Được hỗ trợ nhiều, ngành sư phạm vẫn khó hút nhân tài
Miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm là chủ trương được cho là để thu hút nhân tài. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách hỗ trợ này là tốt nhưng chưa đủ
Nghị định 116/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (SP) có hiệu lực từ ngày 15-11-2020 quy định sinh viên SP được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.
Sinh viên sư phạm được cấp 3,63 triệu đồng/tháng
Ngoài học phí, nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Năm 2020, điểm sàn khối ngành sư phạm chỉ 18 trong khi điểm sàn khối ngành sức khỏe có 3 mức: 19 – 21 – 22 điểm. Nhiều năm qua, điểm sàn, điểm chuẩn khối ngành SP ở nhiều trường luôn thấp hơn khối ngành sức khỏe dù sinh viên SP được miễn học phí.
Môi trường làm việc tốt cũng là yếu tố thu hút người học vào trường sư phạm. Ảnh: TẤN THẠNH
Chính sách miễn học phí cho sinh viên SP trong thời gian tới và cấp sinh hoạt phí với mức 3,63 triệu đồng/tháng từ khóa tuyển sinh năm 2021 trở đi được đánh giá là nhằm thu hút nhân tài và ít nhiều có tác dụng. TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng chính sách miễn học phí rồi cấp sinh hoạt phí có tác dụng thu hút học sinh giỏi vào ngành SP vì xã hội vẫn còn rất nhiều người khó khăn, trong đó có những em theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên trong tương lai.
Tại Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐHSP TP HCM, điểm trúng tuyển vào một số ngành năm 2019 khá cao. Chẳng hạn tại Trường ĐH SP Hà Nội, điểm chuẩn vào ngành SP toán (dạy toán bằng tiếng Anh) lần lượt là 26 – 26,35 – 26,4 tùy tổ hợp xét tuyển; một số ngành khác như SP tiếng Anh, SP văn… có điểm chuẩn trên 24.
Video đang HOT
Tại Trường ĐHSP TP HCM, điểm chuẩn vào ngành SP toán hay SP tiếng Anh là cao nhất với 24 điểm. Nhưng cũng tại 2 trường ĐH này, điểm chuẩn của nhiều ngành khác thấp đáng kể. TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng sở dĩ có những ngành SP điểm chuẩn thuộc dạng cao là vì những ngành đó học sinh có nhu cầu học thêm, giáo viên có điều kiện cải thiện thu nhập. Những ngành không có cơ hội dạy thêm thì học sinh giỏi không vào học nên điểm chuẩn thấp.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP HCM, cho biết chính sách giảm, miễn học phí có cách đây chừng 20 năm, đã có tác dụng thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Nhưng chính sách đó chỉ có tác dụng trong khoảng dăm bảy năm, về sau tác dụng giảm dần. Nay, chính sách cấp sinh hoạt phí cho sinh viên có thể cũng tương tự chính sách miễn học phí, chỉ thực sự giúp ích cho những học sinh muốn theo đuổi ngành SP chứ khó có tác dụng là đòn bẩy để thu hút học sinh giỏi vào học như nhiều ngành khác.
Quan trọng là cải thiện thu nhập
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng nhẩm tính với mức hỗ trợ 36,3 triệu đồng/năm cùng mức học phí tạm tính khoảng 20 triệu đồng/năm thì trong 4 năm học, sinh viên SP được hỗ trợ tầm 225 triệu đồng.
Với số tiền trên, ông Hồng cho rằng sinh viên nhiều ngành khác tốt nghiệp rồi đi làm có thể trả hết trong vòng 2 – 3 năm nhưng với sinh viên SP tốt nghiệp đi dạy thì chừng đó thời gian chắc chắn không trả hết. Nói như vậy để thấy thu nhập sau khi tốt nghiệp mới là yếu tố quyết định chứ không phải là hỗ trợ ban đầu. TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng đồng tình quan điểm rằng ngành nào có thu nhập cao khi làm việc thì sẽ thu hút được người tài. Thực tế cho thấy một số ngành SP có cơ hội dạy thêm hay những ngành dù không được miễn học phí hay hỗ trợ sinh hoạt phí nhưng điểm chuẩn vẫn cao chót vót.
TS Nguyễn Thị Minh Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP HCM, đánh giá chính sách miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho sinh viên SP có tác dụng kích thích học sinh giỏi vào ngành SP. Tuy nhiên, đây chỉ là phần khởi đầu bởi chính sách về lương, cơ hội cải thiện thu nhập của nhà giáo mới có tác dụng quyết định. Ngoài chính sách về lương bổng, thu nhập, nhà giáo cũng cần có môi trường làm việc tốt, có điều kiện để nghiên cứu, nâng cao chuyên môn…
Các trường hợp phải hoàn kinh phí
Nghị định cũng quy định các đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt như: Sinh viên SP đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; sinh viên SP được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Nghịch lý người 'quay lưng' người ao ước vào ĐH Sư phạm Hà Nội
Mặc dù một số học sinh 'quay lưng' với ngành sư phạm vì lo lắng tình trạng thừa giáo viên cục bộ, nhưng nhiều học sinh giỏi giành giải quốc gia, quốc tế lại muốn đầu quân vào ĐH Sư phạm. Vì sao vậy?
