‘Đừng ngụy biện khi du học sinh không trở về’

Theo dõi VGT trên

Theo PGS Văn Như Cương, một số bạn du học tự túc lấy lý do môi trường làm việc, đãi ngộ để không trở về là chưa chính đáng. Nếu giỏi, du học sinh hãy về để thay đổi bất cập.

Câu chuyện du học sinh về hay ở một lần nữa lại “ nóng” cộng đồng mạng tuần qua với những tranh luận nhiều chiều.

Không ít ý kiến cho rằng, việc các quán quân Olympia nói riêng và du học sinh nói chung, không về nước làm việc liên quan chế độ đãi ngộ nhân tài. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện quan điểm “đi đi, đừng về”.

Đừng ngụy biện khi du học sinh không trở về - Hình 1

Du học sinh Việt Nam ở Mỹ. Ảnh: Thanh Vũ.

Hãy về để thay đổi, đừng đứng ngoài so sánh

Trao đổi với Zing.vn, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho rằng, với những người du học theo diện Nhà nước cấp kinh phí, nhiệm vụ của họ phải trở về. Còn du học sinh tự túc, về hay ở là quyền của cá nhân.

“Một số bạn bảo về nước không phát huy được khả năng, điều kiện học tập, làm việc khó khăn, cơ chế cứng nhắc, lương bổng ít… cũng có phần đúng. Nhưng các bạn cũng nói, nếu ở nước nhà điều kiện tốt hơn thì sẽ về. Vậy, không ai về thì làm sao đất nước tốt hơn? Khó khăn và bất cập trong cơ chế, tại sao các bạn không về để đấu tranh, thay đổi?”, PGS Văn Như Cương đặt câu hỏi.

Cũng theo vị PGS này, những lý do mà một số du học sinh nêu để từ chối trở về chỉ là ngụy biện, che đậy cho lợi ích cá nhân. Đó là chưa kể, không phải bạn trẻ nào “Tây học” cũng đều giỏi và có thể cống hiến thực sự cho đất nước.

Chia sẻ quan điểm này, tài khoản Facebook Namster Do – người nhận học bổng du học Australia từ năm 18 tuổi – cho rằng, “các bạn hay nghĩ ở Việt Nam không trọng dụng được mình, trở về không được thể hiện kiến thức, không được là chính mình…

Từng làm việc ở Việt Nam, Australia, châu Âu và Mỹ, tôi thấy nếu các bạn có thực tài, ở Việt Nam có đủ projects cho các bạn làm hay chả kém ở Tây nhé! Tôi chỉ e các bạn chưa đủ trình để được tuyển thôi”.

Thừa nhận làm việc trong nước còn những bất cập, nhưng TS Toán học Lê Bá Khánh Trình trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ rằng, du học sinh hãy về sống, hiểu đất nước để biết mình phải làm gì, đừng đứng ngoài cuộc để so sánh. Và nếu muốn cơ chế thay đổi thì chính các em hãy về thay đổi.

Là huyền thoại thi Toán của Việt Nam khi giành giải nhất với số điểm 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, ông Lê Bá Khánh Trình nói, mình đã lựa chọn đúng khi về nước làm việc, sau khi học tập tại Nga.

Vì thế, “tôi vẫn mong các em về. Ít ra về góc độ con người, các em là những hạt giống, dù được Nhà nước cử đi hay tự tìm học bổng. Nếu thực sự tài thì về mà thay đổi. Một người về, hai người về, góp tài năng công sức để thay đổi từ từ. Chứ cứ chờ thay đổi để về thì chắc chắn không ai về đâu”, TS đang giảng dạy tại khoa Toán, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM, nói.

“Chúng tôi chọn trở về”

Video đang HOT

Không phải đến bây giờ chuyện du học sinh về hay ở mới thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng với tranh luận trái chiều khi Á quân Đường lên đỉnh Olympia Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển.

