Được và mất của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố

Theo dõi VGT trên

Với việc tiêu diệt Bin Laden và khởi động toàn diện kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, Iraq, “thời kỳ chống khủng bố” của Mỹ về đại thể đã gần hoàn tất. Hãy cùng nhìn lại những cái được-mất của chiến lược này trong 10 năm qua và dự đoán cho 10 năm tới.

Được và mất của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố - Hình 1

Tiêu diệt Osama Bin Laden, một trong những thành công lớn nhất trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Có thể nhận thấy “thời kỳ chống khủng bố” có những ảnh hưởng hết sức sâu sắc tới vận mệnh của bá quyền Mỹ. Vì vậy, sớm kết thúc cuộc chiến này đang trở thành nhận thức chung của phần đông người Mỹ. Tuy nhiên, do cuộc chiến chống khủng bố đã gắn liền với cuộc chiến tranh Iraq, kế hoạch Đại Trung Đông và cuộc chiến chống Taliban ở Afghanistan nên không phải cứ muốn chấm dứt là có thể dễ dàng thực hiện ngay được.

11 năm một chặng đường

Kỳ thực, vào cuối những năm cầm quyền của mình, cựu Tổng thống Mỹ George Bush đã có ý thức sớm kết thúc cuộc chiến chống khủng bố với việc tuyên bố kế hoạch rút quân khỏi Iraq và tỏ ra thận trọng hơn trong việc sử dụng thuật ngữ “cuộc chiến chống khủng bố”.

Nhưng những thay đổi của ông G.Bush đã không đem lại mấy kết quả khi không chỉ các thế lực khủng bố mà ngay cả chính các đồng minh của Mỹ, cũng như người dân “xứ sở cờ hoa” tỏ ra hoài nghi về động cơ của vị chủ nhân Nhà Trắng vốn được mệnh danh là “Tổng thống của chiến tranh”, đặc biệt sau khi họ phát hiện ra rằng những bằng chứng để ông phát động cuộc tấn công Iraq trên thực tế hoàn toàn không có thật.

Chính trong bối cảnh ấy, ông Barack Obama – một người luôn chủ trương sớm kết thúc “cuộc chiến chống khủng bố” – đã nhanh chóng chớp được thời cơ “thay đổi” để bước chân vào Nhà Trắng. Và đương nhiên, kết thúc “cuộc chiến chống khủng bố” đã trở thành trọng điểm cầm quyền và ưu tiên chiến lược của Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.

Ngay sau khi chuyến đến Nhà Trắng, ông Obama đã đồng thời xúc tiến hành động trên cả 3 mặt.

Thứ nhất là đẩy nhanh tiến trình rút quân khỏi Iraq để mong tháo gỡ mối quan hệ phức tạp giữa “chống khủng bố” và Đại Trung Đông, cắt đứt những phiền phức của chiến tuyến Trung Đông.

Thứ hai, ông Obama khởi động “chiến lược chống khủng bố ở Afghanistan và Pakistan” nhằm xóa bỏ tận gốc mảnh đất thật sự của “chủ nghĩa khủng bố”.

Thứ ba, thực thi chính sách tổng hợp, kết hợp giữa các biện pháp cứng và mềm, lợi dụng toàn diện nguồn lực quân sự, tình báo, chính trị, ngoại giao để sớm mang lại hiệu quả triệt thoái khủng bố trong thời gian ngắn nhất có thể.

Nếu không kể đến những hy sinh và chi phí tất yếu phải bỏ ra khi phát động hay duy trì bất kỳ cuộc chiến tranh nào, thì phải thừa nhận rằng sách lược chống khủng bố của chính quyền Obama đã có những hiệu quả thực chất. Sách lược đó đã dẫn đến việc cải thiện phần nào mối quan hệ thù địch lâu nay giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo, đã đưa đến việc tiêu diệt được trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden sau gần 9 năm truy bắt, rút quân hoàn toàn khỏi Iraq và đang từng bước hiện thực hóa kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan đúng theo lộ trình cam kết.

Chính xét từ ý nghĩa này, “thời kỳ chống khủng bố” kéo dài hơn 10 năm qua của Mỹ về đại thể đã đi được một chặng đường dài.

