Dược thiện hỗ trợ trị rối loạn nội tiết
Sư dung cac tuyên nôi tiêt cua đông vât đê chưa cac chưng bênh co liên quan đên cac vân đê rôi loan nôi tiêt cua cơ thê la môt liêu phap cua y hoc cô truyên.
Cac tuyên nôi tiêt đươc ngươi xưa chu y đên la tinh hoan, tuy, giap trang, thương thân…, trong đo tinh hoan va tuy la thông dung hơn ca. Cac tuyên nôi tiêt khac người xưa dùng tuyên thương thân của lợn ngâm rươu uông đê chưa chưng ho hen, dung tuyên giap trang cua dê, lơn cung vơi cac vi thuôc như hai tao, côn bô, hai đơi, ngưu bang tư… sây khô, tan bôt uông đê chưa chưng bươu giap đơn thuân hoăc suy giam chưc năng tuyên giap.
Tuyên tuy: thương dung tuy lơn. Tuỵ lợn vi ngot, tinh binh, co công năng ich phê, bô ty va nhuân tao, đươc sư dung đê chưa cac chưng tiêu khat (tiểu đương), khai huyêt, ho hen, ly tât, tăc tia sưa, da tay chân nưt ne…
Đê điêu tri chưng tiêu khat, tuy lơn đươc dung trong môt sô bai thuôc như sau:
Bài 1: Tuy lơn sây khô 8g, y di 8g, hoai sơn 8g, cat căn 8g, tât ca sây khô, tan bôt, đong goi 5g, môi ngay uông tư 4-8 goi tuy theo mưc đô bênh.
Bài 2: Hoang ky sông 15g, sinh đia 30g, hoai sơn 30g, sơn thu 15g, tuy lơn sông 9g, sây khô tan bôt. Săc hoang ky, sinh đia, hoai sơn va sơn thu lây nươc uông cung bôt tuy lơn.
Bài 3: Tuy lơn 1 cai, hoai sơn 200g, hai thư hâm như, chê đu gia vi, chia lam 4 phân, môi ngay ăn 1 phân.
Bài 4: Tuy lơn (co thê thay băng tuy trâu, bo hoăc dê) rưa sach, thai miêng, sây khô tan bôt, môi ngay uông 3 lân, môi lân 3g vơi nươc âm.
Vị thuốc ngưu bang tử phối hợp với tuyên giap trang cua dê hoặc lơn hỗ trợ trị suy giảm chức năng tuyến giáp.
Tinh hoan: Thương dung tinh hoàn các loại động vật như hươu, dê, trâu, bò, chó, ngựa, hải cẩu,… được gọi chung là “ngoại thận”, có công dụng bổ thận tráng dương, thường được dùng để chữa các chứng bệnh có liên quan đến rối loạn sinh lý tình dục như liệt dương, di tinh, hoạt tinh, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, suy giảm ham muốn tình dục, phụ nữ khó thụ thai…
Tinh hoàn chó: Tốt nhất là của chó vàng (hoàng cẩu), vị mặn tính ấm, vào kinh thận, có công dụng bổ thận tráng dương, sinh tinh ích tủy, dùng để chữa các chứng liệt dương, hoạt tinh, xuất tinh sớm, lãnh tinh, không có tinh trùng, suy giảm ham muốn tình dục…
Dạng dùng: tinh hoàn rửa sạch, bỏ màng, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2g với nước muối nhạt hoặc tinh hoàn chó 1 bộ nghiền nhỏ ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7 ngày rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Có thể ngâm cùng các vị thuốc như kỷ tử, nhục dung, tỏa dương, dâm dương hoắc… để nâng cao hiệu quả và dễ uống
Video đang HOT
Tinh hoàn hươu: Vị ngọt mặn, tính ấm, vào ba kinh can, thận và bàng quang, có công dụng bổ thận khỏe lưng, tráng dương ích tinh, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, thiểu năng tinh trùng, xuất tinh sớm, suy giảm tình dục, suy nhược cơ thể, muộn con…
Cách dùng:
(1) Tinh hoàn hươu 1 đôi bỏ màng, thái vụn, nhục dung 60g tẩm rượu 1 đêm rồi thái phiến, nấu 100g gạo tẻ thành cháo rồi cho các vị thuốc vào, chế đủ gia vị, ăn nóng.
(2) Tinh hoàn hươu 1 bộ, rửa sạch bỏ màng, tán nhuyễn rồi ngâm trong 500 ml rượu trắng, sau 10 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. (3) Tinh hoàn hươu làm sạch, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3-5g với nước muối nhạt.
