Đừng soạn sách bằng thứ tiếng Việt ngọng nghịu

Theo dõi VGT trên

Đừng vì học vần mà bắt học sinh lớp 1 học các từ rất khó, khó cho cả người lớn như ‘chuếnh choáng’, ‘trống huếch’, ‘khuếch khoác’, ‘nguều ngoào’… Không lẽ người lớn không thấy sự vô lý đó?

Đừng soạn sách bằng thứ tiếng Việt ngọng nghịu - Hình 1

Phụ huynh mua sách tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới – NGỌC DƯƠNG

Những nhà soạn sách tiếng Việt cho lớp 1 gặp một khó khăn rất lớn: rất khó soạn bài tập đọc, thậm chí viết câu văn ngắn cho học sinh tập đọc vì thời gian đầu học sinh chỉ vừa học mấy vần mà thôi. Chính vì thế, nhìn từ góc độ người viết sách lớp 1, các câu như: “Dê la cà ở bờ đê. Bờ đê có dế. Bờ đê có cả bê. Bê be be” là hợp lý, trong vòng chừng đó vần mà viết được như vậy là quá tài.

Không phải là loại tiếng Việt tự nhiên mà học sinh tiếp xúc ngoài đời

Thế nhưng hãy nhìn từ phía học sinh. Học sinh lớp 1 đã nói tiếng Việt rành rẽ; các em sẽ nói “Con bê kêu be be” chứ không bao giờ nói theo kiểu ngọng nghịu “Bê be be” – bắt các em học như thế là coi thường các em, là như thể nói với người thiểu năng trí tuệ. Đó là chưa kể sách tiếng Việt bắt buộc dùng từ chính xác; nói “Dê la cà” là không ổn, không đúng nghĩa từ “la cà”.

Đây chỉ là một ví dụ được chọn ngẫu nhiên; phần đầu các cuốn sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới đều tràn ngập một loại tiếng Việt ngây ngô, lủng củng, lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Cái cảm giác khi đọc các câu, các bài tập đọc này là nó làm chúng ta trẹo lưỡi, đọc không suôn sẻ. Nói cách khác, đó không phải là loại tiếng Việt tự nhiên mà học sinh tiếp xúc ngoài đời.

Không cần dạy học sinh theo kiểu đánh vần, được không?

Tại sao cứ tự trói buộc mình vào các vần đã dạy để soạn bài tập đọc? Tại sao phải khổ công nghĩ ra các câu trúc trắc trục trặc như thế? Một số chuyên gia ngôn ngữ từng đề xuất không cần dạy học sinh theo kiểu đánh vần nữa mà dạy trực tiếp vào nhận dạng từ và học từng từ. Đây là một đề xuất có thể gây tranh cãi, khó áp dụng.

Nhưng tại sao chúng ta không kết hợp cả hai phương pháp: biên soạn bài tập đọc thì không cần theo thứ tự các vần đã học, xem như bài cô giáo sẽ đọc to cho học sinh nghe, các em đọc theo và có thể thuộc lòng. Trong bài cố gắng đưa càng nhiều vần đang học vào càng tốt; các từ có vần này được tô đậm hay in bằng màu khác cho nổi bật lên và các em sẽ học đánh vần các từ này. Kết hợp cả hai cách: nhận dạng chữ đã học và đánh vần khi cần là phương cách tiếp cận giải quyết được những vướng mắc nói ở đầu.

Như thế chúng ta có thể soạn các bài đọc thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ, có ý nghĩa – nên nhớ học ngôn ngữ là học giao tiếp, học tiếng Việt là để sử dụng tiếng Việt chứ không phải học về ngôn ngữ đó. Không khéo các nhà soạn sách đang dạy các em cách ghép vần chứ không phải dạy tiếng Việt – cũng tương tự như dạy ngữ pháp cho các em học ngoại ngữ thay vì dạy ngay cách dùng ngôn ngữ đó trong các tình huống giao tiếp.

