Dừng mở mới ngành Tài chính ngân hàng
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính – ngân hàng.
Liên quan đến vấn đề này, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam hôm qua (20/1), ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế. Với những trường chuẩn bị xây dựng đề án để nộp lên Bộ GD&ĐT xin phép mở những ngành này, sẽ đề nghị cân nhắc và nên đầu tư vào những ngành mới có hiệu quả hơn. Tất nhiên, với trường ở khu vực còn khó khăn, đặc biệt là ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ hoặc miền vùng miền Trung, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét cụ thể khi nhà trường có hồ sơ đề nghị mở ngành.
Theo ông Bùi Anh Tuấn, việc cảnh báo này không những giúp ích cho các thí sinh mà còn giúp cho các trường tránh được lãng phí. Tất nhiên, việc này sẽ được tính toán trở lại trong một thời điểm thích hợp.
Số học sinh đăng kí thi ngành Tài chính – ngân hàng đã giảm (Ảnh minh họa)
Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo một nghiên cứu, năm nay, khoảng 32 nghìn sinh viên chuyên ngành này ra trường nhưng sẽ có khoảng 1/3 trong số này thất nghiệp hoặc phải làm trái nghề.
Video đang HOT
Trên thực tế, số sinh viên đăng ký vào ngành này cũng đã không còn đông như trước. Nhiều trường, lượng sinh viên đăng ký ngành này giảm 20-30%.
Con số đáng chú ý được Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng công bố, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13.000 người.
Theo Hiếu Nguyễn (Giáo dục & Thời đại)
2013: Sẽ sáp nhập, chia tách các trường ĐH
Thông tin được Bộ GD-ĐT cho hay, bộ sẽ dừng mở trường và ngành mới về Tài chính-ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh và xem xét việc thành lập, sáp nhập hoặc chia tách các ĐH.
Xem xét sáp nhập, chia tách các ĐH
Báo cáo của Bộ GD-ĐT về công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo năm 2013 nhấn mạnh sẽ không thay đổi số lượng các trường trực thuộc Bộ và ổn định chỉ tiêu của các trường. Bộ sẽ sớm bạn hành quyết định về việc xem xét thành lập, sáp nhập, chia tách các trường ĐH, trong đó có việc xem xét nghiên cứu đối với việc thành lập phân hiệu của các trường.
Hiện, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ để ban hành quyết định mới.
Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến năm 2015 chỉ giải quyết những hồ sơ, đề án thành lập trường đã có đồng ý chủ trương của Thủ tướng, không giải quyết việc thành lập mới các cơ sở đào tạo và giữ ổn định quy mô đến năm 2020.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận quả quyết không mở mới các trường, ngành về khối Quản trị kinh doanh, Tài chính-ngân hàng, Kinh tế và trường cũ xin mở nữa cũng không xem xét.
Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ sẽ tăng từ 10 - 12% và chỉ tiêu thạc sĩ tăng 5%.
Cụ thể, năm 2013 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ là 1.350 (năm 2012 là 1.218 chỉ tiêu, đào tạo thạc sĩ là 27.000 (năm 2012 là 25.500 chỉ tiêu).
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012.
Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT lý giải: Việc tăng quy mô đào tạo sau ĐH trong những năm gần đây phù hợp với xu hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và cũng phục vụ Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm 2020.
Trong năm 2013 tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT với hệ ĐH chính quy là 133.000 chỉ tiêu; của bậc CĐ là 17.000 chỉ tiêu; của trung cấp chuyên nghiệp là 7.200 chỉ tiêu và tổng số ngân sách chi cho giáo dục đào tạo năm 2013 là trên 6.700 tỷ đồng.
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm
Về chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm, theo ông Vũ: Do tình trạng thừa giáo viên hiện nay nên chỉ tiêu sư phạm sẽ giảm dần so với chỉ tiêu sư phạm xác định trong năm 2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu.
Chỉ tiêu đào tạo liên thong ĐH,CĐ tối đa bằng 20% chỉ tiêu đào tạo ĐH,CĐ chính quy. Chỉ tiêu đào tạo TCCN trong các ĐH tiếp tục giảm theo lộ trình giảm 20%/năm. Các trường thuộc dự kiến giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp với lộ trình nhanh hơn và chấm dứt đào tạo trung cấp trước 2017.
Theo VNN
Học ngành Tài chính ngân hàng có dễ xin việc? Học ngành Quản trị nhà hàng - khách sạn có thể làm chủ một nhà hàng? Ngành Tài chính - Ngân hàng điểm thi khoảng 16 - 18 nên thi trường nào? Học ngành Báo chí ra trường có dễ xin việc? Học song song 2 chuyên ngành Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được không? ảnh minh họa Năm nay em thi...