Đừng rửa khoai tây với nước trước khi xào, làm điều này khoai mới ngon, không nát hay dính chảo
Quên một bước đơn giản nhưng quan trọng này bạn sẽ khiến món khoai tây xào bị nát và dính chảo.
Khoai tây là loại củ được nhiều người lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chiên, rán, nấu canh, hầm, súp, xào. Trong đó, xào khoai tây là một trong những món khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều chị em thắc mắc, vì sao mình xào khoai tây thường bị dính chảo và nát, trong khi ở nhà hàng lại không bị vậy.
Đầu bếp đã lý giải, khoai tây là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, mà nguyên liệu tinh bột thì rất dễ dính vào nồi. Trong quá trình nấu, nhiều chị em chỉ rửa qua khoai tây rồi xào luôn, khoai vẫn bị dính bột. Có người lại đem khoai chần qua lại khiến khoai nhanh nát khi xào.
Đầu bếp đã mách, cách tốt nhất là sau khi khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi thì đem ngâm với nước một lúc. Việc ngâm khoai trong nước để đảm bảo hết phần tinh bột thôi ra ở các mặt cắt của khoai. Như vậy khi xào, khoai sẽ không bị phần tinh bột này làm mềm, mất độ giòn.
Hơn nữa, tinh bột ở khoai tây được thoát ra ngoài trước khi nấu sẽ làm giảm sự tiếp xúc giữa tinh bột khoai tây và không khí khiến khoai không còn bị thâm đen nữa.
Video đang HOT
Còn một điều quan trọng nữa mà đầu bếp đã chỉ ra, nên thêm giấm trước khi chiên khoai tây. Cụ thể, đun nóng chảo, thêm lượng dầu ăn thích hợp vào. Khi dầu nóng, cho khoai tây vào, sau đó thêm một ít giấm gạo. Giấm giúp khoai tây không bị thâm đen, ngon hơn và không bị nát. Lưu ý, chỉ nên cho ít giấm để không ảnh hưởng tới hương vị món ăn.
Chúc các bạn thành công!
Thấy vợ đổ sữa tươi vào chảo cũ, chồng ngỡ ngàng thấy kết quả sau 5 phút
Các chuyên gia Hàn Quốc giải thích rằng, do trong sữa có một dạng protein gọi là casein có tác dụng tốt trong việc "chữa lành" vết xước trên chảo.
Chảo chống dính đúng như tên gọi có tác dụng chống thức ăn dính vào chảo khi chiên, rán, xào... Tuy nhiên, sau một thời gian dùng chảo thì lớp chống dính bị bong tróc một ít và bắt đầu mất tác dụng. Lúc này, nếu mang chảo vứt đi thì quá phí vì chảo dường như vẫn còn nguyên. Nếu mang đi rán cá, rán trứng thì cá và trứng bị dính vào chảo sẽ nát bét. Bạn sẽ không phải vứt chảo và cũng chẳng tốn tiền mua chảo mới nếu làm theo cách cực hay sau.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho các chảo bị bong tróc vừa phải, nếu bị bong tróc hết lớp chống dính thì hiệu quả không còn rõ rệt nữa.
Sữa tươi
Trong khi lúc ban đầu do chảo dùng đã lâu, lớp chống dính bị bong tróc nên đồ ăn gần như dính hoàn toàn vào mặt chảo. Nhưng sau khi đun với sữa xong thì hiệu quả chống dính của chảo gần như phục hồi hoàn toàn.
Đầu tiên, bạn đổ một ít sữa tươi vào chảo. Lượng sữa đủ nhiều để tráng hết lòng chảo nhé. Tiếp theo, bạn đun sữa cho thật sôi trong vòng 5 phút. Nhớ canh lửa để sữa không bị trào ra ngoài làm bẩn bếp. Sau đó, bạn đổ bỏ sữa đi (có thể tận dụng để bón cho cây nhưng không dùng để uống nhé). Rồi bạn dùng nước sạch rửa chảo để loại bỏ lớp sữa còn bám trên bề mặt chảo.
Các chuyên gia Hàn Quốc giải thích rằng, do trong sữa có một dạng protein gọi là casein. Casein này khi gặp nhiệt độ nóng sẽ được kết nối lại với nhau và tạo nên một lớp phủ trên bề mặt chảo. Nhờ đó, việc phục hồi lại khả năng chống dính cho chảo đã bị bong tróc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Khá bất ngờ với cách làm mới chảo chống dính này đúng không? Rất đơn giản mà cực hiệu quả nhé. Có cách này rồi thì không sợ chảo mua về dùng chẳng được lâu, chỉ tốn một ít sữa là bạn đã đỡ tốn chi phí mua chảo mới rồi đấy.
Khoai tây
Với bề mặt bên trong, khi lớp chống dính bắt đầu mòn, thức ăn sẽ bám chặt và xuất hiện những lớp sắt gỉ sau khi rửa. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng củ khoai tây như một thứ tẩy siêu đặc biệt.
Trong củ khoai tây có rất nhiều hợp chất axit. Trong đó phải để tới 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic... Đây đều là những chất cần thiết nếu muốn làm sạch những vật dụng trong gia đình. Lớp axit oxalic tự nhiên có thể hòa tan hết lớp gỉ sét bên ngoài chảo.
Không chỉ thế, lớp chống dính còn được làm từ politetra floetylen (-CF2-CF2-)n. Đây là một loại hợp chất cực kì dẻo và có khả năng không biến chất ngay cả khi bị đun sôi. Đó là lý do vì sao người ta dùng Teflon để tráng kên đáy chảo.
Trong khoai tây tuy không có floetylen (-CF2-CF2-)n. Tuy nhiên, loại củ này lại có chứa hàm lượng tương đối riboflavin, folate... Những chất này khi kết hợp với nhau cũng có thể tạo thành Teflon. Vì thế nếu dùng một củ khoai tây miết lên bề mặt thì hoàn toàn có thể "cải tạo" lại lớp chống dính. Lần sau khi bạn sử dụng sẽ thấy lớp chống dính "nhạy" hơn rất nhiều.
Cách làm đơn giản như sau: Củ khoai tây mang rửa sạch, cắt đôi. Dùng mặt khoai bị cắt liên tục chà nhẹ vào đáy chảo, chỗ lớp chống dính bị bong hoặc xước thì chà mạnh tay và làm lại nhiều lần là được.
Chuyên gia chỉ ra nóng đến mấy cũng tuyệt đối không cho 7 thực phẩm này vào tủ lạnh Theo các chuyên gia, có những thực phẩm khi cất trữ trong tủ lạnh chúng sẽ biến thành "thuốc độc" gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Cà chua: Việc để cà chua ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của loại quả này. Nhiệt độ lạnh làm thay đổi kết cấu tự nhiên, cản...