Video đang HOT

Những cái được – mất

Trong 11 năm ấy, nước Mỹ đã thực hiện hai chiến lược chống khủng bố, lần lượt ở Trung Đông và Nam Á, dù rằng xét cho cùng mảnh đất hay gốc rễ sinh sôi chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa được xóa bỏ.

Theo đánh giá của giới phân tích, tình hình tại Afghanistan và Iraq “thời kỳ hậu rút quân” xem ra cũng khó có thể ổn định trong sớm chiều vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là việc cả hai tổ chức al-Qaeda và Taliban – các lực lượng nòng cốt của chủ nghĩa khủng bố – đều không hề bị sụp đổ do cái chết của Bin Laden. Ngược lại, cái chết của tên trùm khủng bố khét tiếng khi y đã bước sang tuổi 67 và trong tay không một “tấc sắt” phòng vệ khi bị biệt kích Mỹ tấn công tại nhà riêng ở Abbottabad (Pakistan) hồi thnsg 5/2011 vẫn đang tiếp tục gây rắc rối, làm cho quân Mỹ, quân đội NATO thường xuyên bị thương vong.

Cục diện Afghanistan, Iraq và Pakistan rồi sẽ ra sao, quan hệ Mỹ-Pakistan sẽ có những thay đổi đặc biệt như thế nào sẽ là những nhân tố phủ bóng lên chặng đường chống khủng bố thời gian tới. Sẽ không quá khi nói rằng, “thời kỳ chống khủng bố” tuy đã đi được một chặng đường nhưng cuộc chiến này vẫn còn nhiều gian nan.

Tuy nhiên, xét ở khía cạnh lựa chọn chiến lược lớn, dù gian nan đến mấy Mỹ cũng không thể không tìm cách nhanh chóng kết thúc “thời kỳ chống khủng bố”. Bởi,

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát và kinh tế đi xuống đang đẩy Mỹ vào thế khó có thể tiếp tục đảm đương cuộc chiến chống khủng bố mà không biết hồi kết. Mức trần nợ công của Mỹ đã gần trạm mức trần 26.300 tỷ USD mà khó khăn lắm Quốc hội Mỹ mới thông qua được hồi năm ngoái. Mức nợ công này có liên quan chặt chẽ tới việc vay mượn quá nhiều dưới thời kỳ George Bush để thực hiện cuộc chiến chống khủng bố lan tràn.

Thứ hai, cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq chẳng những không có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế, tăng thêm việc làm mà ngược lại, còn làm ảnh hưởng đến kinh tế, khiến thâm hụt gia tăng và quan trọng hơn là làm mất uy tín của nước Mỹ. Việc sớm kết thúc hai cuộc chiến này, vì thế, cũng đã trở thành nhận thức chung của đảng cầm quyền và đảng đối lập trong nhiều năm trở lại đây.

Mặc dù hiểu rõ việc rút quân khỏi hai chiến trường Trung Đông và Nam Á vào thời điểm hiện nay là có phần hơi vội vã, nhưng chính quyền Obama đành phải đưa ra sự lựa chọn như vậy.

Nguyên nhân phần lớn là vì hệ thống quốc tế thay đổi theo chiều sâu toàn bộ thế giới phương Tây đang lún sâu vào khủng hoảng tài chính – kinh tế nhóm các nước mới nổi trỗi dậy mạnh mẽ khối châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đều bắt đầu thức tỉnh trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chuyển mình trở thành trung tâm kinh tế năng động nhất toàn cầu.

Cân nhắc từ các góc độ chiến lược lớn ấy, Mỹ phải nhanh chóng thoát khỏi khu vực Trung Đông, Nam Á, cũng như thoát khỏi “cuộc chiến chống khủng bố” để đối phó với những thách thức có ý nghĩa chiến lược lâu dài hơn.

Nói tóm lại, trong hơn 10 năm qua, việc Mỹ tập trung chống khủng bố là chiến lược cần thiết, thì cùng với sự thay đổi hoàn toàn mới của tình hình trong nước và quốc tế, kết thúc “thời kỳ chống khủng bố” cũng đang nổi lên là hoạt động có ý nghĩa chiến lược hết sức cấp bách. Nếu như chính quyền George Bush mượn “cuộc chiến chống khủng bố” để mưu cầu bá quyền, thì chính quyền Obama hiện nay lại mượn việc “kết thúc cuộc chiến chống khủng bố” để bố trí lại chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ hậu chống khủng bố.