“Nếu tôi ở lại Mỹ, tương lai trước mắt là công việc ổn định, thu nhập cao (lương khởi điểm trung bình cho người tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế của Harvard là 170.000 – 200.000 USD/năm), môi trường nghiên cứu tốt. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ chọn con đường trở về, dù biết còn nhiều khác biệt trong cách làm việc của Việt Nam và nước ngoài”, Châu Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành kinh tế, Đại học Harvard, Mỹ chia sẻ với Zing.vn.

Theo chàng trai quê Ninh Thuận, trở về đơn giản là được làm việc cho quê hương. Một người có năng lực, nếu đã quyết tâm trở về vì mục tiêu nào đó, sẽ có nhiều con đường thực hiện”.

“Tôi tin chỉ cần biết cẩn trọng, giữ quan hệ, khéo léo, biết cách cải thiện môi trường làm việc của mình, mọi chuyện sẽ ổn”, Thanh Vũ nêu quan điểm.

Đồng tình với suy nghĩ này, Nguyễn Minh Ngọc, cựu sinh viên ngành Nha khoa, Đại học tổng hợp Hamburg, Đức, cho biết, sẽ về Việt Nam làm việc, sau khi học xong và ở Đức một thời gian lấy kinh nghiệm.

“Mỗi nơi đều có môi trường làm việc khác nhau, văn hoá phương Tây cũng khác, cách giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp cũng khác, không thể áp dụng máy móc toàn bộ vào Việt Nam được. Dù có nhiều khác biệt nhưng mục đích cuối cùng vẫn là đem đến cho bệnh nhân kết quả điều trị tốt nhất, đặc biệt đó là đồng bào mình”, Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ này, du học sinh xác định về nước, đặt mong muốn làm việc cho ngành mình yêu thích trên mọi thứ, sẽ vượt qua được tất cả những khó khăn khác. Thêm vào đó, ở đâu cũng có người giỏi hơn mình, có việc mình chưa biết, nên phải khiêm tốn, học hỏi, suy nghĩ tích cực.

Còn với Đinh Lương Minh Anh, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Luật, Đại học Pierre Mendes, Pháp, câu chuyện hai lần trở về là quyết định mà cậu cho rằng đúng đắn.

“Tôi từng về nước làm việc sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Pháp, sau đó lại du học lần hai để lấy bằng tiến sĩ ngành luật. Chuyến đi lần thứ hai chỉ vì bản thân chưa hài lòng với những gì mình thu thập được từ chuyên môn đến trải nghiệm. Sau cùng, tôi vẫn quyết định trở về đóng góp cho quê hương, dẫu biết đây là một khái niệm trừu tượng”, Minh Anh chia sẻ.

Những ý kiến… chưa về

GS.TS Hồ Nhật Nam, giảng viên ĐH Brown và ĐH Nam California, Mỹ: Tôi cũng muốn trở về đóng góp, dù ở đây được nhiều đãi ngộ, nhưng về lại gặp nhiều trở ngại.

Chuyện về nước giúp quê hương là xuất phát từ tâm. Nhưng phát triển theo hướng đó đều phải tự tìm mối quan hệ để thực hiện vì liên lạc với người có thẩm quyền rất khó khăn.

Mọi liên lạc thường kéo dài vì họ hoạt động theo tính chất nội bộ nhiều. Nếu anh không quen biết, không được giới thiệu thì khó có cơ hội nói chuyện chứ chưa nói đến mời.

Facebook Nguyễn Bá Ngọc: Ý kiến ngắn gọn của mình về chuyện các bạn du học xong về hay không là tuỳ các bạn đó thôi. Về hay ở đều có cái tốt. Lẽ ra, mình không có ý kiến vào các vấn đề ầm ĩ theo trào lưu, song mình thấy không vui khi có một số bạn lớn tiếng miệt thị các bạn du học sinh, như thế là không hay và không nên.

Nguyễn Đỗ Hà Giang: Tôi đã có thời gian làm việc ở Việt Nam trước khi quyết định khởi nghiệp tại Mỹ. Điều tôi không hài lòng nhất là cách làm việc chậm chạp và không thưởng cho những ai nhiều sáng kiến. Dường như, họ không thích bứt phá và thích nhịp độ đều đều hơn. Cuối cùng tôi đã chọn nước Mỹ – nơi có nhiều cơ hội hơn để khởi nghiệp.

