Đường nâu là ‘báu vật’ của chị em ngày đèn đỏ nhưng cần phải nắm rõ lưu ý này
Đường nâu được dùng phổ biến trong việc chế biến món ăn, pha chế đồ uống. Theo các chuyên gia loại đường này có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Đường nâu là gì?
Sau khi kết tinh đường trắng, phần nước thừa còn lại sẽ tạo thành hỗn hợp dạng sệt, đậm màu, được gọi là mật đường. Sau đó, nhà sản xuất sẽ dùng loại nước đó đem trộn với đường trắng, qua quá trình xử lý sẽ tạo ra đường nâu.
Như đường trắng, đường nâu là một loại đường sucrose và có dạng hạt nhuyễn. Tuy nhiên, loại đường này lại có màu nâu do được nhuộm bên ngoài bởi mật mía theo tỷ lệ 8 – 10%.
Màu sắc của đường nâu phụ thuộc vào lượng mật đường mà bên sản xuất cho vào, do đó có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ màu nâu đậm cho tới màu nâu vàng.
Đường nâu có giá trị calo thấp, trong 100g đường chỉ có khoảng 373 calo. Bên cạnh đó, loại đường này còn chứa nhiều khoáng chất dồi dào như carbohydrate, canxi, magie, kali và sắt.
Tác dụng của đường nâu
Do cơ cấu sinh lý đặc biệt nên phụ nữ sẽ có kinh nguyệt hàng tháng, cộng với áp lực công việc và cuộc sống hàng ngày cao, phụ nữ rất dễ gặp tình trạng khí huyết không đủ.
Đường nâu rất giàu chất sắt, có thể bổ sung thêm chất sắt cho các bạn nữ và giảm bớt vấn đề thiếu máu của cơ thể.
Thành phần kali trong đường nâu có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ tử cung, hạn chế co thắt trong thời kì kinh nguyệt. Để giảm được cơn đau bụng kinh, bạn có thể pha đường nâu để làm nước chanh nóng.
Thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ ứ máu
Ngoài tác dụng giảm đau bụng kinh, đường nâu còn có tác dụng làm giảm kinh nguyệt không đều, giúp phụ nữ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất thải độc tố trong khoang tử cung.
Các nguyên tố vi lượng và axit folic trong đường nâu còn có thể tăng cường chức năng tạo máu của phụ nữ, tăng lượng máu trong cơ thể, có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ ứ máu.
Video đang HOT
Làm ấm cơ thể
Vào mùa thu đông, nhiều phụ nữ sẽ bị lạnh tay chân. Lúc này, bạn cũng có thể uống thêm một cốc nước đường nâu làm ấm dạ dày, tử cung và ấm cơ thể.
Hơn nữa, đường nâu là loại đường chưa tinh chế, chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có thể bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Sở dĩ chị em coi đường nâu là báu vật vì nó có tác dụng giải độc và nuôi dưỡng làn da. Mỗi khi ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc hít thở không khí ô nhiễm, bạn có thể uống một ít nước đường nâu để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Khi cơ thể trở nên sạch sẽ và không còn độc tố, trạng thái tinh thần của toàn bộ con người sẽ tốt hơn đáng kể. Đặc biệt là màu da lúc nào cũng trắng hồng, tràn đầy sức sống.
Những lưu ý khi sử dụng đường nâu
Đừng ăn quá nhiều
Đường nâu có nhiều lợi ích, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng tăng cân, tăng cân và các nguy cơ khác, lượng tiêu thụ hàng ngày được kiểm soát tốt nhất ở mức khoảng 20g.
Không pha bằng nước sôi
Nước sôi sẽ phá hủy các dưỡng chất có trong đường nâu, tốt nhất nên pha bằng nước ấm để giữ được giá trị dinh dưỡng của đường nâu ở mức lớn nhất .
Không ăn chung với các thực phẩm nhiều calo
Bản thân đường nâu đã có hàm lượng đường và calo cao, nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều calo khác có thể làm tăng cân.
Việc phụ nữ tiêu thụ vừa phải lượng đường nâu, đặc biệt là vào mùa thu đông và trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ rất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần cơ thể cho phép thì đừng bỏ lỡ loại thuốc bổ vừa túi tiền này nhé.
Loại rau mọc um tùm như cỏ dại nhưng 'bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc'
Ngon, bổ, rẻ và có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu, loại rau dân dã này ở Việt Nam được các thầy thuốc khuyến khích sử dụng vì "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc".
Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Việt Nam là xứ sở của nhiều loại rau quý không chỉ ngon mà còn chứa nhiều hoạt chất cực kỳ tốt cho sức khỏe, bất kỳ ai cũng có điều kiện sử dụng.
Loại rau mọc um tùm như cỏ dại nhưng bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc
Loại rau đó chính là lá hẹ. Theo World Health Ranking, người Nhật Bản coi hẹ là loại thực phẩm cực kỳ quý giá, được mệnh danh là "rau trường sinh". Do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho trồng trọt nên lá hẹ ở Nhật không hề rẻ. Trong khi đó, ở Việt Nam, đây lại là loại rau có giá cực kỳ bình dân, dùng thường xuyên cũng không tốn kém.
