Duỗi thẳng người gù 45 độ với ca mổ ‘3 trong 1′
Nhìn người phụ nữ hoàn toàn bình thường với nụ cười tươi tắn tập các động tác thể dục một cách dẻo dai, không ai nghĩ chỉ cách đó vài tháng, đây là bệnh nhân từng gù đến 45 độ trong suốt 3 năm do biến dạng cột sống.
Bước ngoặt sức khỏe của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền này là thành công của ca mổ cột sống phức tạp kéo dài hơn 4h đồng hồ.
BS Đỗ Anh Vũ xem xét, thăm khám cẩn thận để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho chị Tuyền
Gù 45 độ và nguy cơ liệt hai chân do biến dạng cột sống
Ngỡ chỉ đau mỏi lưng sơ sơ, cuối cùng chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh năm 1979, ngụ tại đường Mai Chí Thọ, quận 2, TP.HCM) đã chịu đau vùng thắt lưng suốt 3 năm. Lúc đầu đau nhẹ, chị nghĩ có thể do giảm sức khỏe sau sinh nên tập yoga, vật lý trị liệu. Càng về sau, cơn đau càng nhiều lên và vắt kiệt sức lực của chị. Mọi cố gắng yoga, bấm huyệt, massage, đắp thuốc… đều không cải thiện.
Tâm lý sợ tai biến khi phẫu thuật cột sống nên chị Tuyền cố chịu đựng một thời gian dài và luôn sống trong cảm giác của người bất lực. Cuộc sống gia đình cũng vì thế mà trở nên nặng nề khi chồng con chị cũng vạ lây những khó ở của vợ.
“ Khi con ốm sốt, tôi vẫn thường đưa đến khám ở Bệnh viện Vinmec Central Park bởi các bác sĩ nhi khám rất tốt. Vì thế, tôi đã nghĩ đến việc tìm hiểu về các bác sĩ phẫu thuật cột sống ở đây.” – chị Tuyền cười vui về cơ duyên bất ngờ được chữa khỏi bệnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP HCM) chị Tuyền được ThS-BS Đỗ Anh Vũ, Trưởng Khoa Ngoại thần kinh thăm khám. Bác sĩ Đỗ Anh Vũ là chuyên gia phẫu thuật thần kinh – cột sống tại TP HCM. “ Đây là một ca khó. Người bệnh bị xẹp lún thân sống, gây biến chứng gù lưng và đau buốt 2 đùi. Nếu không can thiệp xử lý kịp sẽ dẫn đến nguy cơ liệt 2 chân, rối loạn tiêu tiểu”- Bác sĩ Vũ thông tin. Do đó, bác sĩ đã quyết định chuẩn bị kỹ lưỡng cho ca mổ phải đạt được 2 mục tiêu: Giải phóng chèn ép tủy và điều trị cong vẹo để giải quyết tận gốc tình trạng gù lưng hơn 40 độ.
Hình ảnh chụp phim cho thấy, cột sống cong 45 độ nên nên chị Tuyền bị gù lưng và đau buốt 2 đùi suốt 3 năm
Chỉ một vài ngày sau ca phẫu thuật “3 trong 1″ kéo dài 4 giờ đồng hồ, người bệnh đi lại được, đỡ đau lưng và 2 đùi, điều này chứng tỏ phẫu thuật viên đã kiểm soát được các nguy cơ trong mổ cột sống. Sau 1 tháng, chụp X-quang cho thấy, cột sống thẳng lại gần như bình thường. Theo tư vấn của bác sĩ, chị Tuyền vẫn đeo đai cố định cột sống, uống canxi và tập luyện nhẹ nhàng để cột sống phục hồi hoàn toàn.
Video đang HOT
Hiện nay, sau 6 tháng phẫu thuật, mỗi tuần 3 ngày chị lại đi tập tại Trung tâm thể thao. Nhẹ nhàng chạm được ngón tay xuống đất, chị vừa cúi người vừa cười nói: “ Thoát được cơn đau lưng dai dẳng, tôi thấy cuộc sống nhẹ nhàng như lúc thanh xuân. Trước đây thế này là trên bảo dưới không nghe đấy“.
