Được ví như ‘vua rau xanh’, rau chân vịt lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu ăn quá
Rau chân vịt, được mệnh danh là ‘vua rau xanh’ với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều rau chân vịt cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý.
Rau chân vịt làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Rau chân vịt chứa hàm lượng oxalate cao. Khi oxalate kết hợp với canxi trong nước tiểu, chúng có thể tạo thành tinh thể canxi oxalate, là thành phần chính của sỏi thận.
Oxalate trong rau chân vịt cũng có thể liên kết với canxi trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Điều này dẫn đến việc canxi bị đào thải qua nước tiểu nhiều hơn, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Rau chân vịt gây rối loạn tiêu hóa
Rau chân vịt chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Mặc dù chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường ruột, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Video đang HOT
Ăn quá nhiều rau chân vịt có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: Getty Images
Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng chứa một lượng lớn magie. Magie có tác dụng nhuận tràng, giúp kích thích nhu động ruột và làm mềm phân. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều magie có thể gây ra tiêu chảy.
Làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu
Vitamin K trong rau chân vịt có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin, việc tiêu thụ quá nhiều rau chân vịt có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và dẫn đến nguy cơ chảy máu cao hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe xương
Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều oxalate trong rau chân vịt cũng có thể khiến quá trình hấp thu canxi ở ruột non bị cản trở. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi trong cơ thể, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề về xương khác.
Gây dị ứng
Một số người có thể bị dị ứng với rau chân vịt, dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, thậm chí khó thở. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với rau chân vịt, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Rau chân vị ăn bao nhiêu mới tốt?
Rau chân vịt là một thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy nhớ ăn lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Bạn chỉ nên ăn rau chân vịt với lượng vừa phải, khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần 100g. Đồng thời, kết hợp rau chân vịt với nhiều loại rau củ quả khác để có chế độ ăn uống cân bằng.
Đặc biệt, nên chế biến rau chân vịt đúng cách, ví dụ như luộc hoặc xào nhanh, để giữ nguyên chất dinh dưỡng và giảm lượng oxalate. Cuối cùng, hãy lắng nghe cơ thể và ngừng sử dụng rau chân vịt nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Lợi ích đặc biệt của chất flavonoid có trong rau quả
Nhiều loại trái cây và rau quả có màu sắc bắt mắt, như dâu tây đỏ hồng, lá rau bina xanh đậm hoặc ớt vàng nắng.
Lợi ích đặc biệt của chất flavonoid có trong rau quả. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Màu sắc của chúng thường đến từ flavonoid, hóa chất thực vật mạnh mẽ (chất phytochemical). Một nghiên cứu lớn của Đại học Y Harvard được công bố mới đây cho thấy flavonoid cũng có thể đóng một vai trò trong việc bảo vệ nhận thức, chống suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học đã đánh giá dữ liệu sức khỏe và thông tin chế độ ăn uống tự báo cáo của hơn 77.000 đàn ông và phụ nữ trung niên, được thu thập trong hơn 20 năm.
Thông tin bao gồm tần suất những người tham gia ăn nhiều loại thực phẩm giàu flavonoid và liệu những người tham gia có báo cáo những thay đổi về nhận thức ở độ tuổi 70, xem họ có khó khăn về nhận thức hay không, như: Ghi nhớ các sự kiện gần đây hoặc một danh sách ngắn các mục ghi nhớ mọi thứ từ giây này sang giây tiếp theo; hiểu hướng dẫn; theo dõi một cuộc trò chuyện nhóm hoặc cốt truyện truyền hình; tìm đường của họ trên những con phố quen thuộc...
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng tiêu thụ của 6 loại flavonoid của những người tham gia: flavonols (chẳng hạn như quercetin trong hành tây và cải xoăn); flavon (chẳng hạn như luteolin trong ớt xanh và cần tây); flavanones (chẳng hạn như naringenin trong bưởi và cam); đơn phân flavan-3-ol (chẳng hạn như catechin trong rượu vang đỏ và dâu tây); anthocyanins (chẳng hạn như cyanidin trong quả mâm xôi và bắp cải đỏ); polyme (chẳng hạn như theaflavins trong trà đen).
Nghiên cứu tìm thấy gì? Sau khi tính toán các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức (chẳng hạn như tuổi tác, cân nặng, hoạt động thể chất, uống rượu, trầm cảm và lượng chất dinh dưỡng không flavonoid), các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người có lượng flavonoid hấp thụ hàng ngày cao nhất có nguy cơ mắc bệnh ít hơn 19%. Với trí nhớ và tư duy, so với những người có lượng flavonoid tiêu thụ hàng ngày thấp nhất.
"Chúng tôi nhận thấy rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu flavonoid sớm hơn dường như cải thiện tác dụng bảo vệ não" - TS. Tian-Shin Yeh, tác giả chính của nghiên cứu nói trên cho biết.
Các loại trái cây và rau quả trong nghiên cứu có liên quan nhiều nhất đến các tác dụng có lợi cho trí não được liệt kê từ: Bắp cải Brucxen, dâu tây, súp lơ trắng, rau chân vịt, khoai lang, việt quất, bí mùa đông vàng/ cam, cà rốt, đào/ mơ/ mận, dưa lưới, cà chua, ớt, bông cải xanh, cải bắp, bưởi, chuối, hành...
Điều kỳ diệu trong flavonoid là gì? Nghiên cứu không biết chắc chắn tại sao flavonoid có thể đóng một vai trò trong việc bảo vệ nhận thức. Nhưng chúng ta biết rằng flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh, có thể chống lại chứng viêm não và sự tích tụ amyloid - một dấu hiệu của bệnh Alzheimer.
Chất chống oxy hóa cũng có thể đóng một vai trò trong giữ cho các mạch máu khỏe mạnh (giữ cho máu lưu thông đến não) tăng sản xuất các yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, các hóa chất sửa chữa các tế bào não, tăng cường kết nối của chúng, thúc đẩy sự phát triển tế bào não mới và mở rộng kích thước của hồi hải mã (một phần của não liên quan đến việc lưu trữ và truy xuất ký ức).
Thêm vào đó, chúng ta biết rằng flavonoid có liên quan đến việc chống lại chứng viêm và sự phát triển của khối u, cũng như giảm huyết áp.
Với rất nhiều lợi ích tiềm năng của flavonoid, bạn có thể cần một chế độ ăn với nhiều loại trái cây và rau quả - bắt đầu càng sớm càng tốt. Cố gắng đạt được mục tiêu ăn trái cây và rau quả 5 ngày một lần (bằng chứng gần đây cho thấy sự kết hợp hiệu quả nhất là hai phần trái cây và ba phần rau mỗi ngày). Hãy nhớ rằng chúng không chỉ ngon và tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có khả năng hữu ích cho não của bạn.
Loại rau có tác dụng 'thần kỳ' có giá 'rẻ bèo' bạn nên biết Rau lang là một loại rau dân dã nhưng chứa nhiều dưỡng chất và lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ảnh minh họa Trước hết, rau lang rất giàu các vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, E, beta-caroten, biotin, magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm và đồng. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau lang thậm chí còn cao hơn 10...