1 bằng cốt sợi thủy tinh vỡ tới 9 lần kể từ khi đi vào hoạt động.
Từ các nguyên nhân dẫn đến đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội vỡ tới 9 lần, trao đổi với báo chí mới đây, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex - đã chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của từng nhà thầu. Trong đó, Nhà thầu sản xuất cung cấp ống cốt sợi thủy tinh chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình sản xuất để chất lượng ống không đồng đều.
Vinaconex sẽ làm tuyến đường ống số 2 bằng thép
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng đoạn tuyến ống xảy ra sự cố - các công ty thành viên Vinaconex như Công ty cổ phần xây dựng số 6, 7, 11, 12 chưa quản lý chặt chẽ chất lượng khi thi công, lắp đặt đường ống, có thể tạo nên các tác động bất lợi làm giảm khả năng bám dính của vật liệu ống.
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng, Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase) đã giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu chưa chặt chẽ, không phát hiện các khuyết tật có thể có trong quá trình thi công lắp đặt.
Đối với tổng thầu thiết kế, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng đã thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất, thiết kế, thi công, lắp đặt tuyến ống.
Riêng Lãnh đạo của Tổng công ty Vinaconex qua từng thời kỳ, theo ông Hà, họ cũng phải chịu trách nhiệm trong công tác đầu tư, xây dựng công trình, tổ chức chỉ đạo lựa chọn công nghệ, chỉ đạo thiết kế và thi công xây dựng công trình.
"Khi đã có kết luận như vậy, chúng tôi sẽ kiểm điểm đối với từng đơn vị, cá nhân cụ thể", ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex nói.
Để đảm bảo nhu cầu nước sạch cho nhân dân, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex lập phương án cụ thể để khởi công tuyến đường ống số 2 trong tháng 8 tới. Đơn vị này phải tập trung thi công và hoàn thành trong 3 tháng đoạn từ quốc lộ 21 đến sông Tích, để kết nối với tuyến ống số 1, bảo đảm ổn định cấp nước cho nhân dân. Với phần tuyến đường ống còn lại phải hoàn thành trong thời gian 6 tháng kể từ khi khởi công.
Lường trước được những bất trắc từ 9 lần vỡ đường ống nước sạch sông Đà, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội yêu cầu những nhà thầu đã có sai phạm trong việc thi công tuyến đường ống số 1 không được lựa chọn làm tuyến đường ống số 2.
Thành phố Hà Nội cũng không quên lưu ý Vinaconex khi thi công công trình phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, đúng tiến độ. Thành phố sẽ giám sát chủ đầu tư xây dựng tuyến đường ống này.
Cùng với việc triển khai tuyến đường ống số 2, thành phố Hà Nội còn yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex phải thực hiện các biện pháp để vận hành an toàn tuyến đường ống số 1. Vinaconex cũng phải có phương án kịp thời khắc phục sự cố (nếu có) trong thời gian sớm nhất.
Quang Phong
Theo Dantri
Nhân viên đường sắt bị tàu lửa cán chết Một nhân viên trực ga tàu lửa đã bị tàu lửa cán chết khi đang làm nhiệm vụ kiểm kê toa tàu. Theo tin tức, tai nạn xảy ra vào khoảng 20h ngày 23/7 khi anh Trần Văn Trọng (quê Nghệ An) đang làm nhiệm vụ đón tàu khách mang số hiệu SQN2 hướng Sài Gòn - Quy Nhơn để kiểm kê hàng...