Phác họa thời kỳ “hậu cuộc chiến chống khủng bố”

Xét tổng thể, có thể vạch ra đôi nét về đường hướng chính trong chiến lược toàn cầu của Mỹ “thời kỳ hậu chống khủng bố” như sau:

Thứ nhất, Mỹ nhận thức được rằng “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” đã chuyển từ mối đe dọa hàng đầu thành một trong nhiều mối đe dọa hoặc thách thức mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Thách thức từ những vấn đề mang tính toàn cầu như sự thay đổi bức tranh địa-chính trị thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hay những mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác đang là những vấn đề Mỹ cần phải quan tâm nhiều hơn.

Thứ hai, xuất phát từ tình hình thực tế về thực lực và cục diện quốc tế, Mỹ cần phải từng bước nhận thức được những hạn chế về mặt thực lực phải chú trọng hơn đến việc vvận dụng tổng hợp, cân bằng, khéo léo sức mạnh cứng và mềm phải thừa nhận xu thế đa cực hóa của các lực lượng trên thế giới và theo đuổi hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm vai trò chủ đạo trong khuôn khổ nhiều đối tác thay vì chiếm giữ vị trí bá chủ như trước đây. Nói cách khác, Mỹ phải chấp nhận thực tế không còn ở vị trí số 1, mà là “một nước đứng đầu trong những nước ngang hàng nhau”.

Thứ ba, Mỹ phải chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ gắn kết giữa chiến lược an ninh và địa chiến lược. Mỹ phải cùng lúc đối phó với cả “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố” và sự vươn lên của các nước mới nổi không hoàn toàn đi theo quỹ đạo của Mỹ. Muốn vậy, Mỹ phải vừa quan tâm tới Trung Đông, Nam Á và Đông Á, vừa đẩy mạnh trọng tâm chiến lược dịch chuyển từ Tây sang Đông, coi châu Á-Thái Bình Dương là trọng điểm địa chiến lược trong tương lai. Bên cạnh đó, Mỹ cũng phải đẩy mạnh khả năng giám sát đối với những “tài sản chung toàn cầu” ở trên biển, trên không và trong không gian vũ trụ.

Thứ tư, Mỹ phải vận dụng tổng hợp và khéo léo cùng lúc các biện pháp quân sự, ngoại giao, kinh tế, viện trợ đối ngoại, tình báo và tuyên truyền ra bên ngoài.

Tất cả những điều này đang truyền đi một thông điệp quan trọng: Chiến lược toàn cầu của Mỹ có xu thế thu hẹp về tổng thể. Đây vừa là sự sửa sai do hành động bành trướng quá mức trong “thời kỳ chống khủng bố”, vừa có liên quan tới quan niệm chiến lược toàn cầu mới của chính quyền Obama. Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất vẫn xuất phát từ chính bên trong nội bộ nước Mỹ: Khi đang phải đứng trước một cuộc khủng hoảng mang tính kết cấu, “chú Sam” cần phải thay đổi phương hướng phát triển bên trong và can dự bên ngoài để có thể bảo toàn tốt nhất những lợi ích chiến lược của mình.

Theo Dantri

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9

Các hoạt động tưởng niệm những nạn nhân xấu số trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã được tiến hành trên khắp nước Mỹ. Đã 11 năm trôi qua, nhưng người Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại thời khắc quốc gia này bị khủng bố.

Vào ngày định mệnh này, hai chiếc máy bay chở khách đã đâm và đánh sập tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, trong khi một chiếc khác lao xuống một góc tòa nhà Bộ Quốc phòng Mỹ và một chiếc máy bay thứ tư đâm xuống một cánh đồng thuộc bang Pennsylvania.

Hôm nay (11/9/2012), tại nơi từng sừng sững tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới, hơn 1.000 người, trong đó có nhiều người là thân quyến của các nạn nhân xấu số, đã có mặt để cùng nhau tham gia lễ xướng tên 2.983 nạn nhân đã bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11/9 của 11 năm trước.