Soạn sách như thế, chúng ta sẽ chỉ giới hạn số lượng từ mới cho học sinh học, sẽ đừng vì học vần mà bắt học sinh lớp 1 học các từ rất khó, khó cho cả người lớn như “chuếnh choáng”, “trống huếch”, “khuếch khoác”, “nguều ngoào”… Không lẽ người lớn không thấy sự vô lý đó? Có ai dạy cho học sinh lớp 1 ở Anh những từ “cao siêu” như existentialism hay synchronous, sao chúng ta bắt học sinh lớp 1 của chúng ta học từ như “chếnh choáng”…?

Người viết nhớ cách đây chừng hơn 20 năm có một cuốn sách dạy trẻ con nhận biết các mẫu tự. Mỗi trang là mẫu tự được dạy, in hình lớn, cả chữ hoa lẫn chữ thường. Bên cạnh đó là một bài thơ, một đoạn ca dao hay một bài hát trong đó có mẫu tự đang dạy. Trẻ được dạy đọc thuộc bài thơ, đoạn ca dao hay lời bài hát và biết nhận dạng mẫu tự. Sau đó, thử kiểm tra, các em nhận biết mẫu tự một cách chính xác và đọc làu làu các bài kèm theo dù chưa biết đánh vần gì cả. Lớp học sinh này sau này học đánh vần một cách nhanh chóng và viết đúng chính tả nữa.

Thiết nghĩ việc nhiều người, kể cả người lớn đã qua trường lớp, đang viết sai chính tả một phần do viết theo cách họ đánh vần từ đó trong đầu. Giả thử người đó nhớ lại từ đã thấy trên sách báo rồi viết đúng như mình thấy chứ không như mình đánh vần, ắt sẽ giảm sai sót chính tả một cách đáng kể. Quan trọng nhất là không còn bắt học sinh đọc các câu không phải là tiếng Việt của người Việt nói như “Gà có ngô”, “Bố mẹ có cà phê”, “Dì Kế giã giò”…

Phụ huynh phàn nàn về từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt

Theo dõi chương trình học năm nay của con, nhiều phụ huynh cho biết trong môn tiếng Việt của học sinh lớp 1 có rất nhiều từ khó hiểu với trẻ.

Chị Hoàng Thị Hoa (ngụ Q.12, TP.HCM) cho biết khi dạy kèm con học, chị đã tham khảo bộ sách mới của con, trong đó môn tiếng Việt có rất nhiều từ mới, lạ… Cụ thể, trong bài số 31 (môn tiếng Việt, bộ sách Cánh diều) khi học sinh học đến vần “ua, ưa” thì sách đưa vào dạy các chữ chứa vần này, trong đó có chữ “dưa đỏ”. Theo chị Hoa đây là một từ dùng không chính xác, vì từ đúng của loại quả này phải là dưa hấu đỏ hoặc dưa hấu chứ không ai dùng dưa đỏ. Trong bài 33, bài đọc “Thỏ thua rùa”, cuốn sách viết: “Thỏ nghĩ rùa sẽ thua. Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ”. “Vậy từ “nhá” ở đây nghĩa là gì?”, chị Hoa tự hỏi và tra từ điển tiếng Việt cũng như lên mạng tìm kiếm, nhưng câu trả lời nhận được càng khiến chị thêm băn khoăn: “Nhá: nhai kỹ cho giập, cho nát (thường vật dai, cứng, khó ăn)”. “Trong đoạn văn này nếu thỏ “la cà nhá cỏ” thể hiện nó rất thảnh thơi vừa nhai vừa chơi, vậy thì dùng từ nhá có phù hợp không?”, chị Hoa nói thêm.

Còn ở bài 17 môn tiếng Việt lớp 1 (bộ Kết nối tri thức), chị Thu Ngân (ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) cũng thắc mắc nhiều từ mà con đang được học. Cụ thể, trong phần học âm “g” các con được giới thiệu nhiều chữ có âm này, đặc biệt có chữ “gụ”. Khi tra từ điển, phụ huynh mới biết đây là một loại cây gỗ.

PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng từ “dưa đỏ” là một trong những từ cổ, hiện được dùng ở một số địa phương, nhưng không phổ biến. Tương tự, các từ như “gụ”, “nhá”… cũng là những từ có nghĩa nhưng thuộc phương ngữ, dùng nhiều ở phía bắc và không phổ biến nên có thể nhiều người chưa từng biết đến.

Video đang HOT

Nguyễn Loan (ghi)

'Chương trình Tiếng Việt 1 hiện tại nặng nhất trong gần 30 năm nay'

Gần 30 năm dạy học sinh tiểu học, trải qua 3 bộ sách, giáo viên đánh giá chương trình Tiếng Việt lớp 1 hiện tại nặng nhất.

Tôi bắt đầu sự nghiệp cầm phấn năm 1993. Trong gần 30 năm công tác, tôi trải qua hai lần thay sách, tức tôi đã dạy Tiếng Việt lớp 1 theo 3 chương trình.

Năm nào, phụ huynh cũng than con Tiếng Việt lớp 1 vất vả. Năm nay, mọi việc còn khó khăn hơn.

Chương trình Tiếng Việt 1 hiện tại nặng nhất trong gần 30 năm nay - Hình 1

Ở nhiều bài, học sinh phải học đến 4 vần nên khó nhớ. Ảnh: Cô P.M.

Thời gian học âm, vần rút ngắn xuống còn 15 tuần

Từ quá trình dạy học theo 3 chương trình, tôi thấy trước năm 2002, chương trình đơn giản. Sách phù hợp với trẻ thời đó. Khi xã hội phát triển, trẻ sẽ thấy nội dung như vậy nhàm chán.

Vì thế, lần thay sách vào năm học 2002-2003 phù hợp với sự phát triển. Tôi đánh giá đây là chương trình tốt, phù hợp khả năng tiếp nhận của trẻ. Học sinh tiếp thu chậm cũng đạt trung bình, ai tiếp thu nhanh sẽ đạt khá, giỏi.

Trong gần 30 năm công tác, tôi thấy chương trình Tiếng Việt lớp 1 hiện tại nặng nhất - Cô P.M.

Nhưng với sách hiện tại, các con nhanh nhẹn mới đạt trung bình khá trở lên. Nếu con tiếp thu chậm, cả cô, trò, phụ huynh cực kỳ vất vả.

Trong gần 30 năm công tác, tôi thấy chương trình Tiếng Việt lớp 1 hiện tại nặng nhất. Sách mới đang đi nhanh, vượt quá năng lực học của trẻ 6 tuổi. Điều này dễ nhận thấy từ nội dung sách và thực tế tại lớp học.

Trước đây, đến tuần 24, học sinh mới học hết vần. Sang tuần 25, các con mới luyện đọc văn bản khoảng 4-5 câu hoặc khổ thơ ngắn.

Nhưng với sách Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, hết tuần 15, tức chưa hết học kỳ 1, học sinh phải học hết âm, vần, đọc lưu loát đoạn văn.

Để dồn lên như vậy, số lượng âm, vần trong mỗi bài tăng. Những năm trước, các con học tối đa 2 âm, vần. Năm nay, số lượng tăng lên 3, thậm chí 4. Ví dụ, năm ngoái, âm "em", "êm" được xếp vào một bài, "im", "um" rơi vào bài khác. Với sách giáo khoa hiện tại, các con học cả 4 vần trong một bài.

Phần viết cũng được đẩy nhanh. Ở chương trình cũ, sang tuần 25, giáo viên mới cho học sinh hạ cỡ chữ từ 2 ly xuống 1 ly. Năm nay, các con bắt đầu luyện viết chữ nhỏ từ tuần 16.

Không những "đi nhanh", nội dung còn tương đối rối. Năm trước, bài học bài bản, rất dễ đọc, dễ nhớ. Các tiếng mới thường chỉ thay đổi thanh điệu. Ví dụ, khi học chữ "đ", học sinh học tiếng "đa" rồi đến tiếng "đá", "đà", "đã"...

