Được chọn môn học cấp THPT: Học sinh hào hứng, giáo viên băn khoăn
Sắp tới, học sinh THPT sẽ được lựa chọn môn học theo sở thích, sở trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ được linh hoạt trong việc bố trí sắp xếp kế hoạch môn học, thời khóa biểu để học liên tục sớm kết thúc môn học.
Theo dự kiến, năm học 2022 – 2023, học sinh THPT sẽ được chọn môn học theo sở thích, sở trường. Ảnh minh họa: Q.Anh
Điểm thay đổi lớn là việc cho phép học sinh được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm đối với bậc học THPT. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2022 – 2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12. Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn, gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Điểm mới nữa đó là học sinh bắt buộc phải lựa chọn 5 trong 3 nhóm môn học, nghĩa là sẽ có nhóm môn học sinh chọn tới 2 – 3 môn tùy theo năng lực, sở thích của mình. Cụ thể, học sinh còn phải bắt buộc chọn 5 môn từ 3 nhóm môn học cùng việc chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. 3 nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Việc học sinh được lựa chọn môn học trong khi nhiều học sinh vui mừng vì sắp tới thay vì phải “cõng” tất cả các môn là chỉ phải học nhóm môn theo năng lực, sở trường và có dự định để thi vào đại học… Tuy nhiên, học sinh được chọn môn học cũng tạo ra nhiều băn khoăn rằng khi học sinh tự chọn môn học liệu có ảnh hưởng đến công việc của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên ở các môn mà học sinh ít lựa chọn như môn Lịch sử chẳng hạn. Đại diện Bộ GD&ĐT giải thích, để đảm bảo nhóm môn thuộc các lĩnh vực khác nhau đều có học sinh lựa chọn, chương trình quy định mỗi nhóm học sinh phải chọn tối thiểu một môn chứ không thể chọn 5 môn trong 2 nhóm, còn một nhóm không có môn nào được chọn.
Trước mối lo của giả thuyết học sinh học dồn ở một số môn được yêu thích và quay lưng với các môn khó học, ít được lựa chọn xét tuyển vào đại học… GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: “Học sinh được lựa chọn môn học là điều cần thiết, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đã cho phép. Việc giáo viên dạy ít hay nhiều, cái đó đã có nhà trường sắp xếp, bố trí. Giả sử, một giáo viên có thể dạy lớp ít học sinh, cái đó cũng là bình thường, bởi ngay cả nước ngoài, như bên Pháp chẳng hạn, cũng có nhiều ngôi trường chỉ dạy rất ít học sinh, nhưng họ vẫn làm tốt và đảm bảo chất lượng giáo dục”.
Học liền mạch, kết thúc sớm
Video đang HOT
Cũng theo Bộ GD&ĐT, bên cạnh việc cho phép học sinh lựa chọn môn học, lần đầu tiên chương trình mới chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học. Đồng nghĩa với việc, các trường có thể sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt; đặc biệt là cấp THPT (có nhiều môn tự chọn), các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập để đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Ở một số môn học, có thể bố trí học liền mạch để kết thúc sớm…
Từ góc độ quản lý nhà trường, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết, rất tán thành việc Bộ GD&ĐT cho phép thời khóa biểu thay đổi để cho học sinh có thể học một môn liên tục thời gian dài để kết thúc. Có thể thấy cách đổi mới này ở cấp THPT là phù hợp. Cách làm này giúp học sinh được đào sâu kiến thức, với quỹ thời gian dài giúp cho quá trình nghiên cứu khoa học tập trung không ảnh hưởng đến các môn khác. Là nền tảng, là cầu nối để các em theo học tín chỉ ở bậc đại học. Quản lý nhà trường cũng tập trung hơn, tinh gọn hơn. Nhà trường rất thuận lợi trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đối với giáo viên, theo thầy Huỳnh Thanh Phú, giúp giáo viên đầu tư chuyên môn sâu hơn và sử dụng quỹ thời gian tốt nhất. Cải tạo đời sống giáo viên vì có nhiều thời gian để dạy trường tư, dạy trung tâm hoặc làm việc khác. Việc xếp thời khóa biểu dễ dàng hơn và khi đó việc sử dụng công năng của hội trường nhiều hơn khi mà 2 hay 3 lớp có thể ghép chung, ập trung thời gian giúp giáo viên phải thay đổi liên tục phương pháp giảng dạy, thỏa sức sáng tạo: Học nhóm, thuyết trình, học dự án, dạy tích hợp, nghiên cứu khoa học, sân khấu hóa, làm phim… Phát huy được thế mạnh của giáo viên nếu biết cách phối hợp mỗi giáo viên có thể chia ra dạy theo chuyên đề.