Cột sống của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã phục hồi gần như hoàn toàn sau 6 tháng phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Vinmec Central Park
Cẩn trọng với đau lưng, tê nhức hai chân
Theo các bác sĩ, đau lưng, tê nhức 2 chân, đi lại khó khăn, tiêu tiểu không tự chủ là các dấu hiệu bệnh cột sống, người bệnh cần đi khám sớm và không nên điều trị tạm thời bằng các phương pháp khác. Đặc biệt, gù lưng do xẹp đốt sống ngày càng phổ biến do những thói quen không hợp lý trong làm việc và vận động.
Trong ngoại khoa, phẫu thuật cột sống luôn là một thách thức của phẫu thuật viên bởi can thiệp có thể gây tổn thương tủy sống & rễ thần kinh, dò dịch não tủy với tỉ lệ biến chứng từ 15-20%. “ Thông thường khi điều trị gù lưng, bác sĩ chỉ giải quyết vấn đề chèn ép tủy để bệnh nhân hết đau . Việc kết hợp cả giải phóng chèn ép và nắn chỉnh cột sống thường ít được tính đến, bởi đó là một ca phẫu thuật khó” – Bác sĩ Đỗ Anh Vũ chia sẻ. Phẫu thuật viên phải chủ động làm xẹp thân sống phía sau ngang với đoạn gù phía trước thân sống để chỉnh cột sống thẳng lại nên phải đạt được sự chính xác cao độ. Đây không phải kỹ thuật mới nhưng ở Việt Nam ít trung tâm cột sống, ngoại thần kinh thực hiện vì đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, thành thạo mổ cột sống.
Bên cạnh hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như hệ thống định vị phẫu thuật, C- arm, dao cắt xương bone-scapel, máy theo dõi thần kinh trong mổ, kính vi phẫu thuật thế hệ mới giúp bắt vít cột sống đạt độ chính xác cao, tránh biến chứng chạm vào tủy sống, rễ thần kinh. Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park còn có đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, có thể tiến hành thành công các ca phẫu thuật phức tạp về bệnh lý cột sống, tủy sống, rễ thần kinh.
Dành cho chị em thích tập luyện: Sau tập luyện mà bị đau cơ bụng thì tránh ngay 4 điều tưởng chừng hết sức bình thường này
Đau cơ bụng sau khi tập luyện là hiện tượng phổ biến và hầu hết mọi người đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời.
Đối với hầu hết mọi người, đau nhức cơ là dấu hiệu của cho thấy hiệu quả của việc tập luyện. Mặc dù căng cứng cơ bắp có thể giúp bạn xác định bản thân có đang tập luyện chăm chỉ hay không, tình trạng này lại gây nên những cơn đau khó chịu kéo dài nhiều ngày.
Nhìn chung, sưng, đau cơ bụng xảy ra sau khi tập luyện là hiện tượng bình thường, đặc biệt khi bạn mới làm quen với bài tập hoặc tăng cường độ tập. Nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày và không đỡ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cơ bụng bị tổn thương sau khi tập luyện:
Bạn đang thử một bài tập mới
Theo Lee Hanses, nhà vật lý trị liệu tại Bespoke Treatments ở Seattle, nếu cảm thấy hơi đau ở cơ bụng sau khi tập luyện, bạn rất có thể đang phải đối mặt với tình trạng đau nhức cơ bắp trì hoãn khởi phát (DOMS).
Thử các bài tập mới có thể dẫn tới những cơn đau bụng trong vòng vài ngày.
Đau nhức cơ bắp là một phản ứng bình thường và tự nhiên khi tập thể dục cường độ cao. Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (ACE) cho biết, hiện tượng này thường diễn ra trong khoảng từ 24-48 giờ sau khi tập luyện. Quá trình vận động có thể tạo ra những vết rách nhỏ trong các sợi cơ, từ đó dẫn tới những cơn đau hoặc DOMS. Tuy nhiên, trong vòng 72 giờ sau khi tập luyện, cơ thể sẽ tiến hành sửa chữa, phục hồi cơ nên cơn đau nhức có thể giảm dần.
Những vết rách trong các sợi cơ khả năng bắt nguồn từ nhiều lý do, một trong những nguyên nhân chủ yếu là áp dụng các bài tập mới. Dù bạn là người mới bắt đầu hay vận động viên dày dạn kinh nghiệm, cơ bắp sẽ chịu áp lực khi cơ thể di chuyển theo một tư thế mới.