Báo Phụ nữ Việt Nam dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho hay, hẹ có nhiều tên gọi khác nhau như khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái. Cây có tên khoa học là Allium ramosum L. thuộc họ hành. Theo Đông y, hẹ có khả năng điều trị đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun.
Lá hẹ chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Việc thường xuyên sử dụng lá hẹ vào mùa rét có thể giúp phòng chống cảm lạnh, tăng cường thể lực.
Cây hẹ không cần chăm sóc nhiều, bạn chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây sinh trưởng tốt ở những vùng khí hậu nóng ẩm.
Loại rau mọc um tùm như cỏ dại nhưng "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc" chính là lá hẹ. (Ảnh: Getty Image)
Trong bài viết trên Báo Sức khoẻ & Đời sống, BSCKII Huỳnh Tấn Vũ chỉ ra những tác dụng tuyệt vời của rau hẹ với sức khoẻ như sau:
Chống vi trùng đường ruột
Cây hẹ đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường ruột của trẻ em. Các nhà khoa học phát hiện nhiều hợp chất quý trong hẹ như sunfua, saponin và chất đắng... Đặc biệt, chất odorin trong cây hẹ được xem như một kháng sinh đặc trị các loại vi trùng staphyllococcus aureus và Bacillus coli.
Nước ép lá hẹ tươi chứa các chất chống lại nhiều loại vi trùng, có thể xem như một loại kháng sinh đa khuẩn dành cho đường tiêu hóa nói chung, đặc biệt tốt với bệnh lý đường ruột nói riêng, chẳng hạn như chống lại vi trùng Staphyllococcus aureus, Samonella typhi, Sh Flexneri và Subtilis, colipathogene và Coli bethesda. Tính chất của kháng sinh này khá vững bền.
Giảm huyết áp và cholesterol
Cũng như tỏi, hẹ chứa nhiều allicin, có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol (mỡ xấu) trong cơ thể. Nó cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, loại bỏ vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Thường xuyên ăn hẹ là cách lành tính giúp làm sạch máu.
Ngoài ra, lá hẹ giúp tăng cảm giác thèm ăn. Đông y cho rằng lá hẹ có lợi cho gan và dạ dày. Theo bác sỹ Huỳnh Tấn Vũ, hẹ là một trong những vị thuốc tốt cho gan. Kiên trì ăn hẹ sẽ làm sạch mỡ trong gan.
Nhuận tràng, giảm táo bón
Những thành phần như protein, chất béo, canxi, sắt, carotene, vitamin C cùng chất xơ trong lá hẹ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột; từ đó tạo cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, rất thích hợp cho người bệnh táo bón.
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Các chất trong rau hẹ như lưu huỳnh, carotene, vitamin A có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và hạn chế sự lây lan của các tế bào này khắp cơ thể. Vì vậy, bổ sung các món ăn chế biến từ lá hẹ là một việc rất nên làm.
Trị cảm cúm
Theo Đông y, lá hẹ tính ấm, vị cay. Thành phần kháng sinh trong lá hẹ giúp ức chế các vi khuẩn, virus gây cảm cúm.
Tốt cho sinh lý
Hẹ còn được mệnh danh là cây bổ thận tráng dương. Một trong những bài thuốc nổi tiếng được nhiều người biết đến là rượu hồi xuân hay cung đình hồi xuân tửu, theo đó hạt hẹ được ngâm cùng cây kỷ tử, ba kích, hồng sâm, lộc nhung, đường phèn, rượu trắng (ngâm trong nửa tháng có thể dùng).
Hẹ còn được dùng điều trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm: Lấy 0,5kg rau hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
Hẹ còn tốt cho nữ giới. Phụ nữ bị đau lưng, gối, tiểu tiện nhiều, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm có thể dùng hẹ nấu ăn để giảm triệu chứng.
Những lưu ý khi ăn hẹ
Tuy lá hẹ tốt cho sức khỏe nhưng mỗi lần bạn không nên ăn quá nhiều. Hẹ nhiều chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và hấp thu, ăn quá nhiều một lúc sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, tốt nhất chỉ nên dùng 100-200 gram mỗi bữa.
Với người yếu dạ dày hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hoá, việc ăn nhiều lá hẹ không những gây khó tiêu hóa mà còn dễ kích thích thành ruột gây tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và các triệu chứng khó chịu khác.
Không nên ăn lá hẹ và uống sữa cùng lúc; không ăn lá hẹ đã nấu chín để qua đêm.
Khi chế biến lá hẹ, cần lưu ý cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến sulfide trong hẹ bị biến chất.
Ngoài ra, những người đang mắc bệnh liên quan tới mắt, nóng trong, dạ dày yếu, bị mụn nhọt không nên ăn lá hẹ.
Điều bất ngờ khi uống cà phê pha phin Những người thích uống cà phê coi thức uống này giống như một loại thần dược giúp tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, tâm trí và tâm hồn. Nên pha chế và uống thế nào để phát huy tối đa tiềm năng của 'phép lạ' buổi sáng này, nhất là với cà phê phin? 1. Hợp chất polyphenol trong hạt cà phê...