Trong một phát biểu hôm 10/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã khuyến cáo người Mỹ không được lãng quên những binh sỹ thiệt mạng tại Afghanistan. Ông cũng khẳng định, cuộc chiến chống al-Qaeda, mạng lưới khủng bố quốc tế đứng đằng sau những vụ tấn công 11/9, vẫn chưa kết thúc.

Dưới đây là những hình ảnh về nước Mỹ trong dịp tưởng niệm 11 năm vụ 11/9:

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 1

Judy Parisio (phải) và Linda Malbrba mang tới đài tưởng niệm bức ảnh người cháu gái xấu số của họ, cô Frances Ann Cilente. Cô Cilente làm việc tại tòa tháp đôi. (Ảnh: Reuters)

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 2

Anh Wilder Gomez, cháu trai của bà Rosario Tejada (người cầm ảnh), đã thiệt mạng khi tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại thế giới sụp xuống trong ngày 11/9/2001. (Ảnh: AP)

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 3

Một phụ nữ giơ cao ảnh một nạn nhân trong vụ khủng bố tấn công tòa tháp đôi ở New York. (Ảnh: Reuters)

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 4

Tổng thống Mỹ Barack Obama và vợ Michelle Obama cúi đầu mặc niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9/2001. (Ảnh: Reuters)

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 5

Trước đó, ông Obama đã có bài phát biểu kêu gọi người dân Mỹ biết ơn lực lượng cảnh sát, lính cứu hỏa... đã phản ứng nhanh và có những người đã hy sinh để cứu các nạn nhân của vụ khủng bố.

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 6

Một người lính quân nhạc đang thổi kèn để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ 11/9 cách đây 11 năm. (Ảnh: Reuters)

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 7

Anh Joe Torres quỳ gối trước đài tưởng niệm nạn nhân vụ 11/9. Một trong số những người thiệt mạng đó có chị dâu của anh, Krystine Bordenabe. Chị Bordenabe bị chết khi đang mang thai tháng thứ 8. (Ảnh: Reuters).

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 8

Hai cột ánh sáng tượng trưng cho tòa tháp đôi bị sập được chiếu lên bầu trời New York trong đêm 10/9. (Ảnh: Reuters)

Người Mỹ nghẹn ngào trong lễ tưởng niệm 11/9 - Hình 9

Anh Jeremy Hamilton đang cắm lá cờ Mỹ bên cạnh đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9. (Ảnh: AP)

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vongDừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vong
17 giờ trước
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủTang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
18 giờ trước
Cho trực thăng đi bắn tỉa hàng trăm gấu túi, tiểu bang Úc gây phẫn nộCho trực thăng đi bắn tỉa hàng trăm gấu túi, tiểu bang Úc gây phẫn nộ
hôm qua
Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tốHàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố
hôm qua
Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạnKhách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn
22 giờ trước
Bác sĩ kể lại giờ phút cuối và điều tiếc nuối của Giáo hoàng FrancisBác sĩ kể lại giờ phút cuối và điều tiếc nuối của Giáo hoàng Francis
hôm qua
Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống ZelenskyBộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống Zelensky
hôm qua
Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịuGiao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu
hôm qua

Tin đang nóng

Lễ thủy táng của Quý Bình: Vợ lặng người ôm chặt tro cốt, Vân Trang và đông đảo khán giả tiễn đưaLễ thủy táng của Quý Bình: Vợ lặng người ôm chặt tro cốt, Vân Trang và đông đảo khán giả tiễn đưa
4 giờ trước
Thêm người rơi lầu ở Vạn Hạnh Mall, nạn nhân là nam thanh niênThêm người rơi lầu ở Vạn Hạnh Mall, nạn nhân là nam thanh niên
3 giờ trước
Phát hiện ca nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' ở TPHCM, tấn công từ chân lên phổiPhát hiện ca nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' ở TPHCM, tấn công từ chân lên phổi
3 giờ trước
Thêm người nhảy lầu tự tử tại Vạn Hạnh Mall TP.HCMThêm người nhảy lầu tự tử tại Vạn Hạnh Mall TP.HCM
3 giờ trước
Nam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trườngNam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trường
4 giờ trước
Ngọc Lan đưa con trai đi xem sơ duyệt diễu binh, "lăn lê bò toài" để có được khoảnh khắc này cùng các chiến sĩNgọc Lan đưa con trai đi xem sơ duyệt diễu binh, "lăn lê bò toài" để có được khoảnh khắc này cùng các chiến sĩ
4 giờ trước
Cậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hànhCậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hành
2 giờ trước
Thanh Thủy, Tiểu Vy, H'Hen Niê dự sơ duyệt diễu binh giữa biển người TPHCMThanh Thủy, Tiểu Vy, H'Hen Niê dự sơ duyệt diễu binh giữa biển người TPHCM
2 giờ trước