Phan Đức Huy: Tôi sẽ ở nước ngoài gây dựng sự nghiệp rồi từ đó tạo sự thay đổi tích cực cho đất nước. Còn hơn về nước nhưng làm việc thiếu hiệu quả, rồi bị nó cuốn đi. Hơn nữa, theo ý của tôi, làm khoa học là cống hiến cho nhân loại nên về hay ở không quan trọng.

Theo Zing

Quán quân Olympia không về và chuyện thu hút nhân tài

Một trong những nguyên nhân khiến du học sinh, trong đó có các nhà vô địch Olympia, không về Việt Nam làm việc là cơ chế để họ phát huy tài năng còn quá ít.

Không phải đến bây giờ câu chuyện du học sinh ở hay về mới thu hút sự quan tâm của dư luận. Vấn đề này được hâm nóng khi Đà Nẵng khởi kiện nhân tài(dù là đúng) và một cựu thí sinh của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia ở Cần Thơ tố trường đại học đối xử bất công với mình trên Facebook.

Đặc biệt, trước đó, chuyện vì sao người giỏi không về nước làm việc được đưa ra tại Quốc hội ngày 2/11/2015. Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) day dứt đặt câu hỏi trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội: Vì sao 13 cháu du học, 12 người không về? Đây là một ví dụ minh họa cho tình trạng bức xúc trong thu hút, sử dụng nhân tài.

Nhà vô địch Olympia đang ở đâu?

Đường lên đỉnh Olympia đã bước sang năm thứ 15. Trong số 14 nhà vô địch, thực chất có 2 người đã tốt nghiệp và về Việt Nam làm việc. Đó là Lương Phương Thảo, tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế và Marketing, Đại học Monash (Australia), đang làm việc cho một công ty của Mỹ tại quận 1, TP HCM. Hồ Ngọc Hân (vô địch Olympia năm thứ chín), sau khi tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, đã trở về.

Số còn lại, nhiều người thành công ở nước ngoài, trở thành tiến sĩ khi còn rất trẻ. Một trong số đó là Trần Ngọc Minh, nhà vô địch năm đầu tiên, được trao học bổng nghiên cứu tiến sĩ khi có kết quả học tập trong top 5 của Đại học Kỹ thuật Swinburne. Chị còn là giám đốc tiếp thị cho Open Your Hearts - tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ trẻ em tàn tật, bất hạnh. Sau đó, cựu quán quân này làm việc cho một trong những nhà mạng di động hàng đầu tại Australia.

Quán quân Olympia không về và chuyện thu hút nhân tài - Hình 1

Cựu vô địch Đường lên đỉnh Olympia từ bên trái qua: Hồ Ngọc Hân, Phan Minh Đức, Phạm Thị Ngọc Oanh. Ảnh: VTV.

Trong khi đó, Phan Mạnh Tân, nhà vô địch mùa thứ hai cũng đã có bằng tiến sĩ, làm việc tại IBM, Melbourne, Australia. Còn Huỳnh Anh Vũ, nhà vô địch năm thứ chín, là một trong hai sinh viên xuất sắc nhất Đại học Kỹ thuật Swinburne, được giữ lại làm giảng viên (năm 2012). Anh Vũ cũng là người có số điểm cao nhất trong các nhà vô địch.

Những cái tên xuất sắc khác như Đặng Thái Hoàng (vô địch năm 12), Hoàng Thế Anh (năm 13) và Nguyễn Trọng Nhân (năm 14) đều đang là du học sinh tại Đại học Kỹ thuật Swinburne.

Việc phần lớn những nhà vô địch leo núi, cũng như nhiều du học sinh giỏi khác, không trở về chính là một trong những nguyên nhân khiến đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa nêu thực trạng trăn trở: "Chúng ta đã lãng phí nguồn nhân lực quý báu này do thiếu cơ chế phù hợp để khai thác".

