Được truyền cảm hứng từ việc đưa đón trẻ, tài xế xe buýt lấy bằng đại học để trở thành giáo viên
Sau 10 năm nghỉ học, Clayton Ward vừa tốt nghiệp Cao đẳng và tiếp tục học lên Đại học để hoàn thành tấm bằng Cử nhân với hy vọng có thể trở thành giáo viên Lịch sử trong tương lai.
Anh Clayton Ward, tài xế xe bus ở thành phố Framingham, Massachusetts, Mỹ đưa đón học sinh tới trường hàng ngày – đây là công việc mà ông và cả bố mẹ anh đều từng làm.
Anh Clayton Ward có nhiệm vụ đưa đón học sinh ở thành phố Framingham.
Những đứa trẻ thường chia sẻ với anh Ward về việc chúng làm ở lớp, biết anh thích lịch sử, thi thoảng các em sẽ hỏi anh một sự kiện lịch sử nào đó. ‘Nhiều đứa trẻ thường nói với tôi: ‘Chú nên dạy cháu’ hay ‘Ước gì chú là thầy giáo của cháu’ bởi tôi có cách nhìn nhận và ngữ điệu khác với cách dạy của thầy cô chúng’, Ward chia sẻ.
Những cuộc trò chuyện đó từng ngày khơi dậy ước mơ của anh được trở lại trường học và trở thành giáo viên lịch sử. Tháng 5/2019, nam tài xế – người đã nghỉ học đại học cách đây 10 năm – quyết định đăng ký học tại Đại học Cộng đồng MassBay, Massachusetts. Anh vẫn làm việc bình thường vào ban ngày và tham gia các lớp học tại trường vào buổi tối.
‘Cũng không phải dễ dàng gì. Tôi lái xe vào buổi sáng và chiều, tham gia một tiết học vào giữa ca làm, sau đó là các lớp buổi tối và cả học trực tuyến để có thể hoàn thành chương trình học đúng hạn’, Ward thông tin.
Video đang HOT
Chính những đứa trẻ anh đưa đón hằng ngày và ước mơ nhiều năm về trước giúp Ward có đông lực. Chỉ trong một năm, Ward không chỉ hoàn thành Bằng Cao đẳng Nghệ thuật mà còn được bằng Giỏi với điểm tổng kết 4.0. Anh nhận được bằng khen của Hiệu trường và nhiều giải thưởng khác trong lễ tốt nghiệp trực tuyến hôm thứ Ba vừa qua.
‘Clayton Ward thực sự thể hiện tinh thần của trường MassBay – kiên cường, bền bỉ và cống hiến’, thầy Nina B. Keery, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Cộng đồng MassBay cho biết. ‘Tôi rất tự hào về những thành tích mà em ấy đã đặt được. Tôi tin rằng thế hệ học sinh tương lai của Ward cũng sẽ học được nhiều điều từ thầy của mình. Các em không chỉ học về Lịch sử mà còn hiểu được ý nghĩa của việc trở thành một sinh viên. Và học được rằng sự chăm chỉ sẽ dẫn đến thành công.’
Sau một năm học chăm chỉ, Ward đã tốt nghiệp Bằng Cao đẳng Nghệ thuật với điểm GPA 4.0
Hiện tại, với tấm bằng liên thông, Ward sẽ tiếp tục học Cử nhân Lịch sử tại Đại học bang Framingham vào mùa thu tới để dần hoàn thành ước mơ trở thành giáo viên trung học môn Lịch sử. Nhưng Ward nói rằng tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu không có những đứa trẻ anh đưa đón mỗi ngày.
‘Có thể bạn không tin nhưng những đứa trẻ đã khiến tôi ấn tượng, chúng tiếp thêm động lực và tham vọng cho tôi quay lại trường học’, Ward cho biết. ‘Thật kỳ lạ là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn và tôi cần những thứ như vậy.
Những đứa trẻ Ward đưa đón hằng ngày là nguồn động lực lớn cho anh cố gắng.
Năm 2030: Mọi giáo viên mầm non phải có bằng CĐSP, giáo viên tiểu học có bằng cử nhân
Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2020/NĐ-CP về lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo giáo viên. Theo đó, đến năm 2030, mọi giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm, 100% số giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân.
Về đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo gồm: Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ 1/7/2020 còn đủ 7 năm công tác đến tuổi được nghỉ hưu.
Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ 1/7/2020 còn đủ 8 năm công tác đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 7 năm đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu.
Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ 1/7/2020 còn đủ 7 năm công tác đến tuổi được nghỉ hưu.
Đến năm 2030, mọi giáo viên mầm non phải có bằng CĐSP (ảnh minh họa)
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non từ 1/7/2020-31/12/2030, gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 1/7/2020 đến hết 31/12/2025, bảo đảm ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
Giai đoạn 2: Từ 1/1/2026 đến hết 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện tương tự như giáo viên mầm non song tại giai đoạn 1 bảo đảm ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân. Giai đoạn 2 thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS cũng được thực hiện từ 1/7/2020 đến hết 31/12/2030, bảo đảm 100% số giáo viên THCS hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Cũng theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP, kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp: Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;
Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, trừ trường hợp có lí do khách quan bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù, trình tự, thủ tục đền bù chi phí đào tạo áp dụng thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội thêm hai ngành mới Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thêm 2 ngành đào tạo song bằng mới là Quản lý và Marketing vào chương trình tuyển sinh từ năm 2020. Sinh viên tốt nghiệp hai ngành này sẽ được cấp hai bằng cử nhân, một bằng chính quy của ĐH Quốc gia Hà Nội và một bằng của trường đại học đối...