TS. Đinh Minh Hằng - Trưởng phòng Bí Thư Đoàn Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Hiện nay trường ĐH Sư phạm Hà Nội là cái nôi đào tạo giáo viên tất cả các môn học trong hệ thống các trường phổ thông, cán bộ giảng dạy các trường ĐH, CĐ.
Thế mạnh sinh viên sư phạm là các em được đào tạo cả hai mục tiêu trở thành thầy cô tương lai ở các cấp bậc và thành các nhà nghiên cứu, tạo nên những bản sắc của sinh viên sư phạm. Ngoài ra ĐH Sư phạm còn được biết đến là nơi đào tạo giáo viên chất lượng".
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có sức hút với học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. (ảnh minh họa)
Trong nhiều năm qua trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhất là khoa Toán Tin "chiêu mộ" được nhiều thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế.
Chia sẻ về vấn đề này, GS. TSKH Đỗ Đức Thái - Trưởng khoa Toán Tin - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho biết, học sinh yêu thích toán và coi nó như niềm đam mê thì tất nhiên sẽ phải chọn trường ĐH dạy Toán đủ điều kiện để nâng bước các bạn trở thành người làm toán "tử tế".
"Ở Hà Nội hiện chỉ có 2 cơ sở đào tạo về Toán, trong đó có khoa Toán Tin ĐH Sư phạm và khoa Toán Tin của ĐH Quốc gia. Các trường khác không dạy Toán mà dạy ứng dụng Toán vào khoa học máy tính, tin học... Cho nên với học sinh giỏi toán muốn coi toán là nghề nghiệp thì chỉ có 1 trong 2 nơi tôi vừa kể.
Điều này lí giải được rằng vì sao khoa Toán Tin vẫn có sức hút với những học sinh giỏi quốc tế. Tôi là người đầu tiên giành giải quốc tế vào khoa Toán Tin trường ĐH Sư phạm. Đây cũng là niềm vui, niềm tự hào, chứng minh uy tín cũng như khả năng đào tạo nổi trội của ĐH Sư phạm Hà Nội được xã hội thừa nhận.
Chúng tôi tự thấy rằng trách nhiệm của mình là thỏa mãn ước mơ trở thành nhà nghiên cứu Toán của học sinh giỏi Toán".
Hiện nay đào tạo cử nhân sư phạm Toán tại trường ĐH Sư phạm có 2 hệ: Đào tạo bằng tiếng Việt và đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.
"Nếu học hệ đào tạo bằng tiếng Anh, sau khi ra trường các em có khả năng giảng dạy môn toán hoàn toàn bằng tiếng Anh. Năm nay chúng tôi có khoảng 170 chỉ tiêu đào tạo toán bằng tiếng Việt và 50 chỉ tiêu đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhà trường tuyển thẳng 50% còn lại là dựa vào kết quả thi tốt nghiệp.
Trong số những sinh viên được tuyển vào hệ cử nhân sư phạm Toán sẽ có kỳ thi chọn ra 15-20 sinh viên tài năng hay còn gọi là lớp chất lượng cao (CLC). Sinh viên lớp CLC có nhiều ưu thế và ưu đãi.
Sinh viên thường học 136 tín chỉ nhưng sinh viên lớp CLC học 146 tín chỉ, thêm một số môn học chuyên ngành Toán. Chương trình 2 bên về tên môn giống nhau nhưng chiều sâu của chương trình khác nhau một cách rõ rệt từ năm thứ nhất. Những giảng viên tốt nhất, học hàm GS hoặc PGS có các thành quả nghiên cứu khoa học mới được phân công giảng dạy lớp CLC.
Hiện nay, khoa Toán có quan hệ hợp tác quốc tế rất lớn nên nhận được học bổng của các trường ĐH hàng đầu thế giới về học thạc sĩ, tiến sĩ và tất nhiên các ứng viên được chọn từ các lớp CLC.
Cơ hội việc làm của sinh viên khoa Toán lớp CLC đa phần làm cán bộ giảng dạy của chính khoa, là lực lượng nòng cốt của Viện Toán học", GS. TSKH Đỗ Đức Thái cho hay.
Được biết, hiện nay trường ĐH Sư phạm Hà Nội có gần 40 ngành tuyển sinh, có 14 ngành ngoài sư phạm như Quản lý giáo dục, Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội, Công nghệ thông tin,... Các ngành sư phạm như Toán, Văn, Lý, Sinh là những ngành đào tạo truyền thống.
"Sinh viên tốt nghiệp khoa Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội có thể làm các công việc liên quan đến hỗ trợ tư vấn tâm lý về tâm lý học trường học. Đây là ngành đang thu hút sự quan tâm của mọi người khi ngày càng nhiều học sinh cần được hỗ trợ tư vấn các vấn đề tâm lý.
Công tác xã hội là ngành rất phát triển hiện nay, cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở liên quan đến công tác xã hội ở trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội. Xã hội đang có nhu cầu lớn về nhân lực ngành này", TS. Đinh Minh Hằng cho hay.
Cú hích cho ngành sư phạm Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí với sinh viên sư phạm. Ảnh minh họa/INT Theo đó, sinh viên sư phạm ngoài được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học, còn được hỗ...