Đường có liên quan như thế nào đến bệnh ung thư?
Người bệnh ung thư có nên kiêng các thực phẩm chứa đường hay không, sản phẩm nào chứa đường nên sử dụng và thực phẩm nào nên hạn chế?
Hình minh họa.
Theo Bệnh viện K, đường là chất dinh dưỡng cần cho mọi tế bào trong cơ thể. Nhu cầu năng lượng của cơ thể chủ yếu lấy từ nhóm đường bột (60 – 70%). Do vậy, để duy trì sự sống của cơ thể, người bệnh vẫn cần sử dụng đường bột trong chế độ ăn uống. Việc sử dụng đường không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh lý ung thư.
Tuy nhiên, việc sử dụng vượt quá nhu cầu đường thì dẫn đến tăng nguy cơ thừa cân béo phì (nguy cơ này tăng lên 1,55 lần). Và thừa cân béo phì mới là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng 2 – 4 lần tỷ lệ các bệnh ung thư.
Vậy có cần loại bỏ đường khỏi khẩu phần ăn hàng ngày? Câu trả lời là không. Chúng ta chỉ không tiêu thụ quá nhu cầu đường cần cho cơ thể, kết hợp thêm tập thể dục để giảm nguy cơ thừa cân béo phì, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
Video đang HOT
Theo 1 số nghiên cứu, việc sử dụng đường nhân tạo (thường là đường đơn, đường đôi – đường có nhiều trong nước uống có gas, nước ngọt – thường là HFCS) và nước ép trái cây 100% có liên quan đến bệnh lý ung thư. Một nghiên cứu ở Pháp trên hơn 100.000 người, đã chỉ ra việc sử dụng quá nhiều loại đồ uống này làm gia tăng 1,18 lần ung thư chung, 1,22 lần ung thư vú.
Tuy nhiên, chưa có 1 khẳng định nào rằng nhóm đường này là nguyên nhân trực tiếp của bệnh ung thư. Do vậy, khuyến cáo cho đến thời điểm hiện tại là hạn chế sử dụng chứ không phải cấm sử dụng các nhóm đường này.
Một vài nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra việc sử dụng nhiều lượng đường fructose và sucrose làm gia tăng kích thước khối u vú và sự di căn của khối u vú trên nhóm chuột qua thụ thể 12-LOX và 12-Her trong ung thư vú. Tuy nhiên, chưa có thử nghiệm trên người và chưa có 1 khuyến cáo nào về việc cấm dùng loại đường này trong chế độ ăn uống.
Việc sử dụng đường cần được hiểu rõ và chính xác trong thực hành dinh dưỡng. Vẫn cần đảm bảo đủ nhu cầu đường ( tinh bột, chất xơ, FOS, GOS…) trong khẩu phần ăn uống để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và thực hiện 1 số chức năng của cơ thể, đồng thời cần tránh và hạn chế sử dụng những nhóm đường có nguy cơ làm gia tăng cân nặng, nguy cơ béo phì.
Chuyên gia nói về phương pháp bỏ đói tế bào ung thư
Không ít bệnh nhân ung thư bỏ điều trị, áp dụng chế độ ăn bỏ đói tế bào ung thư với hy vọng chúng tự chết.
Vài năm trở lại đây, rất nhiều bệnh nhân ung thư áp dụng chế độ ăn thực dưỡng bỏ đói tế bào ung thư bằng cách không nạp thịt hay bất cứ sản phẩm chế biến từ sữa động vật.
Dù đã có không ít trường hợp tử vong khi áp dụng phương pháp này, mới nhất là câu chuyện đau lòng với bé gái 3 tuổi ở Thái Nguyên, song nhiều người vẫn tin theo.
GS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cảnh báo, việc người bệnh bỏ điều trị giữa chừng, tự chữa bệnh theo các phương pháp lan truyền trên mạng như thực dưỡng, gạo lứt muối vừng, ăn rau trừ bữa... vô cùng nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không bổ sung đạm, protein, cơ thể sẽ suy kiệt, không còn khả năng chống đỡ ung thư
GS Hương cho biết, trong cơ thể của bệnh nhân ung thư luôn tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. Cả 2 loại tế bào này đều tồn tại và phát triển bằng cách hấp thụ dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm cơ thể nạp vào hàng ngày.
"Hiểu một cách đơn giản, bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn gạo lứt, muối vừng hoặc ăn chay trường rồi nghĩ rằng nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học", GS Hương nhấn mạnh.
Khi không nạp năng lượng cho cơ thể, đồng nghĩa tế bào ung thư sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh khiến cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động, sức khoẻ dần suy kiệt.
Khi đó, bản thân không đủ sức khoẻ để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị...
GS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cũng cho biết, chế độ ăn chỉ được xem là phương pháp bổ trợ, phối hợp cùng với thuốc và các phương pháp điều trị ung thư khác.
"Chế độ ăn chưa bao giờ được thiết kế nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Do vậy lựa chọn chế độ ăn nào đó và coi đó là phương pháp điều trị ung thư, là một sai lầm và dĩ nhiên sẽ không mang lại hiệu quả", lời ông Thuấn.
Trong giai đoạn hoá trị, xạ trị, bệnh nhân ung thư thường bị giảm cân, ăn ít hơn, khi đó dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân có thêm năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh.
Với các bệnh nhân ung thư, nếu điều trị càng sớm, hiệu quả điều trị và tỉ lệ khỏi bệnh càng cao. Từ thực tế điều trị, GS Thuấn cho biết, có những bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư mới ở giai đoạn 1-2, tiên lượng rất khả quan nhưng sau đó bỏ ngang phác đồ điều trị để về ăn theo chế độ thực dưỡng và tập luyện theo một số môn phái.
Hậu quả sau vài tháng, bệnh tiếp tục nặng lên, khi quay lại bệnh viện, ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 3-4, thậm chí có trường hợp không thể qua khỏi vì quá suy kiệt. Đó là điều hết sức đáng tiếc.
Hiệp hội Ung thư Mỹ và Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh đều khuyên không nên áp dụng chế độ ăn thực dưỡng cho người bệnh nan y, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Phát hiện ung thư giai đoạn cuối chỉ sau 2 tháng bị táo bón, sụt cân Bác sĩ trực tiếp thăm khám cho biết, bệnh nhân này mắc chứng ung thư đại trực tràng đã sang giai đoạn muộn, việc điều trị lúc này không có quá nhiều ý nghĩa. Ông Tang, 50 tuổi, người Trung Quốc bị táo bón suốt 2 tháng qua. Cùng với đó, ông còn mất cảm giác ngon miệng và sụt cân trông thấy....