Dùng phan tả diệp trị táo bón cần lưu ý gì?
Phan tả diệp là một loại thảo dược được sử dụng với mục đích điều trị táo bón.
Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp sử dụng loại lá này đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc, do dùng sai cách.
1. Tác dụng của phan tả diệp
Phan tả diệp vốn là một vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, phan tả diệp có thành phần chính là antraglucozit. Đây chính là thành phần tạo nên tác dụng nhuận tràng của phan tả diệp.
Tác dụng nhuận tràng của phan tả diệp tùy thuộc vào liều lượng sử dụng mà có thể giúp phân mềm sau khi uống 5-7 giờ, đến tác dụng tẩy mạnh khi dùng liều cao hơn, thậm chí với liều cao hơn có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3-4 giờ.
Bên cạnh đó dịch chiết phan tả diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn E. coli, Proteus, vi khuẩn lỵ, Streptococcus nhóm A, cũng như Candida albicans và một số loại nấm gây bệnh ở da.
Theo Đông y, phan tả diệp có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy kinh Đại trường, có tác dụng tả hạ thanh nhiệt, chủ trị các trường hợp thực nhiệt dẫn đến bí đại tiện, các trường hợp phù thũng, đầy hơi.
Phan tả diệp được khuyến cáo sử dụng với liều 1-2 gram/ngày với tác dụng làm thuốc giúp tiêu hóa; 3-4 gram/ngày với tác dụng nhuận tràng và 5-7 gram/ngày với tác dụng tẩy mạnh.
Phan tả diệp cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Một số lưu ý khi sử dụng phan tả diệp
- Sử dụng đúng bệnh
Theo cả Đông y và Tây y, táo bón là một tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi nguyên nhân, trên từng người bệnh cụ thể lại có cách điều trị riêng.
Video đang HOT
Phan tả diệp có tính hàn, chỉ thích hợp với những người bệnh táo bón do thực nhiệt, trong khi nhuận tràng vị thuốc này cũng có thể làm tổn thương chính khí. Vì vậy, người có cơ thể yếu, người tạng hàn và người táo bón mạn tính không nên dùng.
Một số bệnh nhân cao tuổi tự uống phan tả diệp để nhuận tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Mặc dù tạm thời có thể giải quyết vấn đề táo bón trước mắt, nhưng không phải là phương pháp chữa tận gốc mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược, thậm chí dẫn đến dương khí hư suy, không có lợi cho việc giải quyết táo bón từ gốc rễ.
Tự uống phan tả diệp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược cơ thể.
- Không sử dụng với liều quá lớn
Nên bắt đầu bằng liều nhỏ và tăng dần. Dùng quá liều có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, đi lại không vững, tê mặt… Thông thường, liều dùng không nên vượt quá 6 gram/ngày.
- Thận trọng hoặc không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú đều nên
Antraglucozit trong phan tả diệp có thể được bài tiết qua sữa mẹ. Trẻ đang bú mẹ có sử dụng phan tả diệp cũng có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Trẻ em có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, Tỳ Vị còn non nớt, cùng với phụ nữ có thai cũng là những trường hợp nên cẩn trọng khi sử dụng phan tả diệp.
3. Tác dụng phụ của phan tả diệp
Rối loạn điện giải: Việc sử dụng quá nhiều phan tả diệp có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải (đặc biệt là kali), gây mệt mỏi, yếu cơ, và trong trường hợp nặng, có thể gây loạn nhịp tim.
Phản ứng ngộ độc hệ thần kinh: Chủ yếu biểu hiện là tê mặt, chóng mặt, không kiểm soát được tiểu tiện và đại tiện…
Thay đổi huyết áp nguy hiểm: Sau khi uống phan tả diệp có thể xuất hiện đau đầu và nôn mửa thường xuyên, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, thậm chí sốc.
Phụ thuộc thuốc: Việc sử dụng phan tả diệp liên tục có thể khiến người dùng phụ thuộc vào thuốc để duy trì nhu động ruột, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón nghiêm trọng khi ngừng thuốc.
Tổn hại chức năng gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phan tả diệp lâu dài có thể gây hại cho gan, do tăng gánh nặng thải độc, dẫn đến viêm gan hoặc tổn thương gan.
Bệnh đại tràng đen: Đối với những bệnh nhân dùng thuốc lâu dài, tác dụng phụ do quá liều nghiêm trọng hơn. Do phan tả diệp chứa anthraquinone, chất này có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, sử dụng lâu dài sẽ gây ra những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc ruột, được gọi là bệnh đại tràng đen trong lâm sàng. Bệnh đại tràng đen hiện nay được coi là một bệnh tiền ung thư, có thể gây ra ung thư đại tràng.
Phan tả diệp thích hợp hơn để dùng trong điều trị táo bón cấp tính so với táo bón mạn tính. Việc sử dụng lâu dài cho táo bón mạn tính có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc, và liều lượng phải tăng dần, cuối cùng dẫn đến việc thuốc không còn hiệu quả.
Không nên sử dụng với bệnh nhân táo bón mạn tính, những người bị suy khí huyết, suy âm dương và táo bón do ung thư ruột giai đoạn cuối.
Ăn bao nhiêu thịt lợn, bò mỗi ngày sẽ gây hại cho sức khỏe?
Những người thường xuyên ăn hơn 90g thịt lợn, bò hoặc thịt chế biến sẵn mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột.
Nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu rõ thịt đỏ (thịt lợn, bò, cừu, bê, dê) và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải dừng ăn hoàn toàn loại thực phẩm này, tất cả phụ thuộc vào chất lượng và số lượng.
Lợi ích từ ăn thịt
Theo BBC Good Food, thịt là nguồn cung cấp protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng mà cơ thể bạn cần để phát triển và hoạt động. Thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào và rất quan trọng trong ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ăn thịt đỏ 1-2 lần mỗi tuần phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt đối với trẻ mới biết đi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thịt nạc như thịt gà là những lựa chọn hữu ích, hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua việc giúp kiểm soát sự thèm ăn và khiến bạn no lâu hơn.
Bạn không nên ăn quá nhiều thịt lợn mỗi ngày. Ảnh minh họa: AI
Ăn bao nhiêu thịt là an toàn?
Nghiên cứu gần đây ghi nhận những người ăn khoảng 76g thịt đỏ và thịt chế biến mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn so với nhóm ăn khoảng 21g mỗi ngày.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo những người thường xuyên ăn hơn 90g thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi ngày nên giảm lượng này vì có thể liên quan đến nguy cơ ung thư ruột.
Việc cắt giảm các loại thực phẩm trên không khó như nhiều người nghĩ. Mục tiêu là chỉ ăn thịt đỏ 1-2 lần một tuần, lý tưởng nhất là loại bỏ hoàn toàn thịt chế biến sẵn. Bạn có thể thay thịt lợn, bò bằng thịt gà.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nhiều loại cá trắng, nhiều dầu như cá thu, cá trích, cá mòi và cá hồi 1 lần mỗi tuần. Đây là nguồn cung cấp dầu omega-3 có lợi tuyệt vời. Thêm các loại đậu cũng là giải pháp cung cấp protein, chất xơ tốt.
Các cách cắt giảm thịt
- Xây dựng bữa ăn quanh các loại rau, đậu, ngũ cốc và thêm một ít thịt.
- Sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có giá trị tương tự thịt như nấm và cà tím.
- Thiết kế chế độ ăn hạn chế lượng thịt phù hợp với bạn. Ví dụ, cân nhắc chỉ ăn thịt vào cuối tuần hoặc hạn chế thịt một bữa mỗi ngày.
- Mua ít thịt hơn nhưng hãy mua loại có chất lượng tốt nhất có thể.
- Chọn các món ăn chay sử dụng nhiều gia vị và thảo mộc tạo cảm giác ngon miệng.
- Thêm phô mai để bữa ăn của bạn ngon miệng hơn.
- Trong bánh sandwich, hãy thay thế salami, giăm bông hoặc các loại thịt chế biến khác bằng cá ngừ, cá mòi, cá thu hoặc sử dụng gà nướng.
- Nếu bạn vẫn muốn ăn xúc xích, thịt xông khói, hãy giảm số lượng từ 2 miếng xuống còn 1 miếng, thêm trứng, đậu nếu bạn thấy đói.
5 loại rau bán đầy chợ hỗ trợ chống ung thư cực tốt Nhiều loại rau bán đầy ngoài chợ nhưng lại là 'tấm khiên' giúp cơ thể phòng tránh tế bào ung thư. Mỗi bữa ăn đều nên bổ sung nhiều rau, đặc biệt là một số loại rau có tác dụng chống ung thư. (Ảnh: ITN) Ngày nay, tỷ lệ người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ngày càng tăng. Đáng nói, bệnh...