Năm nay, việc dạy tiếng ngang hơn, khó. Như trong bài 8, học chữ "d", các con phải quen với các tiếng khác nhau như "da", "dế"... Nhiều từ không gần gũi khiến trẻ khó nhớ.

Cách đọc cũng có sự thay đổi. Khi đánh vần, các con đọc cả chữ "c" và "k" là "cờ". Nhưng khi viết, trẻ lại phải phân biệt nên dễ nhầm.

Ngoài ra, học sinh phải tiếp xúc với những câu dài hơn. Năm ngoái, các con thường luyện đọc câu 3-5 tiếng. Năm nay, câu dài ra, như "Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ".

Trong khi đó, nhiều trẻ còn ngọng nghịu, nói chưa lưu loát. Nhiều con đọc vẹt, đọc theo các bạn khác chứ không hiểu hay nhớ được. Việc đọc nhiều, không nhớ hết khiến các con sợ Tiếng Việt.

Qua 4 tuần đầu, tôi lo quá. Học sinh học vất vả nhưng nhớ không tốt. Học sinh khá, giỏi còn đỡ. Những trẻ trung bình theo rất khó khăn dù đã được kèm cặp thêm vào giờ ra chơi.

Năm ngoái, đến tầm này, 3/4 học sinh lớp tôi đọc tốt. Năm nay, chỉ khoảng 1/5 học sinh đọc tạm được.

Tôi thấy càng cải cách, việc học với trẻ càng khó. Bộ bảo giảm tải song theo hướng dẫn ra đề kiểm tra cuối kỳ, đề thi cho học sinh lớp 1 mà đến tận hai mặt giấy A4. Đề như vậy là dài, khó với trẻ.

Chương trình Tiếng Việt 1 hiện tại nặng nhất trong gần 30 năm nay - Hình 2

Ở bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, học sinh phải học xong âm, vần trong 15 tuần. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam.

Đừng so sánh với nước ngoài

Trước khi dạy, giáo viên được tập huấn chương trình mới, nghiên cứu 5 bộ để rút ra ưu, nhược điểm rồi tiến hành lựa chọn.

Ở môn Tiếng Việt, tôi đánh giá bộ Cánh diều phù hợp nhất, tiến độ vừa phải, không nặng nề. Song vì một vài lý do, trường tôi lựa chọn bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đương nhiên, sách này cũng có ưu điểm như mỗi tuần, học sinh có một tiết ôn lại các âm, vần đã học trong bài, kèm câu chuyện ngắn, hay.

Tuy nhiên, với bộ này, không chỉ học trò vất vả mà giáo viên cũng mệt mỏi không kém. Với mỗi bài, tôi soạn đến 5 trang giáo án.

Quá trình tập huấn cũng không rõ ràng. Giáo viên cần là với mỗi bài học, họ đưa ra bước mẫu, chuẩn để giáo viên nắm cơ bản, có sườn rồi mới điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.

Trong khi đó, giảng viên tập huấn không sát, thiếu thực tế thành ra giáo viên gặp khó khăn khi triển khai.

Hơn nữa, có nhiều khó khăn, phải vào dạy thật, giáo viên mới vỡ ra được. Chúng tôi vẫn đề đạt những vướng mắc để sau mỗi đợt, người viết sách giải đáp thắc mắc, hướng dẫn phần đó nên truyền đạt như thế nào.

Đương nhiên, tôi hiểu việc sửa sách không dễ. Nhưng tôi hy vọng họ sẽ căn cứ những góp ý của giáo viên để điều chỉnh nhịp độ ở sách cho các lớp 2, 3, 4, 5, phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta.

Tôi nói điều này vì trong quá trình tập huấn, các thầy thường nói nước ngoài dạy thế này, thế kia. Nhưng họ chưa căn cứ vào sự khác biệt của nước ta với nước khác.

Ở những nước mà các thầy đề cập, mỗi lớp chỉ có 20 học sinh nhưng có đến 2 giáo viên phụ trách. Trong khi đó, ở nước ta, một giáo viên phụ trách lớp học đông hơn nhiều.