Tinh hoàn dê: Vi mặn, tính ấm, vào kinh thận, có công dụng ích tinh trợ dương, bổ thận cường cốt, được dùng chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể… Cách dùng:
(1) Tinh hoàn dê 1 đôi, làm sạch bỏ màng, tán nhuyễn rồi ngâm trong 500 ml rượu trắng, sau 10 ngày là dùng được, uống mỗi ngày 1 chén nhỏ.
(2) Tinh hoàn dê 1 đôi, làm sạch bỏ màng, thái mỏng rồi nấu cùng một bát nước hầm xương lợn trong 5 phút, chế đủ gia vị, ăn nóng.
(3) Tinh hoàn dê 1 đôi, nhung hươu 3g, rượu trắng 500 ml. Tinh hoàn dê rửa sạch, bỏ màng, nghiền nát rồi đem ngâm với rượu cùng với nhung hươu trong 15 ngày, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 20 ml.
(4) Tinh hoàn dê 1 đôi rửa sạch, thái phiến mỏng, lấy 2 củ tỏi và 3g gừng tươi thái lát rồi cho dầu thực vật vào chảo phi thơm rồi xào cùng với tinh hoàn dê, ăn nóng.
Ngoai ra, vơi tât ca cac loai tinh hoan đông vât đêu co thê điêu chê đơn gian như sau: tinh hoan rưa sach, loai bo mang, dung tay hoăc may nghiên thât nat, sau đo đem ngâm vơi rươu hoăc côn cao đô vơi ty lê 1/1. Ngâm trong 5 ngay trơ lên, cang lâu cang tôt, thinh thoang lăc đêu. Khi dung, gan lây rươu, uông môi ngay 2-3 lân, môi lân 30 giot.
Một số cổ phương có vị ngưu bàng tử
Ngưu bàng (Artium lappaL.), họ cúc (Asteraceae) là cây thuốc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, như Lào Cai (thị trấn Sa Pa), Yên Bái, Hà Nội...
Người ta thu hái lá bánh tẻ, quả già để lấy hat, gọi là ngưu bàng tử, hay đại đao tử, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử.
Quả già của cây ngưu bàng phơi khô, đập cho hạt tung ra, phơi khô, khi dùng sao vàng. Rễ ngưu bàng rửa sạch, để ráo nước, thái vát chéo, phơi khô, sao vàng. Lá tươi (lá bánh tẻ) để dùng ngoài.
Về thành phần hoáa học, trong hạt ngưu bàng có chứa chất béo 25-30%, chủ yếu là acid panmitic, stearic, oleic, arachidic...; glucosid: actiin, l-arctigenin, isoarctigenin; alcaloid: lappin; phenol; protein; tinh dầu, sterol; nhiều loại vitamin. Rễ ngưu bàng có 5-6% glucoza, 50-70% chất inulin; ngoài ra còn có các chất nhựa, chất nhầy, chất đắng, muối vô cơ: kali...
Về tác dụng sinh học, ngưu bàng tử có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp. Glucosid từ ngưu bàng tử có thể làm cho động vật thí nghiệm co giật; làm tê liệt tim ếch cô lập.
Nước sắc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, vi trùng tan huyết. Rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucosa huyết. Cuống lá và thân cây có tác dụng tăng tích lũy glycogen trong gan, do đó làm ổn định glucosa huyết.
Theo y học cổ truyền, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, vào kinh phế, vị. Công năng sơ tán phong nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, lợi tiểu, lợi hầu họng, tiêu sưng.
Trị các chứng ngoại cảm phong nhiệt, họng sưng đau, chứng sốt ho, ban chẩn khó mọc hoặc mọc ít, bệnh sởi ở thời kỳ đầu, hoặc bệnh quai bị, nhiệt độc ung nhọt sưng thũng.
Còn trị chứng đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, cảm giác buốt, dắt; ngưu bàng tử phối hợp với xa tiền, kim tiền thảo, râu mèo.
Trị viêm họng sưng đau: ngưu bàng tử phối hợp bản lam căn, cát cánh, bạc hà, cam thảo. Trị ban chẩn, sởi đậu khó mọc: ngưu bàng tử phối hợp cát căn, thuyền thoái, bạc hà, kinh giới.
Nếu có sốt cao, dùng: ngưu bàng tử, phù bình, đậu xị, liên kiều, cát căn, thăng ma, thuyền thoái, kim ngân hoa, hoàng cầm.
