Đừng xem thường bệnh ung thư vú ở nam giới
Mặc dù nguy cơ mắc và tử vong vì ung thư vú ở nam giới không cao như ở nữ giới, nhưng các quý ông không nên chủ quan.
Theo một nghiên cứu mới đây, chỉ vì không nghĩ bản thân mắc bệnh, mà việc chẩn đoán ung thư vú ở nhiều bệnh nhân nam thường được thực hiện khi khối u đã di căn khắp cơ thể, khiến tỷ lệ tử vong tăng.
Tầm soát sớm và điều trị kịp thời ung thư vú giúp tăng tỷ lệ sống sót ở nam giới.
Được biết, số mô vú ở bé trai và bé gái là như nhau khi chào đời, nhưng mô vú ở nam không có sự tăng trưởng và phát triển phức tạp theo thời gian như ở nữ. Bởi đến tuổi dậy thì, nồng độ hoóc-môn sinh dục nam testosterone tăng trong khi nồng độ hoóc-môn sinh dục nữ oestrogen giảm đã làm dừng quá trình phát triển mô vú ở nam giới.
Một số ống dẫn sữa vẫn tồn tại trong ngực họ nhưng chúng không phát triển, trong khi các tiểu thùy dường như tiêu biến. Mặc dù vậy, nam giới vẫn mắc các bệnh về tuyến vú, gồm cả ung thư vú.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 15.000 người đàn ông được chẩn đoán ung thư vú trong giai đoạn 2007 – 2016. Họ phát hiện khoảng 50% số bệnh nhân được chẩn đoán sau khi tế bào ung thư đã di căn tới các mô lân cận và ở xa vùng ngực và 8,7% được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Đáng lo ngại, chẩn đoán chậm trễ như thế làm tăng tỷ lệ tử vong. Thông thường, tỷ lệ sống thêm 5 năm ở bệnh nhân ung thư vú nam là gần 99% nếu được chẩn đoán sớm, nhưng con số này chỉ còn 26% nếu khối u đã di căn tới những nơi nằm xa vị trí khởi phát, phổ biến là phổi, xương, não hoặc gan.
Dấu hiệu nhận biết và thời điểm cần thăm khám
Video đang HOT
Theo các tác giả, ung thư vú ở nam có biểu hiện sinh học không khác gì ở nữ, với dấu hiệu phổ biến nhất là xuất hiện khối u không đau hoặc có khối mô dày lên tại vùng ngực. Những thay đổi khác có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú ở nam bao gồm: thay đổi kích thước hoặc hình dáng vú; da vú bị lõm, nhão hoặc tấy đỏ; ngứa hoặc phát ban quanh núm vú; tụt đầu vú và tiết dịch ở núm vú. Một số dấu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy vì nam thường có ít mô vú hơn nữ.
Đa số ung thư vú ở nam khởi phát từ các ống dẫn sữa (gọi là ung thư biểu mô ống xâm lấn) và chưa tới 2% từ các tiểu thùy của vú (ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn). Trong một số trường hợp ít gặp, nam giới có thể được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (một loại ung thư vú không xâm lấn), ung thư vú dạng viêm hoặc bệnh Paget của núm vú.
Giống như nữ, bệnh sử gia đình cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư vú ở nam. Theo nhóm nghiên cứu, những người nam được di truyền các đột biến gien BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Và so với người nam bình thường, người phẫu thuật chuyển giới thành nữ có nguy cơ ung thư vú cao hơn, một phần là do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, do tâm lý chủ quan và mắc cỡ về những thay đổi tại vùng ngực mà nam giới thường trì hoãn việc gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó làm chậm trễ việc tầm soát ung thư vú. Do vậy, nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện khác thường nào ở vùng ngực hoặc núm vú, quý ông cần nhanh chóng đi khám. Đặc biệt, những người đã có người thân mắc ung thư vú cần định kỳ thăm khám vú từ sau 35 tuổi, cũng như tầm soát các đột biến gien liên quan.
Ngoài ra, các tác giả cho biết quá trình điều trị kịp thời và tích cực cũng là hai yếu tố quan trọng giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. “Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở những bệnh nhân nam bị ung thư vú không được điều trị hoặc xạ trị thấp hơn rất nhiều so với những bệnh nhân đã phẫu thuật đoạn nhũ” – nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
E ngại không đi khám, nhiều phụ nữ Việt phát hiện ung thư vú khi đã muộn
Gần đây, độ tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, nhiều chị em chỉ đến viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, điều trị khó khăn, tốn kém.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại lễ Phát động chiến dịch truyền thông, khám sàng lọc ung thư vú Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu diễn ra tại Hà Nội sáng 18/10.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện nay ung thư đang trở thành một trong những gánh nặng bệnh tật hàng đầu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Theo thống kê của Hệ thống ghi nhận ung thư, mỗi năm cả nước có 164.671 ca mắc mới ung thư, trong đó có khoảng 15.229 ca ung thư vú, chiếm gần 21% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới.
Đáng lưu ý, nhiều năm trở lại đây, độ tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
"Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Vậy nên việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng thấp", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Khám tầm soát, kiểm tra định kỳ là biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú.
Tuy nhiên, thực tế do yếu tố tâm lý nên nhiều phụ nữ Việt Nam còn e ngại, không đi khám sàng lọc để được phát hiện sớm. Thực tế, nhiều chị em tới bệnh viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
Theo số liệu của Bệnh viện K những năm gần đây tỷ lệ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1, 2) đã đạt trên 70%.
Vì thế, thứ trưởng Thuấn kêu gọi các chị em phụ nữ hãy quan tâm và thực hiện khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.Các doanh nghiệp cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đối với phụ nữ bước sang tuổi 40 vào chương trình khám sức khỏe định kỳ, hướng tới dần kiểm soát được căn bệnh này.
Bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao, chi phi phí thấp.
"Với việc tăng cường kiến thức cùng những biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú, chúng tôi hy vọng căn bệnh này sẽ không còn là vấn đề lớn và cuộc sống của phụ nữ Việt sẽ trở nên hạnh phúc và vui vẻ. Tôi kêu gọi chị em phụ nữ hãy quan tâm và thực hiện việc sàng lọc phát hiện sớm", PGS.TS Trần Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư- Ngày mai tươi sáng nhấn mạnh.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình thường xuyên, để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện.
Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm:
Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc ra máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.
Chiến dịch khám sàng lọc ung thư vú được tổ chức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định.
Chiến dịch sẽ diễn ra từ ngày 18/10 đến ngày 15/11. Ước tính có khoảng 5.000 chị em được khám sàng lọc miễn phí (gồm khám sàng lọc, siêu âm vú cho 100% phụ nữ tới khám và chụp nhũ ảnh cho các trường hợp nghi ngờ ác tính).
Nét mới của chiến dịch năm nay là có các chuyến xe mời các chị em tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Hải Dương đến khám tầm soát tại 2 cơ sở của Bệnh viện K Trung ương.
Dấu hiệu đàn ông mắc căn bệnh tưởng chỉ có ở phụ nữ Ung thư vú không chỉ khiến nữ giới mệt mỏi mà đàn ông cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Theo Hội Phòng chống Ung thư vú ở Anh, mỗi năm có 350 nam giới phải đi chữa ung thư vú. Như vậy, tỷ lệ nhiễm bệnh là 1 trong 1.000 người đàn ông ở Anh. Trong khi đó, Hiệp hội Ung...