“Cũng sẽ có những giáo viên lo lắng nếu dạy xong môn giáo viên nghỉ thì tính sao? Theo tôi, việc này đâu có gì phải suy tư do đã dạy đủ thời lượng quy đinh là hợp pháp, hợp lý. Trường hợp học sinh quên kiến thức khi chuyển sang môn khác, việc này là lẽ thường đa phần học sinh thi xong là quên ngay, chỉ những môn phục vụ cho việc thi đại học thì phải nhớ để làm bài tốt nhưng thi xong là quên. Về việc sắp xếp môn nào sẽ dạy trước phải đặt quyền lợi của học sinh trên hết, chẳng hạn sau khi hoàn tất các môn không chính ban tập trung giải quyết các môn còn lại”, thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ thêm.
Thầy giáo Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết: “Tôi ủng hộ với đề xuất của Bộ GD&ĐT trong học sinh được lựa chọn môn học, đặc biệt là “cởi trói” ràng buộc ưu tiên xếp thời khóa biểu và định lượng thời gian làm cho mọi thành viên trong nhà trường hình thành phản xạ có điều kiện đều này trở nên nhàm chán, theo kiểu tư duy duy ý chí. Chính sự thay đổi môn liên tục làm cho người lãnh đạo phải “trend” theo và khi đó khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý cũng là động lực truyền cảm hứng cho nhà trường”.
Giáo viên lo sợ, học sinh phấn khích trước thông tin học sinh THPT sẽ được tự lựa chọn môn học
Theo chương trình Giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2022, học sinh THPT sẽ chỉ học 12 môn gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn, thay vì 13 môn bắt buộc như chương trình đang được áp dụng hiện tại.
Thông tin này nhận lại nhiều phản ứng trái ngược giữa giáo viên và học sinh.
Đánh trúng tâm lý học sinh
Cụ thể, nội dung của chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023. Học sinh từ lớp 10 sẽ chỉ học 12 môn gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.
5 môn học tự chọn còn lại được phân ra 3 nhóm môn học, học sinh cần chọn mỗi nhóm ít nhất 1 môn học. Nhóm Khoa học xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; nhóm Khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học; nhóm Công nghệ và Nghệ thuật gồm các môn Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật.
Hầu hết học sinh đều ủng hộ quyết định này vì giảm được áp lực trực tiếp từ quá trình học tập.
Đối với quy định mới này, các bạn học sinh THPT tỏ ra khá thích thú. Hầu hết các học sinh đều cho rằng chương trình 13 môn bắt buộc được áp dụng từ trước đến nay gây áp lực lớn cho học sinh. Có một số môn học thực sự không cần thiết nếu học sinh không định hướng nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực đó. Việc bắt buộc học sinh phải học đều và đạt thành tích tốt 13 môn học làm hạn chế cơ hội phát huy thế mạnh riêng của mỗi học sinh.
Nguyễn Trần Thùy Trâm (học sinh lớp 10, trường THPT Vạn Xuân, Hoài Đức, Hà Nội) phấn khởi cho biết: "Em mong chương trình này sẽ được áp dụng sớm cho học sinh bọn em, em thấy việc học sinh được tự chọn môn học là phù hợp vì học sinh sẽ được đăng kí môn dựa trên sở thích của bản thân, như thế việc học cũng sẽ diễn ra hiệu quả hơn".
Đồng quan điểm, Nguyễn Hồng Anh (học sinh lớp 11, trường THPT Hà Nội) chia sẻ: "Nếu áp dụng vào năm học 2022 thì chúng em đã tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đa phần chúng em đều mong muốn nhà trường hiểu được tâm lý, sở trường của học sinh để cho phép học sinh tự lựa chọn môn học vì học một lúc quá nhiều môn thì mình sẽ được không có thời gian trau dồi kỹ và trở nên áp lực hơn trong quá trình hoàn thiện bài vở, thi cử".