Bạn đã tăng cường độ tập luyện
Theo ACE, ngoài việc thử những bài tập mới, bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức cơ nếu tập luyện với cường độ cao hơn hoặc trong thời gian dài hơn bình thường. Trên thực tế, không ít người cảm thấy đau thêm khi tập thường xuyên hơn, dù các bài tập luôn ở mức vừa phải.
Như đã đề cập, các cơ, trong đó có cơ bụng, phản ứng với kích thích mạnh hoặc sự mới lạ. Nếu bạn không hề thử thực hiện những bài tập mới nhưng lại tăng cường độ, thời lượng hoặc tần suất tập, đừng quá ngạc nhiên khi cảm thấy cơn đau kéo dài trong vài ngày.
Bạn không uống đủ nước
Nếu vận động cường độ cao hoặc dành nhiều thời gian ngoài trời nóng, bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn lượng các chuyên gia khuyến cáo bổ sung mỗi ngày.
Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi trong khi quá trình tập luyện. Tuy nhiên, khát không phải là dấu hiệu duy nhất cảnh báo bạn cần bổ sung chất lỏng. Theo Viện Mayo, đau quặn bụng, đau bụng như bị châm chích trong hoặc sau khi tập luyện có thể bắt nguồn từ lý do mất nước.
Một biện pháp hiệu quả để xác định bạn có cần bổ sung nước hay không là quan sát màu sắc của nước tiểu. Theo Viện hàn lâm Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc màu giống như nước chanh. Trong khi đó, màu vàng đậm là dấu hiệu bạn không uống đủ nước.
Tập thể dục trong thời gian dài hoặc ở khu vực có nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng mất nước. Mọi người cũng cần lưu ý bổ sung chất lỏng trong những trường hợp khó xác định cơ thể mất nước thông qua mồ hôi như đi bơi.
Bạn ăn quá gần thời gian tập luyện
Theo Viện Mayo, các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc đầy hơi xảy ra phổ biến trong hoặc sau khi tập thể dục, đặc biệt đối với những người đang rèn luyện sức bền.
Tiêu thụ những thực phẩm dễ gây đầy hơi trước khi tập luyện là điều không sáng suốt.
Cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau với việc ăn trước khi tập luyện. Tuy nhiên, nhìn chung, mọi người cần tránh các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, gây đầu hơi như đậu, trái cây hoặc rau lá xanh. Viện Mayo cũng khuyến cáo, Trước khi tập luyện vài giờ, mọi người cần hạn chế hấp thụ cafein và tránh uống quá nhiều nước.
Biện pháp giảm đau cơ bụng
Nếu cảm thấy cơ bụng căng cứng khó chịu sau 1-2 ngày tập luyện, bạn có thể áp dụng một số bài tập để giảm đau.
Nhà vật lý trị liệu Lee khuyên, nếu có điều kiện, mọi người nên dùng ống lăn massage khu vực này để làm dịu các cơ đang căng cứng. Hơn nữa, bạn cũng có thể dành thời gian tập yoga, đặc biệt là tư thế chó ngửa mặt dưới đây để giải phóng căng thẳng vùng bụng:
- Bắt đầu với tư thế nằm sấp, hai chân mở rộng.
- Giữ hông và thân dưới chạm mặt đất, ép lòng bàn tay xuống sàn.
- Nâng thân mình lên khỏi mặt đất, cảm nhận sự kéo giãn dọc theo cơ bụng.
- Giữ tư thế này trong vài nhịp thở rồi hạ người xuống.
- Lặp lại tư thế theo ý muốn.
Căn bệnh nhạy cảm khiến người phụ nữ 28 tuổi lúc nào cũng cảm thấy bị kích thích "vùng kín" nhưng suốt 6 năm không thể gần gũi với chồng Người phụ nữ này đã phải trải qua 6 năm đau khổ, liên tục bị kích thích dù không hề có ham muốn tình dục, cuối cùng vấn đề của cô mới được giải quyết. "Ái ân" là một nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nó khiến mối quan hệ trở nên gắn bó, khắng khít hơn, đem lại nhiều điều tuyệt...