Được, chưa được từ quy định mới cấm điện thoại
Từ ngày 1-11 tới, Thông tư 32/2020 của Bộ GD&ĐT cho phép học sinh được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ việc học tập và khi được giáo viên chấp thuận.
Cứ tưởng việc sử dụng điện thoại cho việc học là quá tốt nên mọi người sẽ tán thành nhưng lại đang có người ưng ý, người không.
Các ý kiến phản hồi của bạn đọc cho thấy hiện có đủ dạng phản ứng đối với quy định nêu trên của Thông tư 32. Có không ít người cự nự Bộ GD&ĐT đã xả cảng vô lý dễ dẫn đến mất kiểm soát mặc dù Thông tư 32/2020 vẫn tiếp tục cấm đoán, chỉ cho phép một loại trừ duy nhất nêu trên. Cũng có không ít người chê trách Bộ GD&ĐT như muốn “ép phụ huynh mua smartphone” để học sinh đáp ứng được yêu cầu dạy học của thầy cô…
Bỏ qua những nhầm lẫn (có thể từ cách nói gọn của báo chí là “cho học sinh dùng điện thoại trong lớp”) và nghi vấn không có căn cứ nêu trên thì số lớn không đồng ý không phải vì không hiểu đúng quy định mới mà là vì lo ngại những phát sinh có liên quan.
Hy vọng là nhà trường, phụ huynh và số đông học sinh sẽ luôn có sự hợp tác tích cực và biết cách điều chỉnh để việc sử dụng điện thoại của các em phù hợp và có lợi cho việc học. Ảnh: HG
Mỗi người mỗi ý nhưng tựu trung là: Với việc được dùng điện thoại trong giờ học cho mục đích học tập, các học sinh có thể lạm dụng để học thì ít mà chơi thì nhiều.
Chẳng hạn, có người nói việc cho mở điện thoại trong giờ học sẽ khiến lớp học mất tập trung, làm ảnh hưởng đến việc dạy lẫn học. Người bảo lâu nay ý là cấm tiệt mà các em vẫn mở điện thoại để chơi game, xem phim, tán gẫu…; giờ cho phép dùng thì coi chừng tiếng là để phục vụ việc học nhưng các em sẽ lợi dụng để được chơi nhiều hơn nữa. Người cho là khi sĩ số lớp học đông thì thầy cô khó lòng quản lý xuể, các em có thể táy máy chụp ảnh, quay phim những hình ảnh không mấy đẹp trong lớp rồi cắt xén khỏi bối cảnh để tung lên mạng…
Video đang HOT
Những ưu tư ấy rất đáng ghi nhận do đến từ những trường hợp không hay đã xảy ra tuy không phổ biến nhưng không ai dám chắc là con em của mình sẽ không bị dính vào. Thế nhưng vẫn cần phải tách bạch các loại vi phạm thì mới có được tiếng nói chung về Thông tư 32/2020 chỉ một tháng nữa là có hiệu lực.
1. Tính hợp lý của sự cho phép có giới hạn
Trong việc phát triển văn hóa đọc, Điều 24 của thông tư trên quy định: Trường trung học tạo điều kiện cho học sinh… tiếp cận và sử dụng thông tin từ thư viện, các nguồn thông tin hữu ích khác để phát triển văn hóa đọc. Trường trung học có trách nhiệm phát triển kỹ năng đọc và kỹ năng tìm kiếm thông tin cho học sinh… Về quyền của học sinh, khoản 1 Điều 35 của thông tư quy định học sinh được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập… của nhà trường theo quy định.
Như vậy, việc cho phép học sinh được sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin thông qua chiếc điện thoại di động “khi đang học tập trên lớp” để “phục vụ cho việc học tập” và được “giáo viên cho phép” (như quy định của khoản 4 Điều 37 của thông tư) là hoàn toàn phù hợp, bảo đảm được sự xuyên suốt, hợp lý giữa các quy định trong thông tư.