Tin mới nhất

Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép

Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép

28 phút trước
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh các nỗ lực trục xuất và xử lý người nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý và tổ chức nhân quyền lo ngại có nhiều vụ việc vi phạm đã xảy ra vì có những người bị trục...
Mỹ bất ngờ ủng hộ các nước có kế hoạch gửi quân đội tới Ukraine

Mỹ bất ngờ ủng hộ các nước có kế hoạch gửi quân đội tới Ukraine

29 phút trước
Thông tin trên được hãng tin của Ukraine trích đẫn từ tờ The Telegraph của Anh. Theo đó, các quan chức Anh tiết lộ rằng các đại diện của Mỹ đã đồng ý cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần cho quân đội châu Âu tại Ukraine nhằm th...
Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

3 giờ trước
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng Ngoại trưởng Marco Rubio không tham dự, cũng như đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, Steve Witkoff. Thay vào đó, chỉ có đại diện đặc biệt Keith Kellogg từ phía Mỹ.
Pakistan sẵn sàng hợp tác điều tra quốc tế về vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

Pakistan sẵn sàng hợp tác điều tra quốc tế về vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

3 giờ trước
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cũng ra tuyên bố chính thức lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố, đồng thời kêu gọi truy cứu trách nhiệm và hợp tác quốc tế để đưa thủ phạm ra trước công lý.
IMF đánh giá hội nghị mùa Xuân với WB mang tính xây dựng

IMF đánh giá hội nghị mùa Xuân với WB mang tính xây dựng

3 giờ trước
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế đối với Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia, đồng thời cảnh báo rằng xung đột thương mại leo thang sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu.
'Hội đồng Bảo an châu Âu' Giải pháp mới cho khủng hoảng an ninh của EU?

'Hội đồng Bảo an châu Âu' Giải pháp mới cho khủng hoảng an ninh của EU?

3 giờ trước
Thực tế cho thấy, châu Âu hiện đang thiếu một cơ chế chính thức, một định dạng sẵn có để các cường quốc an ninh và quốc phòng hàng đầu có thể cùng nhau họp bàn, phối hợp hành động mà không cần sự tham gia trực tiếp của Mỹ.
Tổng thống Zelensky muốn Ukraine nhận được hỗ trợ 'kiểu Israel' từ Mỹ

Tổng thống Zelensky muốn Ukraine nhận được hỗ trợ 'kiểu Israel' từ Mỹ

3 giờ trước
Nhà lãnh đạo Ukraine đồng thời nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai với Nga đều cần nhận được hỗ trợ quân sự, tài chính và chính trị liên tục từ Mỹ.
Ông Trump nói Crimea thuộc về Nga

Ông Trump nói Crimea thuộc về Nga

3 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố bán đảo Crimea thuộc về Nga theo thỏa thuận cuối cùng về giải quyết xung đột Ukraine.
Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ

Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ

5 giờ trước
Lương cao, thưởng lớn, vay mua nhà không lãi suất, đó là những ưu đãi hào phóng mà Ukraine đang dùng để thu hút giới trẻ tham gia cuộc chiến khốc liệt nhất trên lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II.
Những chiến lợi phẩm thúc đẩy bước tiến lớn về công nghệ quân sự

