Đường đến vinh quang của nhà khoa học lọt top ảnh hưởng nhất thế giới
Từ cô gái không biết tiếng Anh và bị kỳ thị khi đặt chân tới Mỹ, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên đã nỗ lực không ngừng nghỉ để có mặt trong danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong nhiều năm liên tiếp.
GS.TS. Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1970, đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California ở Santa Barbara (University of California, Santa Barbara – UCSB).
Năm 1991, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ với hành trang là vài câu tiếng Anh bập bẹ. Những hiểu lầm trong giao tiếp khiến bà bị kỳ thị và gặp nhiều trở ngại. Bằng chứng là tháng 9/1993, bà xin học ở Đại học Santa Monica, nhưng không được nhận do tiếng Anh kém. Sau một năm miệt mài học tiếng Anh bà được nhận vào học chính thức.
Vừa học kiến thức, vừa luyện tiếng Anh, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên đi làm thêm để trang trải học phí. Có giai đoạn bà làm thêm trong phòng thí nghiệm 6 ngày/tuần, mỗi ngày làm 16 tiếng.
Vượt qua mọi khó khăn, bà nhanh chóng nhận bằng cử nhân rồi thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 1997, 1998, và 2001 tại nhiều trường đại học nổi tiếng ở Mỹ. Năm 2004, bà đến làm việc tại UCSB nơi được “xếp ở vị trí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học vật liệu”. Như vậy, con đường từ Santa Monica College đến UCSB của bà kéo dài gần 10 năm với rất nhiều nỗ lực và đầy kỳ tích.
Video đang HOT
Tại UCSB, bà có 7 phòng thí nghiệm riêng. Bà và nhóm cứu do bà thành lập tập trung nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện (photovoltaics), LED (light-emitting diodes – điốt phát quang), Transistor hiệu ứng trường (field-effect transistors)…
Với những thành quả liên tiếp đạt được, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên liên tiếp gặt hái được thành tựu to lớn. Gia tài khoa học của Nguyễn Thục Quyên là hơn 200 bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có nhiều tạp chí có Chỉ số ảnh hưởng cao (high impact factor).
Bà còn gặt hái hàng loạt giải thưởng danh giá như: Giải thưởng nghiên cứu trẻ Hoa Kỳ”, Giải sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốc gia…
Đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên được bình chọn là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015, 2016, 2017 và 2018; top 1% nhà nghiên cứu khoa học vật liệu được trích dẫn nhiều nhất của Thomson Reuters và Clarivate Analytics (một tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu). Đây là thành tích thuộc loại hiếm, nhất là đối với nhà khoa học nữ.
Nói về bản thân, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên tâm sự, làm khoa học vốn là công việc khó, với phụ nữ càng khó hơn vì họ còn phải lo cho gia đình. “Tôi luôn thiếu ngủ, thường xuyên vội vã và không có nhiều thời gian cho bạn bè, bố mẹ và anh chị em”.
Tuy nhiên, bà khuyên những nhà khoa học trẻ và cả nhà khoa học là phụ nữ: “Hãy làm những gì bạn yêu thích và yêu những gì bạn làm. Thiết lập mục tiêu cho bản thân và theo đuổi. Ngoài ra, hãy tin vào bản thân mình và khi bạn có ước mơ, hãy biến nó thành sự thật, đừng để mọi người làm bạn thay đổi ý định đó.
Bắt đầu nhận đơn xét Giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ trẻ
Từ hôm nay (8.3), Giải thưởng khoa học L'Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học chính thức mở đường link nhận đơn học bổng nghiên cứu khoa học năm 2021 với 3 suất, trị giá 150 triệu đồng/người.
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Thị Ngọc Thịnh và ban tổ chức trao giải cho 3 nhà khoa học nữ tại Lễ trao giải L'Oreal - UNESCO For Women in Science năm 2019 - ẢNH BAN TỔ CHỨC GIẢI THƯỞNG CUNG CẤP
Ngày 8.3, Chương trình giải thưởng khoa học L'Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học công bố nhận hồ sơ xét giải năm 2001, để tiếp tục sứ mệnh vinh danh và hỗ trợ tài năng khoa học nữ Việt Nam.
Chương trình sẽ xét trao học bổng cho 3 nhà khoa học nữ và tiếp tục đề cử tham gia vào Giải thưởng nhà khoa học nữ tài năng thế giới L'Oreal - UNESCO International Rising Talent năm 2022.
Chương trình học bổng này dành cho tất cả các nữ tiến sĩ không quá 50 tuổi đang làm việc và nghiên cứu tại Việt Nam trong 2 lĩnh vực khoa học vật liệu và khoa học đời sống, có quá trình nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự phát triển của khoa học Việt Nam và khu vực. Giá trị giải thưởng là 150 triệu đồng/người.
Nộp hồ sơ học bổng tại: http://giaithuongkhoahocnu.vn/Home/HocBong. Thời gian nhận hồ sơ học bổng khoa học cấp quốc gia từ ngày 8.3.2021 đến hết ngày 30.6.2021.
Ban tổ chức cho biết, giải thưởng L'Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học là cam kết hỗ trợ sự nghiệp và gỡ bỏ rào cản cho nhà khoa học nữ, vinh danh tài năng của họ và truyền cảm hứng về tình yêu khoa học cho thế hệ kế tiếp.
Trong 23 năm qua, đã có 117 nhà khoa học nữ được trao tặng giải thưởng, trong đó có 5 người đoạt giải Nobel và hỗ trợ hơn 3.500 nhà khoa học nữ trẻ tiềm năng qua những thành tựu nổi bật trong khoa học để cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Hai nhà khoa học nữ trẻ "lọt" top thế giới
Được bắt đầu từ năm 2009 tại Việt Nam, L'Oreal đã vinh danh 32 nhà khoa học nữ có thành tích khoa học xuất sắc, trong đó có 2 nhà khoa học nữ Việt Nam được ghi tên vào danh sách Nhà khoa học nữ trẻ thế giới trong các năm 2015 và 2017.
Các đề tài nghiên cứu của các nữ tiến sĩ đa dạng từ nghiên cứu để đi sâu vào những khám phá mới và hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho đến các nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới, thông minh và bảo vệ môi trường, ứng dụng trong đa ngành như y học, vận tải, năng lượng...
Năm 2015, tiến sĩ Trần Hà Liên Phương (Trường ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM) trở thành nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên được vinh danh nhà khoa học nữ tài năng thế giới L'Oreal - UNESCO International Rising Talent.
Năm 2017, tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM), một lần nữa ghi tên Việt Nam trong danh sách quốc gia có nhà khoa học nữ trẻ tài năng thế giới của giải thưởng danh giá này.
Ở góc độ khu vực, sau khi được vinh danh nhà khoa học xuất sắc Việt Nam năm 2019 từ giải thưởng L'Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, vào năm 2020, 3 nhà khoa học nữ của giải thưởng đã được vinh danh ở thứ hạng cao trong top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á, đó là PGS - TS Hồ Thị Thanh Vân (Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM), TS Trần Thị Hồng Hạnh (Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và TS Phạm Thị Thu Hà (ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM).
Học sinh nghiên cứu học trực tuyến, giường bệnh thông minh đoạt giải nhất quốc gia Gây chú ý trong danh sách đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia 2021 là những đề tài đầy tính thời sự, từ "khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến" đến cánh tay robot, giường bệnh thông minh... Đại diện Bộ GD-ĐT trao bằng khen cho những học sinh đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ...