Đừng suy nghĩ thay các em!
Một số vấn đề các em thiếu nhi TPHCM nêu ra là “trong tầm tay” của TP để lắng nghe, giải quyết. Sáng 16/2, lãnh đạo TPHCM đã gặp gỡ 130 học sinh tiểu học, THCS tiêu biểu của TP nhân dịp mừng Xuân Quý Tỵ 2013. Đây là dịp để lãnh đạo TP lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em – những mầm non đại diện cho hơn 1,7 triệu thiếu nhi của TP.
Chuyện trẻ em cũng là chuyện của người lớn
Hơn 10 ý kiến phát biểu trực tiếp và rất nhiều ý kiến của các em ghi trên giấy, gửi đến lãnh đạo TP tập trung vào 2 lĩnh vực học tập và vui chơi. Trong những năm qua, TP đã khánh thành nhiều khu vui chơi dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên, các khu vui chơi này tập trung chủ yếu ở nội thành nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thiếu nhi toàn TP.
Em Mai Đức Trọng, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh (huyện Củ Chi), nêu thực tế: “Ở huyện của em, một số xã chưa có sân chơi cho thiếu nhi. Do không có sân chơi nên một số bạn ra tiệm internet chơi game, dẫn đến bỏ học”. Ghi nhận vấn đề này, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP, cho biết thời gian tới, TP sẽ chỉ đạo khảo sát địa điểm xây dựng sân chơi dành cho thiếu nhi ở các xã chưa có. Ông Thuận cũng cho biết thêm là ngoài sân chơi, thời gian qua TP đã khánh thành các phòng chiếu phim 3D phục vụ thiếu nhi tại các quận 2, 4, Bình Tân và huyện Nhà Bè. Các phòng chiếu phim 3D này được thiếu nhi rất yêu thích. Hiện tại, 12 quận, huyện khác của TP đã hoàn tất hồ sơ xây dựng phòng chiếu phim 3D và dự kiến vào quý III sẽ hoàn tất, đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, trò chuyện với các thiếu nhi tại buổi gặp gỡ.
Về vấn đề học tập, nhiều học sinh mong muốn chương trình học giảm lý thuyết, tăng thực hành. Đặc biệt, một số em, như Vũ Quang Thành, học sinh Trường THCS Trường Chinh (quận Tân Bình), rất quan tâm đến vấn đề lương giáo viên. Thành cho rằng vì lương thấp nên giáo viên mới tổ chức dạy thêm. Nếu các thầy cô có lương đủ sống thì tình trạng dạy thêm tràn lan, gây gánh nặng tiền bạc, tâm lý cho cả các bậc cha mẹ và các bạn học sinh sẽ không còn. Thế nên, em Thành kiến nghị lãnh đạo TP quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên, cụ thể là tăng lương cho các thầy cô.
Hãy lắng nghe
Tất cả các vấn đề nói trên đều được bà Trần Thị Kim Anh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ghi nhận. Bà Anh cho biết những việc chưa làm được, sở sẽ ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp. Tại buổi gặp gỡ, thiếu nhi TP còn bày tỏ quan tâm đến nhiều vấn đề khác của đời sống như bảo vệ môi trường, hướng nghiệp trong nhà trường, giúp đỡ người nghèo… Tất cả các ý kiến sẽ được Thành đoàn tổng hợp lại.
Tham dự buổi gặp gỡ, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, đề ra phương châm “đừng suy nghĩ thay các em mà hãy lắng nghe các em”. Bà Tâm đánh giá một số vấn đề thiếu nhi TP nêu là “trong tầm tay” và đề nghị các cơ quan chức năng của TP lắng nghe, góp tiếng nói đối với những vấn đề thiếu nhi TP đặt ra.
Theo Dantri
Những người lính giữ biển đặc biệt ở Trường Sa
Trên hải trình cùng tàu quân y HQ 561 đưa hàng tết ra Trường Sa nhân dịp đón xuân Quý Tỵ 2013, tại đảo Tốc Tan, chúng tôi đã gặp những người lính đang trực chiến trên tàu HQ 639.
Chuyển quà tết lên đảo (Ảnh: TTXVN)
Âm thầm, lặng lẽ sát cánh cùng cán bộ, chiến sĩ đảo Tốc Tan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển - đảo quê hương, những người lính tàu HQ 639 luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nêu cao cảnh giác, tất cả vì nhiệm vụ được giao. Nhận nhiệm vụ mới trong đợt này, một lần nữa, những người lính tàu HQ 639 lại đón tết trên sóng nước Trường Sa trập trùng, xanh biếc.
Đón chúng tôi trên boong tàu, Đại úy Trịnh Khắc Hà - Thuyền trưởng tàu cho biết: "Sau khi thực hiện cấp hàng cho đảo Trường Sa lớn, chúng tôi đã neo đậu ở Tốc Tan hơn 50 ngày rồi. Ngoài nhiệm vụ thường trực ở khu vực Tốc Tan, trong mùa gió bão này, tàu HQ 639 còn thực hiện công tác vận tải hàng hóa, trực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn cho những ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi cấp trên có yêu cầu. Với yêu cầu nhiệm vụ của năm nay, phải đến ngoài tết, anh em trên tàu mới được trở vào bờ chuẩn bị cho các chuyến công tác mới...". Với riêng cá nhân người thuyền trưởng sinh năm 1978 này, 5 năm nay, anh thường xuyên gắn bó với tàu và cũng nhiều lần đón tết trên biển, lênh đênh cùng HQ 639 giữa sóng nước Trường Sa vì nhiệm vụ của người lính hải quân.
Nói các anh là những người lính giữ biển đặc biệt bởi so với những người lính đảo nổi, đảo chìm khác ở Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ trực chiến trên tàu hết sức vất vả. Trong suốt một thời gian dài (thường từ 3 tháng trở lên) mọi sinh hoạt, tập luyện đều diễn ra trên tàu trong điều kiện chật chội, thường xuyên đối mặt với giông bão, sóng to, gió lớn. Các đảo tuy cũng nhiều khó khăn, vất vả song vẫn được đảm bảo về nước ngọt, rau xanh. Còn trên tàu, do thực hiện nhiệm vụ dài ngày, mỗi người lính chỉ được tiêu chuẩn 10 lít nước ngọt/ngày, thực phẩm chủ yếu là đồ hộp và các loại củ, quả. Những lúc sóng to, gió lớn, việc nấu ăn vô cùng vất vả, vừa phải che gió, vừa phải di chuyển tránh nước hắt... Khó khăn là thế nhưng những cán bộ chiến sĩ trên tàu HQ 639 luôn nở nụ cười lạc quan, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Máy trưởng Phan Văn Khâm là một trong 3 người có thâm niên công tác lâu nhất trên tàu. Anh kể: nhập ngũ năm 1992, sau khi chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, năm 2004 anh bắt đầu lên tàu, liên tục sát cánh cùng anh em trong những chuyến công tác trên biển dài ngày. Năm nay là năm thứ tư anh đón xuân, vui tết cùng anh em tên tàu HQ 639. Xa nhà đúng dịp tết đến, xuân về tuy cũng có đôi lúc nhớ nhà nhưng anh xác định đối với người lính, nhất là lính Đoàn Trường Sa anh hùng thì điều đó cũng là bình thường. Anh biết ở quê anh (Yên Thành - Nghệ An), chính quyền và bà con làng xóm vẫn thường xuyên quan tâm, chăm sóc, động viên gia đình anh chu đáo để bản thân anh yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cùng ở miền quê Yên Thành, Nghệ An như máy trưởng Phan Văn Khâm, người lính Đào Văn Hảo là quân nhân trẻ nhất tàu HQ 639 (sinh năm 1990). Mới về tàu được 4 tháng, tuy còn trẻ, nhưng Hảo khá rắn rỏi, thoăn thoắt từ boong tàu tới buồng lái. Khi nói về mình, anh chỉ nói rằng xác định lính hải quân là gắn bó với biển đảo nên việc ăn tết trên biển cũng như ở nhà mình vậy, nhất là khi trên tàu bây giờ cũng được trang bị đầy đủ hệ thống thông tin, giải trí, từ ti vi xem truyền hình vệ tinh tới dàn máy karaoke hiện đại như trong bờ nên những người trẻ như Hảo rất ít khi cảm thấy buồn...
Trên tàu HQ 639, chúng tôi còn được gặp Trung úy Chu Ngọc Huấn - người con của quê hương thép gang Thái Nguyên. Từng tốt nghiệp Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, có điều kiện để có một công việc thuận lợi ở đất liền thế nhưng Huấn lại chọn con đường làm lính hải quân. Viết đơn tình nguyện vào quân ngũ, năm 2000, Huấn chính thức xuống tàu, thời gian ở trên biển, trên tàu là chính. Kể cả tết này thì Huấn đã có 11 lần ăn tết xa nhà, 5 năm rồi chưa có điều kiện về quê thăm người thân. Thế nhưng, chưa bao giờ Huấn cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình bởi theo Huấn được làm theo những gì mình thích là điều hạnh phúc nhất.
Quây quần cùng anh em chiến sĩ trong buổi liên hoan tất niên sớm, Đại úy Trần Công Hữu - Chính trị viên tàu HQ 639 chia sẻ: Đây là năm thứ hai, anh đón tết ở khu vực bãi Tốc Tan. Trước khi lên tàu làm nhiệm vụ, ai cũng xác định tư tưởng cho mình rõ ràng, coi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo là hàng đầu, nhiệm vụ quan trọng nhất. Khu vực Tốc Tan thường xuyên có tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền nên trong những ngày tết, các anh càng phải nêu cao cảnh giác, trực chiến 24/24h, phối hợp cùng anh em chiến sĩ đảo Tốc Tan sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống. Dù biết điều kiện sinh hoạt trên tàu có nhiều khó khăn nhưng anh em luôn tìm cách khắc phục. Chính vì vậy, trên tàu HQ 639 có cả những hộp xốp trồng rau xanh tốt, có cả rau cải, bầu đất, mùng tơi, góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày cho anh em. Là đơn vị trực chiến nên việc tuân thủ kỷ luật, các chế độ sinh hoạt được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu nhiêm vụ đề ra...
Chia tay các anh, trong mỗi chúng tôi đều mang theo những cảm xúc khó tả nhưng đều chung một niềm cảm phục những người lính canh giữ, bảo vệ biển - đảo quê hương. Tạm quên những lợi ích cá nhân vì nhiệm vụ chung của người lính, chính các anh đã và đang tô đẹp thêm truyền thống anh hùng của Hải quân Việt Nam.
Theo ANTD
Phát ấn đền Trần từ 7 giờ ngày 15 tháng giêng UBND TP.Nam Định vừa có kế hoạch tổ chức lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Quý Tỵ 2013. Theo đó, hội đền Trần sẽ diễn ra từ 14-16 tháng giêng, lễ Khai ấn vào giờ Tý (đêm 14 rạng sáng 15). Điểm mới trong lễ hội Khai ấn năm nay là không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng giêng như...