Đừng xét tuyển đại học chỉ căn cứ vào điểm học bạ!
Bởi lẽ, khi đối chiếu với điểm thi tốt nghiệp với kết quả học bạ lớp 12 ở nhiều môn có độ chênh rất cao, thậm chí lên tới hơn 3 điểm.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương.
Theo đó, Tiếng Anh và Lịch sử là hai môn thi có điểm trung bình thấp so với các môn thi khác. Nhưng khi đối chiếu với kết quả học bạ lớp 12 lại có độ chênh nhiều hơn so với các môn khác, thậm chí lên tới hơn 3 điểm.
Qua đó thấy rằng, kết quả học tập ở của học sinh còn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá các môn này trong trường phổ thông có phần “nương tay”.
Chính sự “nương tay” của thầy cô khiến nhiều chuyên gia cho rằng việc xét tuyển bằng hình thức học bạ làm tiêu chí duy nhất sẽ không công bằng, không loại được những yếu tố tiêu cực như cấy điểm, mua điểm.
Nhất là khi năm nay phương thức xét tuyển học bạ được hơn 100 trường đại học áp dụng và chia thành nhiều đợt nhận hồ sơ khác nhau, bắt đầu từ đầu tháng 3 và có thể kéo dài đến hết tháng 9, tùy vào tình hình thực tế mỗi trường. Đáng chú ý lượng thí sinh đăng ký phương thức này năm nay tăng đáng kể.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra bảng so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương chỉ có tính chất ở tầm vĩ mô, vùng này với vùng khác, tỉnh này với tỉnh kia chứ giả sử có gian lận, sửa điểm của thí sinh bất kỳ nào thì bảng so sánh này không phát hiện ra được.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Tuy nhiên không phải vì thế mà cho rằng nên bỏ 30% điểm trung bình lớp 12 trong điểm xét tốt nghiệp bởi lẽ khi xét tốt nghiệp thì cần đánh giá cả quá trình (tức là điểm học bạ) kết hợp với điểm thi vì có thể mang tính chất đột biến của thí sinh. Do đó, theo thầy Khuyến, việc có 30% điểm trung bình lớp 12 trong điểm xét tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý.
Nhưng để vào đại học, chỉ cần chênh nhau 0,25 điểm là thí sinh đã ở ranh giới trượt hoặc đỗ do đó nếu dùng kết quả học bạ để làm tiêu chí duy nhất để xét tuyển sẽ không công bằng.
“Ở Việt Nam, bệnh ngụy thành tích rất dữ dội. Do đó, nếu chỉ dựa vào kết quả của học bạ làm tiêu chí duy nhất thì sẽ phản ánh không chính xác. Tất nhiên, nếu tuyệt vời nhất là mình có một hệ thống giáo dục chuẩn hóa thì lúc đó không cần thi cứ xét học bạ là được rồi. Chỉ khi nào kiểm định tốt các trường, độ đồng đều như nhau thì làm thế được.
Video đang HOT
Nhưng mình chưa đạt được mức độ đó mà áp dụng đại trà lúc này là đốt cháy giai đoạn, phản tác dụng”, Tiến sĩ Khuyến nói.
Bởi theo thầy Khuyến, cứ nhìn vào những nỗi lo của ngành giáo dục thì biết. Năm nào cũng vậy, trước kỳ thi tốt nghiệp là ngành giáo dục, từ cấp bộ cho tới các trường, các hội đồng thi, cũng vất vả với chuyện tuyên truyền, rồi cả “dọa dẫm” sẽ xử nghiêm học sinh vi phạm kỷ luật phòng thi, mà nặng nhất là chuyện sử dụng tài liệu, sử dụng các thiết bị “phao” hiện đại…
Nhưng khó hơn cả những chuyện như thế, ấy là người ta vẫn gian dối đó là không cần phải ở phòng thi, trong khi thi mà họ đến tận cái phòng đựng bài thi để ung dung sửa điểm (thực chất là nâng điểm) như vụ gian lận thi cử kinh hoàng năm 2018.
Sửa điểm không phải để đơn thuần vượt qua kỳ “sát hạch” trình độ trung học phổ thông mà còn để ung dung vào cổng trường đại học nào tốt nhất, thậm chí phải như một thủ khoa, á khoa để còn hướng tới chuyện học bổng, đi nước ngoài, tiếng tăm lừng lẫy…
Một kỳ thi huy động cả hệ thống vào cuộc mà còn có đường dây, có tổ chức, tiền bạc sòng phẳng, mà tiền rất nhiều như vậy thì ai dám chắc điểm ở học bạ “không sửa, không chạy” bởi “chạy” điểm ở học bạ thì dễ gấp vạn lần, chỉ cần “chạy” giáo viên bộ môn chứ không cần “chạy” cấp trường, cấp sở mà vẫn có điểm số trong học bạ tốt nhất, để có nhiều cơ hội vào đại học.
Chưa kể, thực tế, ở mỗi trường trung học phổ thông, mỗi trung tâm giáo dục thường xuyên, mỗi một địa phương, điểm học bạ có sự chênh lệch ít hoặc nhiều so với kết quả học tập thực sự của học sinh. Điều này bắt nguồn từ quan điểm đánh giá kết quả học bạ ở mỗi địa phương, mỗi giáo viên. Chính vì vậy, điểm học bạ không thực sự phản ánh được học lực của học sinh trung học phổ thông một cách khách quan, trung thực.
Nếu trong xét tuyển đại học hiện nay phương thức xét điểm học bạ “lên ngôi” thì dẫn tới tình trạng “nương tay” như bảng so sánh chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ lớp 12 đã hiện hữu. Đơn cử, Thành phố Hà Nội “đội sổ” về sự chênh lệch trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 ở 4 môn thi (Địa lý, Hóa học, Sinh học và Lịch sử).
Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng, khách quan khi xét tuyển bằng học bạ làm tiêu chí duy nhất thì Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một hệ thống đánh giá điểm học bạ. Hệ thống này đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa việc chấm điểm học bạ giữa các địa phương với nhau và giữa các giáo viên với nhau. Và phải có một bài toán tổng thể để tránh tình trạng phụ huynh, học sinh mua điểm học bạ, giành lợi thế trong xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021: Điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng
Nhìn từ báo cáo so sánh điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và điểm học bạ lớp 12 năm 2021 do Bộ GD&ĐT tạo vừa công bố mới đây cho thấy, trung bình điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 của hầu hết các môn thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12.
Cùng với đó là sự chênh lệch điểm thi giữa các tỉnh, thành phố; giữa các vùng, miền, đặc biệt ở một số môn thi như tiếng Anh, Lịch sử...
Các thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại điểm thi Trường THPT Cẩm Khê (Phú Thọ). Ảnh: Trung Kiên/TTXVN
Chất lượng chưa đồng đều
Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 đợt 1, 10 tỉnh, thành phố có điểm trung bình cao nhất cả nước là: Bình Dương (7,056 điểm), Nam Định (6,996 điểm), Ninh Bình (6,903 điểm), An Giang (6,869 điểm), Vĩnh Phúc (6,862 điểm), Hà Nam (6,806 điểm), Bạc Liêu (6,714 điểm), Vĩnh Long (6,691 điểm), TP Hồ Chí Minh (6,688 điểm) và Phú Thọ (6,662 điểm). Đây cũng là các tỉnh có điểm trung bình cao tại kỳ thi này những năm trước.
Ba địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 thấp nhất (đều dưới 6,0) là: Cao Bằng, Hoà Bình và Hà Giang. Những năm trước, các tỉnh này cũng liên tục đứng cuối bảng.
Tính về số lượng điểm 10, Hà Nội có số lượng điểm 10 nhiều nhất cả nước với 2.239 bài, tiếp sau đó là TP Hồ Chí Minh với 1.641 điểm 10; Thanh Hóa có 1.275 điểm 10; Hải Phòng có 1.124 điểm 10.
Về kết quả đối sánh giữa điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và điểm học bạ lớp 12, xét theo tỉnh, thành phố, nhiều nơi có kết quả đối sánh điểm học bạ và điểm thi trùng nhau ở một số môn hoặc chênh lệch trên dưới 1 điểm. Tuy nhiên, vẫn có địa phương, điểm học bạ và điểm thi chênh nhau đến hơn 3, chẳng hạn môn Lịch sử ở Long An, điểm học bạ cao hơn điểm thi 3,371, Sóc Trăng 3,339, Hải Phòng 3,168...
Hà Nội có mức chênh lệch lớn nhất giữa điểm trung bình học bạ và điểm thi ở nhiều môn nhất. Với Lịch sử, mức chênh là 3,376, Sinh học 3,184, Hóa học 1,757, Địa lý 1,503. Ở môn Tiếng Anh, Hà Giang có điểm học bạ cao hơn điểm thi 2,439. Với các môn thi khác, mức chênh lệch ở tất cả các tỉnh, thành phố chỉ từ 1,757 trở xuống.
Đi sâu vào phân tích phổ điểm của từng địa phương, vùng miền, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, kết quả điểm thi phản ánh khách quan chất lượng dạy học của các địa phương, vùng miền. Cụ thể, những địa phương, vùng miền có truyền thống học tập, điều kiện dạy học tốt thì kết quả thi cao hơn; các địa phương, vùng miền có điều kiện khó khăn hơn thì điểm thi cũng thấp hơn.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đối sánh điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với điểm học bạ lớp 12 của thí sinh. Kết quả đối sánh cho thấy, vẫn có sự chênh lệch. Tuy nhiên, so với năm 2020, sự chênh lệch giữa kết quả điểm thi và điểm học bạ đã được thu hẹp. Tại một số địa phương, kết quả học tập thể hiện trong học bạ khá sát với điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của các địa phương đã có tiến bộ. Đối với các môn có kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 còn thấp, như Tiếng Anh, Lịch sử, mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi có phần cao hơn các môn khác. Điều đó có nghĩa, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong nhà trường chưa tương đồng với thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Nhận xét về kết quả đối sánh, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, điểm thi và điểm học bạ có sự khác biệt không lớn. Cụ thể, môn Toán và Ngữ Văn có độ chênh lệch giữa điểm thi với điểm học bạ của tất cả các địa phương là tương đối thấp. Độ chênh với môn Toán cao nhất là 1,6 điểm, môn Văn là 1,4, nhưng số lượng địa phương có mức chênh lệch này rất ít. Điều này cho thấy, trên cả nước, môn Toán và Ngữ Văn vẫn được chú trọng trong dạy học nhiều nhất. Tuy nhiên, theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, ở các môn khác, có địa phương tương đối ổn định, nhưng có địa phương lại chênh lệch điểm thi và học bạ lớn.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, qua kết quả đối sánh, có một số vấn đề đòi hỏi cần có cách lý giải hợp lý.
Trước hết, môn Giáo dục công dân là môn học duy nhất có điểm thi cao hơn điểm học bạ (-0,2 điểm). Hiện tượng này có thể do các nhà trường đã đổi mới cách dạy môn học Giáo dục công dân. Nội dung thi không đòi hỏi học sinh học thuộc lòng mà tập trung vào đánh giá khả năng vận dụng, tìm hiểu nội dung của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức, các quan hệ tình bạn, tình thầy trò. Cùng với hình thức thi trắc nghiệm khách quan và với học sinh lớp 12, các em đã trưởng thành, có hiểu biết nhất định về xã hội thì kết quả điểm thi Giáo dục công dân cao hơn điểm học bạ là điều dễ thấy.
Với môn Lịch sử, có địa phương điểm đối sánh cao trên 3 điểm. Điều này thể hiện sự không đồng bộ giữa quá trình dạy-học và thi. Theo ông Đặng Tự Ân, sự bất cập này tồn tại qua nhiều năm qua, đòi hỏi sự đổi mới trong viết sách giáo khoa cũng như hình thức thi và kiểm tra đánh giá học sinh khi học môn Lịch sử trong thời gian tới.
Riêng môn Tiếng Anh, phổ điểm có 2 đỉnh và cũng có điểm đối sánh cao. Điều này thể hiện sự không đồng đều về chất lượng dạy và học Ngoại ngữ ở các tỉnh, thành phố cũng như giữa các trường trong cùng một địa phương. Ông Đặng Tự Ân cho rằng, các trường phổ thông cần đổi mới cách dạy, cách học môn Ngoại ngữ cho tương xứng với vị trí ngang bằng môn Toán và Ngữ văn.
Đổi mới dạy và học Lịch sử - Ngoại ngữ
Tiếng Anh, Lịch sử là những môn thi có điểm trung bình thấp so với các môn thi khác, nhưng khi đối sánh với kết quả học bạ lớp 12 thì độ chênh lại nhiều hơn so với các môn khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, quá trình kiểm tra, đánh giá đối với các môn này ở các trường phổ thông đối với học sinh lớp 12 có phần "rộng tay" và chưa có sự tương đồng khi so sánh với cách đánh giá của kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.
Lịch sử là môn duy nhất trong 9 môn thi có điểm trung bình dưới 5. Điều này tiếp tục thể hiện thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay tại các bậc học, nhất là bậc Trung học Phổ thông chưa hiệu quả.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đạt điểm thấp môn Lịch sử. Điều đầu tiên phải kể đến việc nước ta đang ở giai đoạn hội nhập quốc tế nên người dân có nhu cầu quan tâm đến các môn học, lĩnh vực mang tính hội nhập như Tin học, Ngoại ngữ... ; các ngành nghề mang tính hội nhập hay phục vụ quá trình hội nhập như: Ngoại giao, Ngoại thương, Quan hệ quốc tế, Luật... Khi chọn để thi, học sinh không thích chọn các môn xã hội, đặc biệt là môn Sử. Cùng với đó, do cha mẹ thường hướng con theo những tổ hợp dễ chọn nghề, chọn trường và dễ tìm việc làm. Trong số những ngành nghề này, ít xuất hiện "bóng dáng" của môn Lịch sử.