Nếu sởi đã mọc mà kèm theo tiêu chảy, dùng: ngưu bàng tử, liên kiều, sơn tra, đăng tâm thảo, binh lang (sao vàng), hoàng liên, hoàng cầm, hậu phác, thanh bì, cam thảo.
Trị viêm thận, phù thũng: ngưu bàng tử, trạch tả, long du thái. Trị mụn nhọt: ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà hoặc dùng lá ngưu bàng đắp ngoài chữa mụn nhọt.
Liều dùng chung: Ngày 6-12g, dưới dạng bột, hoặc sắc uống. Lưu ý không dùng ngưu bàng tử cho người tỳ hư, tiêu chảy. Lá ngưu bàng dùng ngoài lượng thích hợp.
Ngưu bàng tử có mặt trong phương thuốc Ngân kiều tán trị cảm sốt.
Một số phương thuốc thường dùng có ngưu bàng tử
Bài 1 - Ngân kiểu tán: ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liều kiều, đạm đậu xị, mỗi vị 12g; cát cánh, đạm trúc diệp, bạc hà, mỗi vị 6-12g; kinh giới tuệ 6g; cam thảo 4g. Các vị tán bột mịn, uống với nước sôi để nguội. Hoặc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Trị sốt do cảm nhiệt, mồ hôi ra ít, hoặc không có mồ hôi, người khô háo, bồn chồn vật vã, khó chịu, nước tiểu đỏ, ít, đại tiện bí táo...; hoặc cơ thể ngứa ngáy, lên nhiều mụn nhọt, bứt rứt, đau nhức...
Bài 2 : ngưu bàng tử, kim ngân hoa, mỗi vị 12g; liên kiều, kinh giới, bạc hà, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt sốt cao.
Bài 3 : ngưu bàng tử, bản lam căn, mỗi vị 15g; cát cánh 6g; bạc hà, cam thảo, mỗi vị 3g. Sắc uống. Trị hầu họng sưng thũng.
Bài 4: ngưu bàng tử, cát căn, mỗi vị 6g; thuyền thoái, bạc hà kinh giới, mỗi vị 3g. Sắc uống. Trị sởi, đậu khó mọc.
Bài 5: ngưu bàng tử 15g, kim ngân hoa, liên kiều, mỗi vị 10g; bạc hà 5g. Sắc uống. Trị sang chẩn do phong nhiệt.
Bài 6: ngưu bàng tử, hoàng cầm, mỗi thứ 8g; kinh giới tuệ 4g; kim ngân hoa 12g; cát cánh 6g; cam thảo 3g. Trị trẻ em viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản...
Nếu sốt cao, thêm thạch cao (sống) 16g, liên kiều 6g. Lưu ý: thạch cao đập vụn, bọc vào vải sạch, cho vào sắc trước 30 phút - 1 giờ; sau đó cho các vị thuốc trên vào cùng sắc. Nước sắc chia 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.
Nếu sốt về đêm, quấy khóc, thêm táo nhân 8g, đăng tâm thảo 2g; nếu do sởi thêm cát căn 12g, thăng ma 6g.
Bài 7: ngưu bàng tử, kim ngân hoa, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma 8g; cam thảo, kinh giới tuệ, mỗi vị 4g. Sắc uống. Trị sởi ở trẻ em, hoặc chứng dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay.
Bài 8: ngưu bàng tử 12g; bạc hà, phòng phong, cam thảo, mỗi vị 4g; kinh giới 8g. Sắc uống trước bữa ăn. Trị cảm nhiệt, người sốt, ho, họng khô.
Bài 9: ngưu bàng tử, phù bình (bèo cái khô), đồng lượng, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 6g với nước ấm. Trị phù do viêm cầu thận cấp hoặc họng viêm sưng đau.
Ngoài dùng hạt ngưu bàng, người ta còn dùng lá. Chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, thêm chút muối ăn, đắp, bó vào nơi mụn nhọt, đinh độc sưng đau.
Rễ ngưu bàng được gọi là ngưu bàng căn, cũng được dùng làm thuốc thông tiểu ra mồ hôi; trị sưng đau các khớp hoặc mụn nhọt, trứng cá, lở loét. Nước sắc rễ ngưu bàng còn dùng trị đái tháo đường type 2.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp Bên cạnh các phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần quan trọng trong chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, các liệu pháp miễn dịch... khiến người bệnh suy kiệt, giảm cân, mệt mỏi. Vơi chế...