"Đi đi, đừng về"

Khi được hỏi sẽ trở về nước cống hiến, hay tiếp tục xây dựng sự nghiệp ở nước ngoài, Phan Minh Đức, người giành vòng nguyệt quế năm 2010 chia sẻ, cả hai con đường đều đóng góp cho đất nước, nhất là trong thế giới phẳng hiện nay.

Đức cho rằng, khi được giao lưu với những người giỏi, làm việc trong môi trường tiên tiến hơn thì những kiến thức, ý tưởng bạn thu được chắc chắn sẽ có giá trị với quê hương, đất nước.

Còn Nguyễn Thành Vinh, Á quân Đường lên đỉnh Olympiamùa đầu tiên, trả lời trên báo chí rằng, nhiều người xin học bổng và du học không trở về. Anh thẳng thắn cho biết, bản thân từng có ý định trở về nước sau khi học xong nhưng không có cơ hội rõ ràng nên quyết định ở lại nước ngoài.

Cùng quan điểm này, Hoàng Dương - cựu thí sinh thi Olympia, người sáng lập bộ truyện tranh Nhóm máu O, cho Zing.vn hay, lâu nay dư luận đặt câu hỏi tại sao các du học sinh, cũng như nhà vô địch Olympia, không về Việt Nam làm việc. Một phần lý do là cơ chế giúp họ phát huy tài năng còn quá ít.

Chính vì thế, "đi đi, đừng về" là câu nói đắng lòng của không ít người từng trải nghiệm khi đề cập vấn đề du học sinh về hay ở.

Theo ông Nguyễn Tuấn Hải (tốt nghiệp Đại học Priceton của Mỹ, đang hoạt động trong lĩnh vực du học), nhiều học sinh về Việt Nam vì lý do cá nhân và gia đình. Sau một thời gian không tìm được việc làm, hay thấy mình không thể hòa nhập, họ đành âm thầm quay lại nước ngoài.

"Cú sốc văn hóa ngược này mới chính là thứ khiến các em đau đớn và vỡ vụn rất nhiều thứ trong trái tim. Trong vô vàn học sinh Việt từng du học và trong nhiều vạn các em sẽ đi, có ai không mơ ước về một Việt Nam tốt đẹp hơn? Nhưng có lẽ các em sẽ phải đợi. Và chờ nhiều năm nữa...", ông Hải nêu quan điểm.

Phải chăng vì thế mà nhiều nhân tài, trong đó có những học sinh xuất sắc vô địch Đường lên đỉnh Olympia, vẫn phải... đi thôi, chưa về vội?

Những câu chuyện đáng suy ngẫm

Ba câu chuyện dưới đây do một thí sinh từng tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia chia sẻ có thể khiến chúng ta phải suy nghĩ.

- Câu chuyện thứ nhất: Tôi quen một người vô địch Olympia không về Việt Nam mà ở lại Australia. Người này nói: "Em vẫn đóng góp cho quê hương theo cách riêng và em sẽ không về Việt Nam làm việc".

- Một thí sinh Olympic được đào tạo theo ngân sách của tỉnh. Khi ra trường, người này bị ép làm trái ngành và có làm đề tài nghiên cứu xin ngân sách (mức chỉ 300-500 triệu đồng) nhưng bị... đuổi như tà. Bí quá, anh gửi dự án đi nhiều nơi và được đơn vị ở Mỹ mời qua nghiên cứu, sau đó được giữ lại. Đến giờ, cả gia đình đều định cư bên đó, mức sống khá tốt.

- Câu chuyện thứ ba: Cuối năm nay, tôi tiễn người anh đi Bỉ (32 tuổi). Anh nộp hơn 12 bằng xin cấp sáng chế từ năm 2009 nhưng tới giờ chưa được cái nào. Đam mê đến mức, anh bán luôn chiếc xe cà tàng để làm nghiên cứu. Nhưng sau nhiều biến cố, anh bảo, không làm ở Việt Nam được và cơ duyên đã đưa anh tới Bỉ để bắt đầu cuộc sống mới.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
Phạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào mônPhạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào môn
19:25:19 26/12/2024
Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hônMẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn
20:10:36 26/12/2024
Cô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹpCô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹp
20:05:48 26/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi
22:09:15 26/12/2024
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"
22:26:07 26/12/2024
Tỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổiTỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổi
22:06:06 26/12/2024
SBS Drama Awards 2024: Đại hội tỏ tình của các nữ diễn viên xứ HànSBS Drama Awards 2024: Đại hội tỏ tình của các nữ diễn viên xứ Hàn
19:50:56 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp

Pháp luật

23:30:54 26/12/2024
Một đối tượng thuộc diện truy nã nguy hiểm, đã bị Công an tỉnh Phú Yên phối hợp vây bắt thành công, khi kẻ này lẩn trốn trong một căn hộ cao cấp ở địa phương.
Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Thế giới

23:29:06 26/12/2024
Giới chức và chuyên gia Ukraine cảnh báo khả năng Nga tiếp tục mở thêm mũi tấn công mới vào Kherson, khu vực mà nhịp độ chiến sự diễn ra tương đối chậm trong thời gian qua.
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu khoe 5 phong cách thời trang đón Tết, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu khoe 5 phong cách thời trang đón Tết, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight

Sao thể thao

23:19:41 26/12/2024
Doãn Hải My sinh năm 2001, năm 22 tuổi cô quyết định kết hôn với cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Vài tháng sau khi về sinh sống chung một nhà, vợ chồng Văn Hậu đón con đầu lòng đặt biệt danh là Lúa.
'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

Sao việt

23:12:37 26/12/2024
Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai , Phan Đinh Tùng trở lại với các hoạt động nghệ thuật, song cũng dành thời gian cho gia đình nhỏ của mình.
11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện

11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện

Netizen

23:11:43 26/12/2024
Ngày nay, nhiều gia đình, đặc biệt là những nhà có con nhỏ, hoặc ông bà lớn tuổi thường lắp camera để tiện quan sát và quản lý. Chị Tú Anh (45 tuổi, ở Hà Nam, Trung Quốc) cũng không ngoại lệ.
Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào

Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào

Hậu trường phim

23:03:34 26/12/2024
Quyền Linh nói anh ngượng ngùng, toát mồ hôi khi lần đầu đóng cảnh hôn với nghệ sĩ Hồng Đào - đàn chị lớn hơn gần 10 tuổi.
Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim châu á

22:33:07 26/12/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Who Is She đã lên sóng tuần thứ 2 và tiếp tục trở thành chủ đề được truyền thông, khán giả Hàn săn đón nhiệt tình.
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim việt

22:23:44 26/12/2024
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đưa khán giả đi qua một cơn mưa rào của tuổi thiếu niên trong trẻo bằng câu chuyện vừa mới mẻ vừa hoài niệm.
Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Nhạc việt

22:19:47 26/12/2024
Nam ca sĩ khá điềm nhiên, tận hưởng màn trình diễn của Ngô Lan Hương. Ở các phần cao trào của màn trình diễn, J97 còn không quên lắc lư, nhịp nhịp theo nhạc.
Camera qua đường bắt gọn Seungri hẹn hò 3 cô gái lạ, nguyên nhân bị phát hiện gây tranh cãi

Camera qua đường bắt gọn Seungri hẹn hò 3 cô gái lạ, nguyên nhân bị phát hiện gây tranh cãi

Sao châu á

22:05:19 26/12/2024
Vào ngày 25/12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip Seungri hẹn hò 3 cô gái trên phố. Tại đây, Seungri vừa nói chuyện vừa nắm tay 1 cô gái, trong khi 2 cô khác đứng nhìn.
Beyoncé biểu diễn cùng con gái ở quê nhà

Beyoncé biểu diễn cùng con gái ở quê nhà

Nhạc quốc tế

21:34:49 26/12/2024
Nữ ca sĩ Beyoncé xuất hiện trên sân khấu sân vận động NRG ở quê nhà Houston (Mỹ) vào ngày 25.12, mở màn chương trình bằng một chú ngựa trắng và biểu diễn ca khúc ăn khách 16 Carriages.