Năm nay, lớp tôi có 50 học sinh. Con số này vào năm ngoái là 63, có năm lên 65 trẻ. Muốn không học sinh nào bị bỏ lại phía sau, giáo viên phải chờ đợi cả 50 trẻ.

Việc chờ 50-60 trẻ làm xong các việc như lấy sách, lấy bảng ra khác với chờ 20 trẻ. Do đó, chúng ta không thể so việc dạy học với nước khác được.

Trong khi đó, với học sinh lớp 1, giáo viên còn phải rèn nề nếp. Đây là điều bắt buộc. Trong thời gian đầu, tôi phải dành thời gian để hướng dẫn các con quen với việc cô ra hiệu lệnh bằng thước, giờ bảng, úp bảng, đọc trơn, đánh vần vào lúc nào.

Tận bây giờ, các con vẫn khóc, phải dỗ trước khi vào lớp. Nhưng trong giờ học, cô giáo không dỗ được, chỉ dừng 1-2 phút, tiết học bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiết sau.

Chương trình Tiếng Việt 1 hiện tại nặng nhất trong gần 30 năm nay - Hình 3

Việc cho trẻ đọc câu dài khiến trẻ sợ Tiếng Việt. Ảnh: Nguyễn Phương.

Trẻ "học mà chơi" là không ổn

Nói thật, việc dạy lớp 1 rất vất vả và dễ gây ức chế. Các con học lâu nhớ nhưng nhanh quên. Không ít phụ huynh gọi điện thắc mắc tại sao con đã học hai buổi ở trường mà vẫn không nhớ.

Trong khi đó, mỗi ngày, các con học hai tiết Tiếng Việt, khoảng 80 phút, tức cô giáo chỉ dành cho mỗi trẻ hơn một phút.

Tiếng Việt lại có nhiều đồ, từ sách giáo khoa, vở viết đến bảng con, đồ dùng học tập. Trong lớp, cô trò quay như chong chóng.

Trong việc dạy trẻ con học chữ, người lớn càng dồn, con càng sợ. Phụ huynh "lên gân" bao nhiêu, con áp lực, chán học bấy nhiêu - Cô P.M.

Nhiều trẻ không được người nhà hướng dẫn, lại chậm chạp. Trong giờ học, con loay hoay mãi với cục phấn. Những lúc như vậy, tôi bực nhưng không biết làm sao được.

Chọn nghề "gõ đầu trẻ", tôi hiểu với trẻ con, chúng ta cần kiên nhẫn và luôn vui vẻ. Nếu giáo viên áp lực, trẻ càng sợ và không học được.

Nhiều khi, tôi cảm thấy may mắn vì mình rất yêu trẻ con. Nên dù việc nặng nề, cả ngày nói đến khản cổ nhưng vẫn giữ được sự vui vẻ để các con đến trường một cách nhẹ nhàng, tươi vui.

Dù vậy, tôi vẫn mong được thấu hiểu hơn. Một số người cho rằng giáo viên đang đặt yêu cầu cao với trẻ, nhất là ở phần viết đẹp. Tuy nhiên, nếu trẻ không viết chuẩn ở lớp 1, lên lớp 2, các con viết rất xấu, khó đọc.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT quy định không ra bài tập về nhà cho học sinh đã học hai buổi ở trường. Nhưng tôi vẫn phải hướng dẫn phụ huynh kiểm tra con. Nếu con thành thạo rồi, họ dạy con thêm một chút. Nếu con chưa được, phụ huynh kèm thêm, tùy từng cháu một.

Với chương trình như hiện tại, học sinh lớp 1 "học mà chơi, chơi mà học", chỉ học ở trường là không ổn.

Tiếng Việt chỉ có hai tiết mỗi ngày. Trong đó, con có 7 phút luyện viết vào bảng, 15 phút viết vở. Ở lớp, thời gian như vậy là vừa phải. Nhưng thời lượng như vậy không nhiều, trẻ dễ quên. Lớp 50 học sinh, may ra, chỉ 10 trẻ nhớ.