Những chiến lợi phẩm thúc đẩy bước tiến lớn về công nghệ quân sự

5 giờ trước
Đại tá về hưu, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Nga Leonid Ivashov nhận định: Việc thu giữ vũ khí của đối phương và quá trình đánh giá là một phần của tình báo công nghệ quân sự.
Triều Tiên phá bỏ những đồn đoán khi hạ thủy tàu khu trục cỡ lớn nặng 5.000 tấn

Triều Tiên phá bỏ những đồn đoán khi hạ thủy tàu khu trục cỡ lớn nặng 5.000 tấn

5 giờ trước
Ông Joseph Bermudez Jr. và bà Jennifer Jun tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định trong một phân tích: Chiếc FFG dài khoảng 140 mét, khiến tàu chiến này trở thành tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo ở Triều Tiê...
Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa

5 giờ trước
Sau cuộc họp với các nhà bán lẻ lớn trong tuần này, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc giảm thuế đối với Trung Quốc, mặc dù ông chưa có bất kỳ hành động chính thức nào.

Có thể bạn quan tâm

Lamine Yamal nhuộm tóc, háo hức ghi bàn vào lưới Real Madrid

Lamine Yamal nhuộm tóc, háo hức ghi bàn vào lưới Real Madrid

Sao thể thao

1 phút trước
Lamine Yamal không biết sợ hãi, luôn khao khát cùng Barca đấu Real Madrid và lần này anh bước vào Siêu kinh điển với mái tóc mới.
Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"

Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"

Sao việt

53 phút trước
Chiếc váy ôm sát khiến Minh Kiên để lộ khuyết điểm khó hiểu. Netizen đồng loạt đặt nghi vấn bầu bí khi nhìn vào ngoại hình hiện tại của Minh Kiên
Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo

Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo

Pháp luật

53 phút trước
Thầy bói Phan Thị Lan dọa bệnh nhân ung thư phải dâng lệnh 370 triệu đồng mới hết bệnh, dọa con trai của một người xem bói sắp bị gạch tên trong sổ sinh tử để lừa đảo gần 1,5 tỉ đồng.
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Tin nổi bật

57 phút trước
Bé gái 5 tuổi ở Hà Nội bị chó nhà cắn vào đầu, phải khâu hơn 10 mũi và tiêm phòng dại. Bác sĩ cảnh báo: Đừng chủ quan với vật nuôi, virus dại có thể lây từ chính chó nhà.
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Thế giới số

1 giờ trước
Những chiến dịch quảng cáo cho tính năng trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence trên iPhone của Apple đã phải hứng chịu nhiều lời chê bai và chỉ trích.
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac

iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac

Đồ 2-tek

1 giờ trước
Theo leaker Majin Bu, hệ điều hành iPadOS 19 sẽ mang lại nhiều thay đổi trong trải nghiệm sử dụng iPad. Một trong những cải tiến đáng chờ đợi nhất nằm ở tính năng Stage Manager.
Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn

Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn

Netizen

1 giờ trước
Đoạn video sốc trích dẫn từ camera an ninh vừa được công bố cho thấy Anthony John Felton (54 tuổi) dùng cờ-lê kim loại lớn đánh liên tiếp vào đầu phó hiệu trưởng Richard Pyke (51 tuổi) ngay tại văn phòng làm việc.
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống

Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống

Hậu trường phim

2 giờ trước
Việc Yoo Ah In được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Directors Cut lần thứ 23, trong bối cảnh anh vướng vào bê bối sử dụng ma túy, đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt.
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh

Tv show

2 giờ trước
Tuần này, chương trình Khách sạn 5 sao sẽ đặc biệt chào đón hai nghệ sĩ gạo cội của nghệ thuật Việt Nam, đó là NSƯT Thành Lộc và NSND Lê Khanh.
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống

Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống

Sao châu á

2 giờ trước
Theo Chae Seo An, cô đã phải chuyển sang làm công nhân bán thời gian, xoay xở với 7 công việc khác nhau mới đủ sống.
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"

Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"

Nhạc việt

3 giờ trước
Trâm chưa bao giờ xem âm nhạc là cuộc đua. Mỗi bài hát là một lần được sống thật, được kể câu chuyện của mình và mong khán giả tìm thấy sự đồng cảm , Bảo Trâm chia sẻ.