Đừng nói hơn 1 điểm/môn đỗ lớp 10 “không phản ánh chất lượng giáo dục”
Tôi tin trong các kỳ thi, đây là kỳ thi thực chất nhất, trung thực nhất, nên kết quả kỳ thi, điểm chuẩn vào lớp 10 cũng phản ánh chân thật nhất kết quả dạy học.
Cứ đến hẹn lại lên, giai đoạn này các trường trong cả nước gần như đã công bố kết quả và điểm chuẩn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021- 2022, một trong những kỳ thi thật đánh giá đúng chất lượng học sinh hiện nay.
Tôi tin trong các kỳ thi, đây là kỳ thi thực chất nhất, trung thực nhất, nên kết quả kỳ thi, điểm chuẩn vào lớp 10 cũng phản ánh chân thật nhất kết quả dạy và học của bậc trung học cơ sở và của cả tiểu học.
Mùa tuyển sinh năm nay, dư luận cũng quan tâm đến việc, nhiều trường công bố điểm chuẩn đầu vào lớp 10 của đơn vị mình khá thấp. Một số nơi, khi đối chiếu với việc nhân hệ số điểm thi, chia đều cho các môn thì có thí sinh chưa đến 2 điểm/môn cũng trúng tuyển lớp 10 trường phổ thông công lập.
Việc này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, liệu rằng điểm đầu vào của các trường thấp như vậy có phải do chất lượng học tập của học sinh khu vực đó thấp hay không?
Các năm trước, điểm tuyển sinh lớp 10 là thấp, thì năm nay chất lượng điểm thi, điểm chuẩn một số trường còn thấp hơn cả các năm trước.
Người viết cho rằng đừng biện minh, chống chế, hãy nhìn vào sự thật để có được những bước đi đúng hướng những giải pháp thực chất để nâng cao chất lượng.
Cứ mãi biện minh, đổ thừa thì những năm tiếp theo kết quả sẽ thấp hơn nữa.
Một học sinh học 9 năm, những đề thi tuyển sinh lớp 10 là kiến thức căn bản, học sinh đạt chưa tới 2 điểm/ môn mà đỗ vào các trường trung học phổ thông công lập, rõ ràng khu vực đó có vấn đề về chất lượng, trường nào có nhiều học sinh thi điểm thấp thì trường đó chất lượng giảng dạy có vấn đề.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Chất lượng giảng dạy của một số trường trung học cơ sở hiện nay
Hiện nay, do việc chạy theo bệnh hình thức, ngụy thành tích, nên đã khiến cho học sinh kết quả học tập thì lên lớp 100%, xếp loại giỏi, khá rất nhiều nhưng khi ra “chiến trường” thì không biết “chiến đấu”, nhiều bài thi 0 điểm thì thật là đáng trách cho cả thầy, lẫn trò và cả ngôi trường.
Kết quả thi tuyển sinh 10 cho thấy còn rất nhiều điều phải làm, nếu vẫn giữ kỳ tuyển sinh vào lớp 6 thì tôi tin điểm cũng vẫn rất thấp (vẫn còn nhiều em học hết lớp 6 vẫn đọc, viết chưa lưu loát).
Đừng biện minh, chống chế bằng bất cứ lý do gì, phải nhìn thẳng vào sự thật để mà hướng đến sự thật, hướng đến dạy thật, học thật, thi thật, nhân tài thật như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Phải có những điều chỉnh, thay đổi về giảng dạy theo hướng thực chất ở bậc tiểu học, trung học cơ sở để hướng đến nâng cao chất lượng thật, thực chất chất không phải chạy theo bệnh ngụy thành tích, “lùa, đẩy” học sinh lên lớp và khen thưởng tràn lan như hiện nay.
Tưởng là thương học sinh nhưng thực chất là hại các em, các em học sinh học 9 năm không có kiến thức, không kỹ năng, phải tốn 9 năm ngồi trên ghế nhà trường tốn biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc, công sức của học sinh và cả phụ huynh và cả công lao của giáo viên giảng dạy, kết quả nhận lại là một bài thi điểm 0 thì mọi công sức như đổ sông, đổ biển, vô nghĩa.
Đây chính là lỗi do căn bệnh ngụy thành tích giả dối gây ra.
Nếu được dạy đàng hoàng, nếu nhà trường dạy thực chất, học sinh học thực chất, không chạy theo bệnh ngụy thành tích, các em sẽ không phải “thất bại” nặng nề bằng những bài thi 0 điểm như trên.
Học sinh không học mà được khen thưởng, được “lùa” lên lớp sẽ khiến các em ỷ lại, chán nản hơn, không có động lực học tập nên kết quả tuyển sinh lớp 10 thấp là đương nhiên.
Do đó, một lần nữa năm học này, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch cụ thể, chi tiết để dạy thật, học thật, thi thật thực chất.
Chấp nhận đau một lần để lấy lại niềm tin nơi nhân dân, lấy lại động cơ, thái độ học tập đúng đắn, từ đó bắt đầu xây dựng lại việc học thật từng bước vững chắc.
Thay đổi hình thức thi và lấy kết quả tuyển sinh 10 làm căn cứ xét thi đua trường, giáo viên
Hiện nay, việc thi tuyển sinh 10 chủ yếu thi 3 môn Văn, Toán, Anh văn trong đó điểm Toán, Văn nhân đôi đã khiến các trường coi trọng môn chính, không chú ý phát triển toàn diện cho các em học sinh.
Những môn rất quan trọng như Lịch sử, Giáo dục Công dân, Lý, Hóa,… thì lại không được thi, nên giáo viên dạy cho xong việc, học sinh học kiểu đối phó.
Bên cạnh đó, chính việc quy định chỉ tiêu thi đua hiện nay không khuyến khích giáo viên cố gắng mà khiến giáo viên chạy theo bệnh ngụy thành tích nguy hại.
Chỉ tiêu thi đua hiện nay thường là chất lượng bộ môn, học sinh lên lớp, học sinh giỏi,… dẫn đến giáo viên bằng mọi giá để đạt được cái chỉ tiêu ấy, mà chỉ tiêu thì cao chót vót gần như 100% nên khiến giáo viên “cấy, sạ” điểm, “lùa” học sinh lên lớp để đạt chỉ tiêu.
Do đó chỉ tiêu thi đua ở đây cũng không thật, không tạo động lực cho giáo viên và học sinh cố gắng, phấn đấu.
Do đó, theo quan điểm người viết 2 vấn đề quan trọng cần nhất là thay đổi chỉ tiêu để xét thi đua và thay đổi hình thức thi tuyển sinh vào lớp 10 để lấy kết quả tuyển sinh đó làm căn cứ xét thi đua giữa các trường, giữa các cá nhân trong đơn vị.
Về vấn đề đổi mới hình thức thi tuyển sinh lớp 10, người viết cho rằng, việc thi được tổ chức nhẹ nhàng nhưng theo kiểu học gì thi đó, do đó số môn thi tuyển sinh lớp 10 gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục Công dân).
Kết quả kỳ thi này là kỳ thi thật, không giả dối nên các đơn vị sẽ lấy kết quả này làm căn cứ xét thi đua giữa các trường, các giáo viên với nhau.
Cùng một khu vực, giữa 2 trường khác nhau nhưng kết quả tuyển sinh quá chênh lệch (nhiều năm liền) rõ ràng ban giám hiệu trường đó có vấn đề, giáo viên giảng dạy có vấn đề, phải có cách để khắc phục, xử lý.
Nếu lấy kết quả thực chất làm căn cứ xét thi đua chắc chắn 100% giáo viên sẽ tập trung vào công việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Lấy kết quả trên làm căn cứ xét thi đua của các trường sẽ khiến ban giám hiệu tìm mọi giải pháp để giáo viên dạy thật, chất lượng là thật để chất lượng trường được nâng lên.
Đổi mới hình thức thi tuyển sinh lớp 10, lấy kết quả đó làm chủ yếu trong xét thi đua, sẽ khiến giáo dục thực chất hơn, làm cho việc dạy thật, học thật sẽ dễ thành công hơn.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nếu buộc ngày đến trường 8 tiếng, giáo viên dạy qua loa thì làm thế nào?
Quản lý giáo viên bằng giờ hành chính nhưng lên lớp thầy cô chỉ dạy lớt phớt sẽ thế nào đây? Quản lý bằng chất lượng học sinh chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Câu chuyện nên quy định giáo viên làm giờ hành chính (8 tiếng/ngày) ở trường học đang thu hút sự tranh luận sôi nổi của giáo viên.
Chất lượng học tập của học sinh là do lương tâm thầy cô giảng dạy không thể quy định giáo viên làm 8 tiếng/ngày là đạt chất lượng giáo dục như ý. (Ảnh minh họa tre Giaoduc.net.vn)
Người đề xuất ý tưởng giáo viên làm việc tại trường 8 tiếng/ngày và cho rằng như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học, mới hạn chế được bạo lực học đường xảy ra...
Nhưng đa phần các ý kiến đều phản đối vì nghề giáo là nghề đặc thù, để có được những tiết dạy trên lớp theo quy định thì giáo viên phải có sự chuẩn bị rất nhiều đằng sau đó.
Chúng tôi thấy rằng dù là giải pháp nào (quản lý chất lượng tiết dạy hay giáo viên làm việc giờ hành chính) thì mục đích cuối cùng hướng tới vẫn là nâng cao chất lượng thực chất của học sinh.
Khi quản lý giáo viên bằng giờ hành chính
Khi trường học quản lý giáo viên bằng giờ hành chính (giáo viên sẽ có mặt trên trường suốt 8 tiếng đồng hồ dù các tiết dạy trên lớp đã hết) thì chắc chắn một điều những công việc như hồ sơ sổ sách (cụ thể như giáo án, sổ kế hoạch, sổ báo giảng, sổ điểm, học bạ) sẽ được làm kịp thời, đúng quy định.
Ngoài ra, những công việc như chấm bài học sinh, ghi phê rõ ràng trên mỗi bài làm, đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cũng được chuẩn bị đầy đủ.
Những công việc này, nhà trường có thể kiểm tra và thấy được nhưng chất lượng tiết dạy trên lớp, chất lượng học sinh của lớp như thế nào nhà trường sẽ khó quản lý.
Một giáo viên có hồ sơ sổ sách đẹp không đồng nghĩa là giáo viên ấy sẽ dạy tốt mỗi giờ dạy trên lớp và chất lượng học tập của học sinh sẽ hơn hẳn những giáo viên khác. Điều này thì nhà trường không thể quản lý và nắm chắc được.
Trong thực tế, đã xảy ra khá nhiều tình trạng giáo viên có những bộ hồ sơ sổ sách đẹp, hoàn hảo nhưng lên lớp dạy không nhiệt tình, không hết lòng vì học sinh dẫn đến chất lượng thật sự của lớp ấy, bộ môn ấy không tốt.
Khi nhà trường quản lý giáo viên bằng giờ hành chính thì cứ đúng giờ giáo viên vào lớp và hết tiết thầy cô về phòng hội đồng. Khi ra khỏi trường, giáo viên đã xong nhiệm vụ một ngày và mọi công việc ngoài giờ hành chính cứ để ngày mai đến trường giải quyết.
Trong khi, có biết bao công việc thầy cô phải làm như giải quyết thắc mắc cho phụ huynh, hỗ trợ bài vở khi học sinh, phụ huynh cần lúc ấy.
Dạy theo giờ hành chính, học sinh học ra sao, học thế nào? Giáo viên cũng chẳng cần phải có trách nhiệm để kèm thêm, phụ đạo thêm ngoài giờ mà không ai có thể bắt bẻ được.
Nên đánh giá giáo viên bằng chất lượng học sinh
Không bắt buộc giáo viên ngồi đúng 8 tiếng ở trường, các thầy cô giáo dạy đúng tiêu chuẩn của mình có quyền ra về, họ muốn soạn bài lúc nào? Làm hồ sơ sổ sách ra sao thì tùy. Nhà trường chỉ cần quan tâm đến chất lượng học sinh lớp ấy ở mức nào là đủ.
Khi cột trách nhiệm giáo viên bằng chất lượng đầu ra, mỗi giáo viên đương nhiên phải tự nỗ lực hết mình. Bởi, đây không chỉ vì uy tín mà vì công việc của bản thân, giáo viên nào cũng phải nỗ lực bản thân để giảng dạy thật tốt.
Trong thực tế, lớp có nhiều học sinh yếu giáo viên đã dành thời gian của mình để phụ đạo không công. Có thầy cô giáo còn chở học sinh về nhà để kèm cặp thêm vào các buổi tối mà không nhận thù lao.
Những học sinh khá giỏi cũng được giáo viên gom lại bồi dưỡng. Nhờ đó, tình trạng học sinh có lực học yếu kém được cải thiện, chất lượng học sinh khá, giỏi cũng được nâng lên rõ rệt.
Một vài ví dụ nêu trên để thấy được việc quản lý chất lượng học sinh ưu việt hơn hẳn việc quản lý giáo viên bằng giờ hành chính như đề xuất của tác giả Bùi Nam trong nhiều bài viết.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mùa thi nhiều cảm xúc Ngày 8/7, thí sinh cả nước kết thúc đợt 1 thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - một kỳ thi với rất nhiều cảm xúc. Ảnh minh họa/INT Dịch bệnh diễn biến phức tạp với hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, việc tổ chức kỳ thi quy mô quốc gia là bài toán cân não với những người chịu trách nhiệm. Ở bối...