Do đó, tôi rất cần đến sự hỗ trợ từ phụ huynh. Tôi mong các bậc cha mẹ kiên nhẫn, kèm cặp con từ từ, đi từng bước một. Họ chỉ cần dạy con đơn giản, giúp con nhớ âm, vần đã học trong ngày, không cần buộc trẻ học thêm từ mới.

Đương nhiên, phụ huynh không có nghiệp vụ sư phạm nên không tránh được các hạn chế. Song cha mẹ đồng hành, làm được đến đâu, con hưởng lợi đến đó.

Từ những chuyện phụ huynh bế tắc, căng thẳng vì dạy con, tôi chỉ mong họ hiểu trong việc dạy trẻ con học chữ, người lớn càng dồn, con càng sợ. Phụ huynh "lên gân" bao nhiêu, con áp lực, chán học bấy nhiêu.

Nếu dạy lâu, không hiệu quả, họ nên dừng lại, chuyển sang phương pháp khác hoặc hỏi giáo viên để được hướng dẫn cách dạy trẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:59Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!
21:24:01 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NewJeans thông báo đổi tên sau tranh chấp với ADOR

NewJeans thông báo đổi tên sau tranh chấp với ADOR

Nhạc quốc tế

23:44:10 07/02/2025
NewJeans đã thông báo sẽ đổi tên nhóm thành NJZ. Quyết định này được đưa ra sau khi nhóm tuyên bố chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý ADOR và không thể tiếp tục sử dụng tên cũ.
Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam

Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam

Sao việt

23:38:01 07/02/2025
Từ khi đăng quang năm 2018, Tiểu Vy chưa từng công khai bạn trai nhưng danh sách người yêu tin đồn rất dài, toàn là mỹ nam, cô còn bị đồn hẹn hò tài tử Thái Lan.
Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Phim châu á

23:23:32 07/02/2025
Ngày 7/2, trang 163 đưa tin bộ phim Sáu Chị Em chiếu trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV gây chú ý với khán giả
Sự thật ngỡ ngàng đằng sau giọt nước mắt của Song Joong Ki

Sự thật ngỡ ngàng đằng sau giọt nước mắt của Song Joong Ki

Hậu trường phim

23:20:54 07/02/2025
Song Joong Ki từng bị nói bật khóc giữa họp báo vì Bogota: City of the lost ế ẩm, thế nhưng thực tế anh chỉ đang gãi ngứa chứ không hề quệt nước mắt như mọi người lầm tưởng.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lộ diện sau khi gây bão vì trang phục khoả thân

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lộ diện sau khi gây bão vì trang phục khoả thân

Sao âu mỹ

23:09:21 07/02/2025
Kanye West và Bianca Censori, cặp đôi trở thành tâm điểm chú ý trên thảm đỏ lễ trao giải Grammy cách đây vài ngày phản ứng trong lần lộ diện đầu tiên sau khi gây bão dư luận.
Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Pháp luật

23:07:28 07/02/2025
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai không có mâu thuẫn với ai, nhưng hẹn hò và tụ tập với nhau, sau đó lấy hung khí mang đi lượn các tuyến phố ở TP Hà Nội để gây rối.
Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Netizen

23:04:08 07/02/2025
Có ý kiến từ fan yêu cầu cô nàng dancer phải mặc kín. Hanni Lee, nữ dancer nổi bật trong cộng đồng mạng nói chung, với những người yêu thích vũ đạo nói riêng.
Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Sao châu á

22:55:37 07/02/2025
Mới đây nhất, khoảnh khắc Karina - Winter đùa giỡn trên sân khấu đã trở thành chủ đề tranh cãi gây bão mạng xã hội.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Mọt game

22:40:53 07/02/2025
Xạ Thủ nhà T1 Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ một sự thật. Có lẽ ngay khi CKTG 2024 kết thúc, không ai có thể nghĩ được rằng Gumayusi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại
NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

Nhạc việt

22:40:32 07/02/2025
NSND Tự Long bày tỏ niềm hào hứng khi tham gia live concert Trạm yêu, có dịp hội ngộ những đàn em thân thiết như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven.