‘Dùng tiếng Việt có quá xì tin?’
Tham gia vào dự án học tập có tên Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt, em Đàm Thanh Tú, học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) cho rằng đây là cơ hội nhìn lại bản thân xem thời gian qua sử dụng tiếng Việt như thế nào, có quá ‘ xì tin’ hay không…
Cô Minh Hương và học sinh tham gia dự án – MINH THI
Với mục đích hướng cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, tạo cho học trò có thói quen rèn luyện các kỹ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng của tiếng Việt, cô Trịnh Thị Minh Hương, tổ ngữ văn Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đã cùng học sinh lớp 12 thực hiện dự án học tập có tên gọi Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt.
Tham gia dự án theo năng lực và sở thích
Dự án thu hút khoảng 150 học sinh tham gia và được phân công công việc phù hợp với năng lực và sở thích. Cụ thể, nhóm Họa sĩ bao gồm 25 học sinh sẽ nhận nhiệm vụ vẽ tranh và sáng tác truyện tranh tuyên truyền, cổ động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhóm Điện ảnh tập hợp 20 thành viên thực hiện bộ phim ngắn với thông điệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhóm có tên Nghiên cứu thì 10 thành viên sẽ phân chia nhau đi đến các khu vui chơi, thư viện, công viên, trường học tìm hiểu về thực trạng sử dụng tiếng Việt trong giới trẻ.
Video đang HOT
Học sinh vẽ tranh cho dự án – ẢNH MINH THI
Nhóm Sân khấu có 12 thành viên sẽ là những diễn viên không chuyên dùng nghệ thuật sân khấu làm phương tiện tuyên truyền về việc sử dụng tiếng Việt cho mọi người thông qua các vở kịch ngắn.
Đặc biệt, trong số học sinh tham gia, giáo viên sẽ chọn những học sinh có năng khiếu và am hiểu kiến thức về công nghệ thông tin vào nhóm Lập trình viên. Khoảng 10 thành viên của nhóm này sẽ thực hiện các trò chơi dùng kiến thức của bộ môn tiếng Việt và hướng tới rèn luyện việc sử dụng tiếng Việt trên nền tảng công nghệ thông tin.
Cơ hội nhìn lại việc dùng từ ngữ của bản thân
Qua việc tham gia dự án và thực hiện những nhiệm vụ theo sở trường và năng lực không chỉ là cơ hội để học sinh rèn các kỹ năng cần thiết như: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán, xử lý thông tin…, mà theo cô Minh Hương, hoạt động còn giúp các em có nhu cầu và tự thân tiếp nhận nhiều kiến thức liên quan về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, những yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên mà không phải phải ép buộc, nắm được các phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt, để từ đó biết cách sử dụng các kỹ năng nói và viết, có kỹ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng… Và hơn hết, các em hiểu được trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Học sinh vẽ tranh để nhắc nhở việc sử dụng ngôn ngữ đúng cách – MINH THI
Tỏ ra hứng thú khi tham gia dự án, em Đàm Thanh Tú, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, nhận xét em đã có cơ hội nhìn lại bản thân xem thời gian qua sử dụng tiếng Việt như thế nào, có quá “xì tin” hay không, có sử dụng từ ngữ “lai căng” hay không… để thay đổi, điều chỉnh. Đặc biệt, Thanh Tú cho rằng từ sự hiểu biết này, em có thể chia sẻ cho bạn bè trong việc sử dụng tiếng Việt đúng và gìn giữ vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt.
Cô Minh Hương cho hay trong kế hoạch thực hiện, dự án sẽ hợp tác các trường THPT khác để triển khai rộng rãi hơn, đồng thời liên kết với các trường THCS thực hiện dự án theo năng lực của học sinh THCS. Về lâu dài, dự án mong muốn hình thành trang web có chức năng chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhằm cung cấp kiến thức, đưa tin tức, viết những bài nghiên cứu… nhằm tạo ra thói quen sử dụng tiếng Việt trong sáng cho mọi người, nhất là giới trẻ…
Theo thanhnien
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Hơn 20% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt
Trong báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chỉ ra rằng, vẫn còn khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. (Ảnh quochoi.vn).
Sáng 23.10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV bước vào ngày làm việc thứ 2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiếu số, miền núi, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non, trường phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được củng cố, mở rộng, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học dân tộc.
Ông Chiến cho rằng, chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú được nâng lên. Hiện nay 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, hầu hết các xã có trường, lớp học mầm non.
Cả nước có 314 trường phổ thông dân tộc nội trú; 975 trường phổ thông dân tộc bán trú; 5 trường đào tạo dự bị đại học dân tộc.
Đã có 51/53 dân tộc thiểu số có học sinh cử tuyển đi học đại học; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí ăn ở, học tập.
Từ năm 2016 - 2018, đã tuyên dương trên 400 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, tạo sức lan tỏa, động viên học sinh, sinh viên nỗ lực, phấn đấu vươn lên.
Bên cạnh đó ông Chiến cũng chỉ rõ những hạn chế về chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn nhiều khó khăn.
Vẫn còn khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Trong khi đó, trong phần trình bày về báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết: Hiện nay, tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%.
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở đạt 83,9%, trung học phổ thông chỉ đạt 41,8%. Một số dân tộc có tỷ lệ đi học Trung học phổ thông và tỷ lệ biết chữ phổ thông thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn chưa hoàn thành .
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới.
NGUYÊN - HÙNG - TRUNG
Theo laodong
15 nữ sinh tài hoa của Đại học Dược Hà Nội Cuộc thi Tài hoa duyên dáng Dược 2018 đã tìm ra những gương mặt xứng đáng vào đêm chung kết. Tối 21/10, Đại học Dược Hà Nội tổ chức đêm chung khảo tài năng cuộc thi "Tài hoa duyên dáng Dược năm 2018" để chọn ra 15 thí sinh xuất sắc. Đây là cuộc thi thường niên nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài...