Dùng nhầm thuốc điều trị basedow dẫn đến nguy cơ tử vong
Basedow nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, suy tim, loãng xương, bão giáp trạng…
Tuy nhiên nếu tự ý dùng thuốc, dùng thuốc sai cũng nguy hiểm đến tính mạng.
Bị bão giáp trạng sau khi uống nhầm thuốc điều trị basedow
Bệnh nhân N.T.H mắc basedow 20 năm, vừa qua phải đi cấp cứu trong tình trạng: sốt cao trên 40 độ C, đổ mồ hôi nhiều; rối loạn cảm xúc, kích động, loạn thần; thở nhanh, thở gấp, tim đập nhanh, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…
Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm độc giáp do cơn bão giáp trạng.
Khai thác bệnh sử cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh basedow nhưng không điều trị đầy đủ và không đúng chuyên khoa… nên bệnh không ổn định, còn dẫn đến biến chứng suy tim, rung nhĩ. Gần đây, bệnh nhân tự mua thuốc berlthyrox về uống. Trong khi đó, thuốc bệnh nhân cần dùng là basethyrox. Điều này khiến bệnh nhân đã bị cơn bão giáp trạng, nhiễm độc giáp do berlthyrox.
Biểu hiện của bệnh basedow.
ThS.BS. Tôn Thất Kha – Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho hay, thuốc basethyrox là thuốc kháng giáp tổng hợp dùng để điều trị bệnh basedow. Còn thuốc berlthyrox là thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Nếu bệnh nhân không đọc kỹ dễ nhầm lẫn tên hai loại thuốc này, đặc biệt là người cao tuổi.
Nếu sử dụng nhầm berlthyrox cho bệnh nhân basedow sẽ làm cho tình trạng nhiễm độc giáp nặng lên, dẫn đến cơn bão giáp trạng và nguy hiểm cho tính mạng. Do đó bệnh nhân basedow cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc.
Cơn bão giáp trạng hay còn gọi là cường giáp kịch phát là tình trạng nhiễm độc giáp xuất hiện kịch phát do mất bù cường giáp.
Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng bệnh nhân lên cơn cường giáp kịch phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Theo thống kê tại các trung tâm y tế hiện đại trên thế giới, đối với các trường hợp bị bão giáp trạng, tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới khoảng 60% – 70%. Tỉ lệ tử vong càng cao nếu bệnh nhân càng được cấp cứu muộn.
Điều trị cơn bão giáp trạng như thế nào?
Theo BS. Kha, đối với bệnh nhân đang được điều trị bệnh basedow, nếu có dấu hiệu nghi ngờ gặp cơn bão giáp, cần được đưa tới bệnh viện ngay. Biểu hiện của bão giáp có thể chỉ một hoặc nhiều các biểu hiện dưới đây:
Video đang HOT
Sốt cao, thậm chí có thể lên tới hơn 40 độ C.
Bị kích động, lo lắng, lú lẫn, mê sảng, rối loạn tâm thần, tri giác, hôn mê.
Nhịp tim tăng, có thể lên tới 120, thậm chí là hơn 200 lần/phút; loạn nhịp tim, trụy tim mạch…
Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…
Vàng da.
Nhược cơ, run rẩy, đường huyết bị hạ…
Việc điều trị cấp cứu nhằm mục đích khắc phục những dấu hiệu nguy cấp để duy trì sự sống cho người bệnh.
Bệnh nhân bị cơn bão giáp phải được đưa đi cấp cứu ngay.
Tại bệnh viện, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng ngay thuốc propylthiouracil hoặc methimazole để ức chế sự sản sinh hormone tại thời điểm cấp cứu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm steroid hoặc kali iodid.
Nếu bệnh nhân sốt cao, mất nước, suy tim sẽ được chỉ định dùng thêm điện giải, thuốc hạ sốt, lợi tiểu và chống rối loạn nhịp tim.
Khi bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, mục tiêu điều trị là làm cho người bệnh ổn định hơn và tránh tái phát bằng thuốc ức chế tổng hợp cũng như phóng thích của loại hormone này như: thuốc kháng giáp, dung dịch iod…
Việc sử dụng iod phóng xạ chỉ được dùng trong trường hợp cần thiết nhằm phá hủy tuyến giáp bị bệnh. Phương pháp này không dùng đối với phụ nữ đang mang thai.
Thời gian điều trị kéo dài trong bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và sức khỏe của mỗi cá nhân. Nếu được cấp cứu kịp thời, tình trạng bệnh có thể có tiến triển trong khoảng từ 1 tới 3 ngày thực hiện điều trị. Nếu cấp cứu muộn hoặc không được điều trị, tỉ lệ tử vong là rất cao.
4 dấu hiệu rụng tóc liên quan đến tuyến giáp
Rụng tóc là vấn đề nhiều người gặp phải, tuy nhiên rụng tóc có thể do rối loạn hormone tuyến giáp, vì các hormone này ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của nang tóc.
Vậy dấu hiệu rụng tóc như thế nào thì liên quan đến tuyến giáp?
Rụng tóc liên quan đến tuyến giáp thường xuất hiện ở những người bị suy giáp hoặc cường giáp, với biểu hiện là rụng tóc từng mảng hoặc rụng tóc khiến tóc thưa hơn bình thường. Bệnh tuyến giáp có thể gây rụng lông ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra, tác dụng phụ không mong muốn của các loại thuốc kháng giáp có thể bao gồm rụng tóc.
Nguyên nhân gây rụng tóc do bệnh tuyến giáp
Chu kỳ tăng trưởng của tóc bị rối loạn do rối loạn hormone tuyến giáp, khiến tóc mỏng, yếu và dễ gãy rụng hơn. Các nguyên nhân gây rụng tóc do bệnh tuyến giáp bao gồm:
Do bệnh suy giáp
Khi tuyến giáp không hoạt động đúng cách, hormone giáp không được sản xuất đầy đủ, sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và kéo dài "giai đoạn nghỉ" của tóc. Điều này khiến tóc mới mọc chậm hơn, trong khi tóc hiện tại rụng theo chu kỳ.
Do bệnh cường giáp
Cường giáp là tình trạng sản xuất hormone tuyến giáp vượt quá nhu cầu bình thường của cơ thể. Điều này dẫn đến quá trình chuyển hóa tăng lên, khiến các tế bào, bao gồm cả tế bào mầm tóc hoạt động tốt hơn. Tốc độ chuyển hóa quá mức dẫn đến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, giảm lượng máu và dưỡng chất nuôi tóc, dẫn đến tóc yếu, rụng.
Do các bệnh tuyến giáp khác
Ngoài ra, ung thư tuyến giáp cũng có thể dẫn đến rụng tóc hoặc thay đổi kết cấu tóc, chẳng hạn như tóc khô, mỏng, dễ gãy. Người bệnh có thể gặp phải sự thay đổi màu tóc, chẳng hạn như sẫm màu hoặc sáng hơn. Đây có thể là kết quả của việc gián đoạn quá trình sản xuất melanin, là sắc tố tạo màu tóc.
Rụng tóc liên quan đến tuyến giáp thường xuất hiện ở những người bị suy giáp hoặc cường giáp.
Biểu hiện rụng tóc liên quan đến tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc tóc và nhiều khu vực lông khác trên cơ thể, bao gồm:
- Rụng tóc
Cường giáp và suy giáp đều gây rụng tóc. Rụng tóc có thể bao gồm một số mảng, từng vùng hoặc toàn bộ da đầu. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ của người bệnh, khiến họ tự ti về mái tóc mỏng và thưa.
- Tóc khô và yếu
Những người có mái tóc khỏe mạnh sẽ có tóc bóng, chắc, mềm mượt. Các bệnh về tuyến giáp có thể làm tóc khô xơ, yếu hơn, làm mất đi độ ẩm tự nhiên của nó.
- Chậm mọc tóc mới
Bệnh suy giáp khiến tóc mọc chậm hơn, tóc mới thường mỏng và yếu hơn.
- Lông mày và lông mi thưa hơn
Rối loạn hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến tóc và các vùng lông khác của cơ thể. Do rối loạn trong quá trình mọc lông nên người bệnh có thể nhận thấy lông mày, lông mi mỏng hơn.
Rụng tóc là một triệu chứng phổ biến của bệnh tuyến giáp, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, đặc biệt là nữ giới. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, thay đổi cân nặng, khó ngủ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa.
Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp gây rụng tóc?
Để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp gây rụng tóc, nên đi khám sức khỏe định kỳ để xác định bệnh lý tuyến giáp, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, gồm:
Các loại cá có chứa nhiều acid béo Omega-3, đặc biệt là cá biển, sẽ giúp ngăn ngừa da đầu khô.
Rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin A và C, hỗ trợ cải thiện tình trạng rụng tóc.
Ngũ cốc nguyên hạt, gan, lòng đỏ trứng: Chúng chứa nhiều biotin, một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của tóc. Viên uống vitamin dành cho tóc là một cách khác để bổ sung biotin.
Phô mai, sữa chua, các loại hạt cũng là những thực phẩm chứa nhiều canxi, giúp điều tiết hormone và thúc đẩy sự phát triển của tế bào mầm tóc, giúp tóc dày, khỏe hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên được đánh giá tình trạng thiếu hụt iod và tuân theo chỉ định của bác sĩ, vì thiếu iod hay thừa iod đều có thể gây ra bệnh tuyến giáp. Người bệnh nên bổ sung cá, tôm, tảo biển, hải sản vào thực đơn nếu bị thiếu iod. Người dư thừa iod không nên ăn những thực phẩm trên hoặc hạn chế lượng muối iod.
Cần tránh stress vì đây là mối nguy hiểm cho nhiều bệnh lý thể chất và tinh thần, bao gồm bệnh tuyến giáp. Để giải tỏa căng thẳng và duy trì sức khỏe, khuyến khích thực hiện các hoạt động thể chất, yoga hoặc tập thiền hàng ngày.
Ngoài ra, cần thực hiện kiểm tra định kỳ, vì đây là cách tốt nhất để phát hiện các vấn đề về sức khỏe. Người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ, để được kiểm tra đánh giá nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
Chế độ ăn cho người bệnh bướu cổ Khi bị bướu cổ, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Bướu cổ, tình trạng phì đại tuyến giáp, là một tình trạng tương đối phổ biến có thể do thiếu hoặc thừa i-ốt. Mặc dù bản thân bệnh bướu cổ thường là lành tính và...