Theo đó, đối chiếu với các nguyên tắc luật định, hiệu trưởng, giáo viên, học sinh… các trường trung học có nhiệm vụ thi hành quy định mới của thông tư. Tất nhiên, các phụ huynh cũng sẽ tham gia hỗ trợ để con em của mình thực thi tốt sự cho phép dùng điện thoại có giới hạn ở lớp học.
Giáo viên Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai) hướng dẫn học sinh tìm tài nguyên học tập trên smartphone. Ảnh: GDTĐ
2. Cách thức triển khai để tăng lợi, giảm hại
Do thông tư chỉ đưa ra quy định chung nên các trường cần có sự triển khai cụ thể, phù hợp để sự cho phép có giới hạn của Bộ GD&ĐT phát huy được mặt lợi, giảm được mặt hại do cách dùng không đúng của học sinh.
Từ cách làm hiệu quả của một số trường tại TP.HCM, các trường khác có thể ban hành hướng dẫn loại giờ học, thời gian… mà học sinh được dùng điện thoại. Đối với các trường hợp sử dụng sai mục đích, vi phạm nội quy của trường, lớp, thậm chí là vi phạm pháp luật về việc dùng mạng xã hội thì tùy mức độ mà các em được nhắc nhở hay bị áp dụng các hình thức chế tài phù hợp.
Riêng những vùng xa, mạng Internet chưa phát triển hoặc ở nơi mà học sinh chưa có nhiều điện thoại thông minh thì nhà trường, giáo viên sẽ chưa tổ chức các tiết học mà các học sinh cần phải dùng điện thoại để tránh những phiền toái không cần thiết.
Tóm lại, với quy định mới của Thông tư 32/2020, hy vọng là nhà trường, phụ huynh và số đông học sinh sẽ luôn có sự hợp tác tích cực và biết cách điều chỉnh để việc sử dụng điện thoại của các em phù hợp và có lợi cho việc học. Những chuyện chưa được liên quan đến điện thoại, nhất là khi không phải trong giờ học, sẽ được các phụ huynh cùng nhà trường tiếp tục sát cánh định hướng ý thức, hành vi thay vì lo sợ và muốn triệt tiêu hết thảy.
Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Chỉ là vui phút chốc!
"Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, do đó việc đưa vào sử dụng trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh".
Dư luận xẻ đôi ý kiến khi bàn về Điều 37 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, song tựu trung lại, có nhóm ủng hộ và có nhóm phản đối việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, phục vụ cho học tập với sự đồng ý của giáo viên.
Là nhà giáo, tôi có mấy ý kiến sau:
Thứ nhất, dự nhiều cuộc họp triển khai công việc, chỉ gồm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, thế nhưng đang nghe báo cáo thì không ít người dự họp sử dụng điện thoại di động.
Giám đốc của tôi có lúc nhắc nhở nghiêm khắc: "Đồng chí nào dùng điện thoại di động thì mời ra ngoài". Chỉ được lúc đó, những cuộc họp sau vẫn "chứng nào tật ấy", những đôi mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại di động. Tôi biết có trường chính trị, trong giờ học của học viên các lớp trung cấp, cao cấp lý luận (đối tượng đi học thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý), để học viên tập trung, nhà trường phải dùng thiết bị phá sóng điện thoại di động. Qua báo chí tôi biết, ở một Quốc hội nước ngoài, trong lúc họp có nghị sỹ dùng điện thoại di động xem ảnh... sex!
Người lớn lúc họp, học chưa có thói quen tốt sử dụng điện thoại di động, giờ yêu cầu đối với học sinh, liệu rằng có khả thi?
Thứ hai, tôi có người quen, anh hiện có con đang theo học một trường quốc tế tại Hà Nội. Anh cho tôi biết lớp con anh học, học sinh không được sử dụng điện thoại di động mà chỉ sử dụng máy tính cá nhân, cấu hình cao, để phục vụ hoạt động học tập cá nhân, nhóm.
Trong giờ học, chẳng cháu nào ngó ngàng tới điện thoại di động. Học phí trường này thuộc vào hàng "khủng" nhưng anh chị rất ưng ý. Anh nói với tôi sẽ cho cháu học tại đây cho đến khi tốt nghiệp THPT.
Thứ ba, học sinh phổ thông tại Nhật Bản, tôi biết có trường chỉ cho học sinh dùng điện thoại "cục gạch", nhưng máy tính thì xịn! Giờ học, các em làm việc trên máy tính cùng thầy cô và các bạn. Kỷ luật học đường ở Nhật Bản nổi tiếng nghiêm khắc. Những trường tôi biết, họ không hề cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, dẫu là phục vụ cho học tập.
Thứ tư, học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, trước tiên, cần xem các em dùng vào mục đích gì? Dạy học đã lâu, tôi băn khoăn, với sách giáo khoa hiện hành, thiết bị hiện có trong phòng học (máy tính giáo viên, máy chiếu, tivi) và với thầy cô - chưa đủ hay sao mà còn cho học sinh sử dụng điện thoại di động? Không biết học sinh học được gì thêm khi các em đồng thời được phép "lướt smartphone"?
Kiểm soát học sinh dùng điện thoại trong giờ học có đúng mục đích hay không phải có thiết bị công nghệ và con người. Có như thế mới chặn được việc học sinh đang học nhưng do có điện thoại trên tay, các em vào Facebook, vào các chương trình giải trí.
Giáo viên sẽ kiểm soát như thế nào nếu lớp học có số học sinh từ 40 đến 50 em? Cấp THPT có khó quản lý nhưng dễ hơn nhiều so với sự hiếu động của học sinh THCS, tiểu học. Không khéo thầy cô "cháy giáo án" chỉ vì dừng lại nhắc, kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Tôi hình dung, có không ít thầy cô bó tay, và sẽ có thầy cô thôi thì... miễn là xong được bài dạy. Cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng với việc có giáo viên ở trường nọ (dạy trực tiếp, học sinh không dùng điện thoại di động) lặng lẽ ghi bảng suốt mấy tháng trời.
Một hiệu trưởng chia sẻ với báo Vietnamnet rằng "Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư", cũng là hiệu trưởng, tôi băn khoăn nhận định đó có chủ quan không?
Thứ năm, cho phép học sinh sử dụng điện thoại khi các em cùng nhau làm chuyên đề, dự án học tập, lúc tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Trong giờ học, học sinh dùng điện thoại di động phụ thuộc vào việc các em học môn gì, bài học nào, mà việc dùng điện thoại di động giúp các em thêm nguồn tư liệu. Với mục đích đó, sẽ không nhiều tiết học chính khóa học sinh cần dùng điện thoại di động đâu!
Thứ sáu, nếu kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, các em dùng điện thoại hay máy tính tùy tình hình cụ thể, do yêu cầu của giáo viên, đáp ứng về cơ sở vật chất của trường, gia đình. Trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, trường tôi có tổ chức dạy học, kiểm tra bằng phần mềm SHub Classroom, học sinh của trường có em làm bài trên điện thoại, có em làm bài trên máy tính.
Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, đưa vào trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh. Tự học, năng động, hiểu, tư duy - với học sinh phổ thông cần dựa trên nền tảng của ước mơ, chuyên cần, hợp tác, hoạt động trải nghiệm. Dùng điện thoại di động trong giờ học, chỉ là vui phút chốc!
Các trường học ở Mỹ cấm học sinh dùng điện thoại thông minh thế nào? Điện thoại di động đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của con người, nhưng đến nay có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc các thiết bị này có hữu ích cho giáo dục hay không. Học sinh có thể dễ dàng bị phân tâm. Liệu các em có tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài hay lại...