Về phía các nhà trường, môn Lịch sử vẫn chưa thực sự được coi trọng, có chỗ, có nơi còn phân công giáo viên môn khác kiêm nhiệm dạy môn này. Một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết, đam mê, tìm tòi phương pháp đổi mới trong dạy Lịch sử, vì vậy, không truyền được cảm hứng cho học sinh. Thêm nữa, chương trình sách giáo khoa Sử vẫn dài; phương pháp dạy Sử chưa lôi cuốn. Lịch sử là câu chuyện kể về quá khứ. Nếu chỉ kể đơn thuần, cũ kỹ và dài dòng kiểu nhồi nhét kiến thức thì không ai muốn nghe, muốn học.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Liệu, muốn điểm Lịch sử cải thiện trong những năm tới, phải có giải pháp đồng bộ từ giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường kết hợp sách giáo khoa và phương pháp dạy. Chỉ có giải pháp đồng bộ mới giúp chất lượng học Lịch sử, điểm thi Lịch sử được nâng lên.
Với môn tiếng Anh, nhiều chuyên gia và giáo viên cùng nhận định, phổ điểm cho thấy sự phân hoá giữa các địa phương, vùng miền. Cô Lê Phương Lan, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Sơn Tây, Hà Nội cho rằng: Đặc thù việc học tiếng Anh ảnh hưởng nhiều bởi cơ hội tiếp xúc với môi trường học, cơ hội được đầu tư cho học tập, khả năng tài chính của các gia đình...
Phổ điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông khá giống với phổ điểm thi tiếng Anh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay, thể hiện trình độ tiếng Anh khác nhau giữa học sinh nông thôn và thành thị, nơi khó khăn và nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn.
Theo cô Lan, điểm thi Tiếng Anh tăng có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là ý thức học tiếng Anh, sự đầu tư cho dạy học tiếng Anh ngày càng được chú trọng. Các gia đình cũng đầu tư nhiều, học sinh không chỉ học Tiếng Anh ở trường mà học thêm tại các trung tâm, do đó các em học tốt Tiếng Anh hơn là đương nhiên.
Từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và đối sánh trung bình điểm thi với trung bình điểm học bạ lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì nơi đó cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.
Đối sánh giữa học và thi: Học bạ được 'làm đẹp' Bộ GDĐT vừa công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương. Theo đó, trung bình điểm thi của hầu hết các môn đều thấp hơn điểm trung bình ghi trong học bạ. Đáng lưu ý có sự chênh lệch lớn ở...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Đông Phương Bất Bại" khiến ông trùm TVB sượng trân 10 phút trước mặt 100 đồng nghiệp
Sao châu á
12:53:53 03/04/2025
Ngọc Trinh bị chỉ trích phản cảm vì trang phục hở bạo lố lăng
Sao việt
12:51:21 03/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 13: Ông Nhân sẽ thuê người đóng giả con trai mình?
Phim việt
12:42:56 03/04/2025
Điểm tên những địa danh độc đáo nhất trên thế giới
Du lịch
12:32:15 03/04/2025
Kênh 28 Entertainment tăng cường "sức mạnh nội dung số" hướng đến cộng đồng Sài Gòn với cú đúp ra mắt Fanpage "Sài Gòn 24h" và "Sài Gòn New"
Netizen
12:31:57 03/04/2025
2 tháng nữa có 2 con giáp chia tay khó khăn, gặp thời đổi vận, 1 con giáp lại cần thận trọng
Trắc nghiệm
12:30:43 03/04/2025
Hạ nhiệt ngày hè với những chiếc áo xẻ tà đầy tôn dáng
Thời trang
12:29:05 03/04/2025
30 mâm cơm giá rẻ chỉ với 100k mỗi ngày, đủ 3-4 món, ngon như nhà hàng, ấm như gia đình
Ẩm thực
11:21:43 03/04/2025
Gã xe ôm đưa bé gái ở Hà Nội vào nhà nghỉ để xâm hại tình dục
Pháp luật
11:11:39 03/04/2025
Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?
Tin nổi bật
11:07:10 03/04/2025