Giáo viên vừa mừng, vừa lo
Trái ngược với sự ủng hộ của học sinh, một số giáo viên lại tỏ ra lo lắng đặc biệt là các giáo viên giảng dạy các bộ môn thường được ít học sinh chọn đầu tư học hơn vì không có trong các lựa chọn khối xét tuyển.
Lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở khi các em học sinh cấp ba thường tập trung hơn vào những môn chính và các bộ môn phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đối với những môn không nằm trong các khối thi THPT Quốc gia mà mình lựa chọn, học sinh thường có thái độ học chống đối để đủ điểm đạt học sinh Giỏi hoặc tốt nghiệp.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, thầy Trần Văn Tích (giáo viên bộ môn Công nghệ lớp 12, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) chia sẻ: "Tôi tự nhận thấy bộ môn Công nghệ trước giờ không được học sinh chú trọng. Số ít những em học sinh nam chú trọng chủ yếu là các em định hướng nghề nghiệp liên quan tới kỹ thuật công nghệ, cơ khí hoặc ngành điện, những học sinh nữ hoàn toàn không chú ý tới bộ môn này. Theo chương trình 13 bắt buộc, các em vẫn phải tiếp nhận kiến thức để là bài kiểm tra và lấy điểm đủ điều kiện đạt học sinh Giỏi. Khi chương trình mới được áp dụng, tôi lo sợ bộ môn Công nghệ sẽ hoàn toàn bị các em lãng quên".
Một giờ học môn GDCD tại trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TPHCM.
Là một giáo viên tiểu học, tuy nhiên cô Trần Thị Lan Anh (giáo viên bộ môn Âm nhạc, trường Tiểu học Nguyễn Du, Hải Phòng) cũng tỏ ra lo lắng khi biết tới thông tin này: "Các em học sinh thường có xu hướng tập trung vào 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, những môn học như Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật thường bị cho là môn học để giải trí. Tôi đã từng chứng kiến học sinh chơi game trong giờ Tin học, hay ngủ gật trong giờ Âm nhạc, bài vẽ Mỹ thuật thì nhờ người thân làm hộ. Dù quy định này là dành cho chương trình giáo dục cấp THPT, nhưng nhận được sự ủng hộ của đông đảo học sinh, tôi lo lắng rằng chương trình này sẽ sớm áp dụng đối với giáo dục cấp Tiểu học và THCS".
Trái với sự lo lắng trên, nhiều giáo viên lại bày tỏ sự ủng hộ khi cho rằng đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm gánh nặng cho học sinh.
Cô Nguyễn Thị Thùy Dương (giáo viên dạy môn Sinh, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh) chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ chương trình mới này của Bộ vì chương trình này hợp lý, có sự tiếp cận với giáo dục hiện đại và đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực một cách tích cực. Việc được lựa chọn môn học sẽ tạo tâm lý thoải mái cho học sinh chứ không gây áp lực cho các em khi phải học quá nhiều môn nữa".
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Việt Hồng (giáo viên dạy môn Sử, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh) cũng cho rằng: "Mục đích của chương trình này là nhằm phân luồng học sinh. Chương trình này ở thế giới đã được áp dụng lâu rồi nhưng ở Việt Nam mặc dù từng làm nhưng rồi không triệt để được. Cách tự chọn môn học như thế này không chỉ là cách giúp học sinh giảm áp lực mà còn giúp chính bản thân giáo viên cải tiến cách dạy để thu hút sự lựa chọn của học sinh".
Tự chọn môn học tuy có nhiều ưu điểm có thể nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, để áp dụng đúng và có hiệu quả thì cần phải có định hướng rõ ràng cho học sinh, giáo viên tránh tình trạng học sinh học tủ, học lệch cũng như đẩy giáo viên vào cảnh "thất nghiệp" vì không được học sinh lựa chọn.
Còn lúng túng trong quản lý dạy thêm, học thêm Việc bãi bỏ một số điều quan trọng nhất trong quy định về quản lý dạy thêm, học thêm hiện nay tại Thông tư 17 đang khiến các địa phương vô cùng lúng túng vì thiếu hành lang pháp lý để thực hiện. Học sinh tiểu học tại TP.HCM học thêm sau giờ học - NGỌC DƯƠNG Nhiều quy định quan trọng hết...