Đuối nước của trẻ em, trách nhiệm thuộc về ai?
Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Nhưng thật vô lý, khi nạn đuối nước của trẻ em đang có xu hướng gia tăng qua mỗi năm để trở thành vấn đề của cả xã hội.
Những con số đau lòng
Những ngày Hè còn chưa thực sự tới, nhưng chẳng khó để thấy những dòng tin đau lòng về tai nạn đuối nước của trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ mới mùng 4 Tết âm lịch, 6 em học sinh trường THCS Nguyễn Duy Hiệu bị sóng cuốn trôi khi đến bãi biển Bình Minh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để tắm. Gần nhất, chiều 21/3, 8 em nhỏ ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, rủ nhau ra sông chơi cũng đã bị dòng sông cướp đi sinh mạng…
Và nhiều, nhiều nữa mà chẳng ai biết đến lúc nào vấn nạn này sẽ dừng lại khi nhìn vào những con số thương tâm đến lạnh người. Thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam có trên 11.500 trẻ em chết đuối mỗi năm, cao thứ hai trên thế giới. Còn theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), năm 2017, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em chết đuối (chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông (26,7%).
Những con số thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng phản ánh rõ vấn vạn này, trong giai đoạn 2010 – 2013, trung bình mỗi năm có khoảng 2.800 trẻ em tử vong do đuối nước. Đến giai đoạn 2015 – 2017, số vụ đuối nước và số trẻ em tử vong do đuối nước đã có xu hướng giảm, còn trung bình khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước hàng năm, nhưng tỷ lệ tử vong lại tăng. Theo tính toán, tử vong do đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao.
Video đang HOT
Đó đều là những con số thực sự ám ảnh…
Cần sự chung tay của toàn xã hội
… Nhưng vẫn là chưa phản ánh đầy đủ thực trạng vấn nạn này tại Việt Nam bởi theo chính các cơ quan quản lý nhà nước, số vụ trẻ em bị đuối nước ở các địa phương còn chưa được báo cáo đầy đủ, định kỳ, đầy đủ. Các vụ tai nạn thương tích và đuối nước diễn ra tại gia đình, tai nạn giao thông thủy đều chưa được cập nhật…
Ngoài ra, tình trạng đuối nước của trẻ em ở nước ta có xu hướng tăng cao còn bởi nhận thức từ gia đình đến cộng đồng xã hội còn rất hạn chế. Sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, những người chăm sóc trẻ đặc biệt là vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn chưa được quan tâm.
Ở các cơ sở giáo dục hay các địa phương thiếu hướng dẫn viên dạy bơi, thiếu cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học bơi. Kỹ năng của các em trong phòng ngừa, bảo vệ mình với các nguy cơ, trong đó có nguy cơ tai nạn đuối nước, trong khi môi trường sống biến động lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Một câu hỏi cũ luôn đặt ra thách thức – Làm thế nào để hạn chế vấn nạn trẻ em bị đuối nước? Câu trả lời… cũng cũ – Cần sự chung tay của toàn xã hội, của nhiều ngành, nhiều cấp nhưng cần phải sâu sát và quyết liệt hơn. Trong đó, vai trò của gia đình được đặt là trọng tâm khi cần phải tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, từ nhà trường đến địa phương cần rà soát lại cơ sở vật chất, điều kiện, chương trình rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em; nhất là hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của mình; loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.
Các cụ ngày xưa có câu “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”, nhưng đừng bắt trẻ phải “biết”, mà cần phải dạy cho trẻ “biết” bởi đó là quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền sống còn của trẻ!
Theo baohaiquan
Giáo viên phải dành 3-5 phút để nhắc nhở học sinh đề phòng đuối nước
Đây là yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với các Sở GD&ĐT, các trường học trong việc tăng cường phòng chống tai nạn đuối nước đối với học sinh, sinh viên dịp hè năm nay.
Trước tình hình đuối nước diễn ra liên tục gần đây, Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước học sinh, sinh viên dịp hè 2019.
Theo đó, thời gian qua, công tác phòng chống tai nạn đuối nước được cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cơ sở giáo dục tích tực triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, tình trạng đuối nước vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều học sinh bị thương vong, gây tổn thất nặng về tinh thần, vật chất với gia đình, xã hội.
Học sinh học bơi vào mùa hè
Để khắc phục, phòng chống, hạn chế các vụ tai nạn đuối nước đáng tiếc, đảm bảo an toàn tính mạng đối với học sinh sinh viên, đặc biệt là trong thời gian nghỉ hè năm 2019, Bộ yêu cầu các nhà trường, cơ sở giáo dục phổ thông chỉ đạo giáo viên duy trì việc dành 3-5 phút hàng ngày trước khi học sinh tan trường để nhắc nhở các em trên đường từ nhà tới trường, từ trường về nhà. Trong thời gian được nghỉ học, nghỉ hè tuyệt đối không chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hồ công trình - nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Học sinh cũng không được tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng.
Chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, các lớp học bơi, học kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước trong thời gian học sinh nghỉ hè. Kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt,... nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Đối với các trường đại học, cao đẳng cần hướng dẫn sinh viên khi tham gia các hoạt động thực tế, dã ngoại phải tránh những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát, phát hiện các điểm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước và tổ chức cảnh báo kịp thời.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh sinh viên trong việc tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia các hoạt động trong đời sống hàng ngày; tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước đối với học sinh sinh viên.
Bộ cũng yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT và các trường đại học, cao đẳng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện cũng như có biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị không thực hiện nghiêm công tác phòng chốn tai nạn đuối nước đối với học sinh sinh viên.
Theo congly.vn
Đưa môn bơi lội vào trường học để hạn chế tai nạn đuối nước Chỉ một thời gian ngắn, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Đắk Nông đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm. Đặc biệt, nạn nhân chủ yếu là những em nhỏ đang ở độ tuổi đến trường, không biết bơi lội và không được hướng dẫn các kĩ năng cần thiết khi gặp nạn. Để hạn chế tai nạn đuối nước, nhà...