Được vinh danh tiết kiệm nhất, EVN trả lương khủng cho sếp
Theo báo cáo của EVN, năm 2015, tập đoàn này chi khoảng 8,63 tỷ đồng trả lương cho các viên chức quản lý.
Cụ thể, viên chức quản lý Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gồm có 13 người, có thu nhập trên dưới 600 triệu đồng năm 2015. Các lãnh đạo này đều đa phần có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo có bằng thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực điện năng.
Ông Mai Quốc Hội – thành viên hội đồng thành viên (HĐTV) có lương trên 632 triệu đồng cộng với các khoản thưởng phúc lợi là 866 triệu đồng một năm.
Nhiều sếp EVN thu nhập trên 600 triệu đồng một năm
Trong khi đó Thứ trưởng Công Thương – Hoàng Quốc Vượng có thu nhập 405 triệu đồng. Trong năm 2015, ông Vượng giữ chức Chủ tịch HĐTV của EVN đến ngày 26/1 sau đó được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Công Thương giữ vai trò quản lý trong lĩnh vực điện lực, hoá chất, chỉ đạo tổng hợp chung công tác công thương địa phương, kinh tế tập thể.
Có bằng tiến sĩ kinh tế và quản lý sản xuất và nhiều năm công tác trong lĩnh vực điện lực, ông Dương Quang Thành được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV EVN từ 25/3/2015. Thu nhập của ông đạt 618 triệu đồng.
Hai thành viên HĐTV khác là ông Phạm Mạnh Thắng và Đào Hiếu lần lượt là 518, 647 triệu đồng.
Phó giám đốc Nguyễn Tài Anh thu nhập cả năm là 660 triệu đồng. Các lãnh đạo chủ chốt khác như: Tổng giám đốc Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Cường Lâm đều có thu nhập khoảng 600 triệu đồng.
Video đang HOT
Ở mức thấp hơn là kiểm soát viên có mức lương thấp hơn khoảng 400 triệu đồng.
Cũng trong năm 2015, EVN được cho là đơn vị tiết kiệm nhất trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi tiết kiệm được 6.296 tỷ đồng.
Trước đó, theo báo cáo của Chính phủ, kết thúc năm 2014, EVN là một trong số doanh nghiệp có số nợ vay ngân hàng lớn với 108.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, ngày 12/7, báo chí dẫn một báo cáo của EVN cho biết, đến cuối năm 2014, tổng tài sản công ty mẹ đạt 576.133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 161.190 tỷ.
Hệ số nợ phải trả/vốn Nhà nước đạt 2, 64 lần, tương ứng số nợ phải trả vượt 425.000 tỷ đồng. Nợ nước ngoài của EVN cũng vượt 162.000 tỷ đồng.
Được biết, năm 2015, giá bán điện bình quân của EVN ước đạt 1.629,8 đồng/kWh (tăng 12,58 đồng/kWh so với kế hoạch). Nhờ vậy, hiệu quả doanh thu bán điện của EVN tăng thêm 1.800 tỷ đồng. Tính chung doanh thu bán điện của toàn tập đoàn ước đạt 233.710 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2014.
Tăng trưởng chủ yếu đến từ tăng sản lượng khi mà sản lượng điện thương phẩm của EVN tăng 11,4% trong năm qua. Từ tháng 3/2015, giá bán điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 7,5%.
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao nhiều người gửi tiết kiệm không quan tâm lãi suất?
Không dành thời gian tra soát khung lãi suất so sánh hơn thua, cân đong giữa các ngân hàng, một bộ phận không nhỏ có tiền nhàn rỗi hiện nay, họ gửi tiền theo thói quen.
Khác với những người làm trong nghề, những người có kiến thức am hiểu về ngân hàng, một bộ phận không nhỏ bao gồm chủ yếu những người về hưu lại gửi tiền theo thói quen thay vì vào các website chính thức của các ngân hàng để tham khảo lãi suất so sánh hơn thua.
Bởi với nhiều người, lãi suất cao thấp không còn là mối bận tâm, thay vào đó là mối thân quen người nhà chèo kéo, là khách hàng quen thuộc, quen ngân hàng nào thì đến ngân hàng đó gửi tiền hoặc được cảm thấy dịch vụ chăm sóc tốt ở đâu thì thích đến gửi ở đó.
Tình cờ, chúng tôi có dịp gặp một vị khách tại phòng giao dịch trên đường Đội Cấn, bác Miên Thành, một cán bộ nghỉ hưu vui vẻ chia sẻ rằng, "Tôi trước đây từng công tác trong ngành hàng hải nên có tiền tiết kiệm tôi vẫn ưu tiên gửi ngân hàng Hàng hải, tôi cũng không quan tâm lãi suất cao thấp thế nào mà là thói quen gắn bó lâu nay rồi".
Hay một thực tế khác cho thấy, người có tiền nhàn rỗi có thói quen đem gửi các ngân hàng lớn có tiếng tăm quy mô lớn, uy tín, phát triển ổn định, có bề dày lịch sử, có độ an toàn cao chẳng hạn như nhóm ngân hàng quốc doanh: Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank, mặc dù chấp nhận lãi suất thấp hơn.
Đó là nguyên nhân lý giải vì sao số liệu thống kê trong các BCTC, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng lớn vẫn bỏ xa các ngân hàng top dưới. Vì sao lại như vậy?
Theo tâm lý đám đông, người dân hiện vẫn lo sợ mất tiền nếu chẳng may gửi vào nhóm ngân hàng nhỏ, yếu kém.
Tuy nhiên, thực tế là dù gửi tiền ở ngân hàng nào, quyền lợi của người gửi luôn được đảm bảo, NHNN sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Số liệu BCTC hợp nhất quý I/2016.
Gửi ngân hàng nào hưởng lợi nhất?
Chị Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho biết từ trước chị vẫn gửi tiết kiệm vào các ngân hàng lớn bởi theo tâm lý nếu "có chuyện gì xảy ra" thì những ngân hàng bé sẽ dễ bị hơn nên cứ gửi vào ngân hàng lớn cho chắc.
Tuy nhiên thời gian gần đây, khi tìm hiểu kỹ hơn về thị trường, đặc biệt có thêm niềm tin vào thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, chị Bình đã mạnh dạn gửi tiền vào các ngân hàng này để hưởng lãi suất cao hơn.
Theo thống kê của người viết, không chỉ các ngân hàng quy mô nhỏ mà ngay cả những "ngân hàng 0 đồng", ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt cũng đã đẩy lãi suất lên mức cao và luôn nằm trong top 5 các ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay.
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi những ngân hàng này đang ở tình trạng khát vốn và muốn tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng.
Trong khi đó, những ngân hàng lớn có vốn Nhà nước từ trước đến nay khung lãi suất luôn thấp hơn từ 1-1,5%/năm và khoảng cách ấy ngày càng nới rộng.
Theo_VietNamNet
Đua hút vốn, lãi suất huy động dự báo tăng nhẹ Mặc dù tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng tăng, song cuộc đua về huy động tiết kiệm chưa bớt "nóng" và rủi ro về thanh khoản vẫn còn. Trong quý III/2016, tăng trưởng tín dụng dự báo tăng khoảng 10-11% Huy động tốt ... vẫn phải cạnh tranh Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)...